27 tháng 12, 2014

LỜI CẢM TẠ

Sau mấy năm chống chọi với bệnh tật hiểm ác, cha chúng tôi là cụ Ngô Công Lãnh đã ra đi ở tuổi 86. Đó là sự mất mát vô cùng to lớn không gì có thể bù đắp được đối với gia đình chúng tôi.
Từ khi cha chúng tôi lâm bệnh đến những phút cuối đời và trong thời gian tang lễ, chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ của các cựu học sinh lớp E chuyên toán cấp 3 Hải Hưng Khóa 1972-1975.

22 tháng 12, 2014

TIN BUỒN


Cụ Ngô Công Lãnh, thân sinh ông Ngô Công Thành - cựu học sinh lớp E chuyên toán Hải Hưng khóa 1972-1975, đã từ trần ngày 21/12/2014, hưởng thọ 86 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 ngày 26/12/2014 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 354 (phố Đội Nhân, Hà Nội). Lễ an táng tại Nghĩa trang quê nhà xã Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên hồi 14h cùng ngày.
Lớp E tổ chức viếng, tập trung tại Bệnh viện quân đội 354 lúc 8h ngày 26/12/2014.
Xin gửi lời chia buồn đến ông Ngô Công Thành và gia đình.
Kính báo với bạn bè các thành viên blog E.

15 tháng 12, 2014

Bài thơ về mẹ

Mẹ đã đi gần hết cuộc đời
Mái tóc mẹ hai màu mưa nắng
Vai mẹ gầy run run khó nhọc
Ánh mắt mẹ nhìn tình đời lấp lánh
Đất nước qua hai lần chiến tranh
Đã có bao nhiêu bà mẹ
Đảm đang thay chồng đi đánh giặc
Đợi chờ chồng chất hoàng hôn
Con cháu mẹ nay đã lớn khôn
Có hiểu hết công ơn của mẹ
Họ làm gì để mẹ vui mẹ khoẻ
Làm gì để đền đáp mẹ, mẹ ơi
Mẹ đã sinh ra người bạn của con
Con xin được gọi mẹ là mẹ nhé
Con cũng là đứa con của mẹ
Mẹ là mẹ của chúng con...
VŨ ĐÌNH TIẾN

Chú thích: bài thơ làm khi tác gỉa đi thăm mẹ của một người bạn




BÀI THƠ ANH VŨ CHÂU CỦA LÝ BẠCH


Trần Đông Phong


BẾN ANH VŨ

Bóng chim đã khuất sông Ngô
Tên chim Anh Vũ bến thơ lưu truyền
Cánh chim tây vút Lũng triền
Bến thơm cây rợp một miền xanh man
Gió thơm khói mở lá lan
Hoa đào sóng gấm vỗ tràn bờ lay
Người đi có thấy lúc nay
Trăng đơn chiếu sáng bến dài vì ai. 
(TĐP dịch thơ bài Anh Vũ châu của Lý Bạch)

13 tháng 12, 2014

Báo tin: Vợ chồng Tạ Hữu Gay bị tai nạn giao thông

Theo nguồn tin từ Nguyễn Thế Ngự, cách đây vài ngày, vợ chồng Tạ Hữu Gay bị tai nạn, hai người đã cấp cứu tại Phả Lại, sau đó vợ Tạ Hữu Gay điều trị tại một bệnh viện ở Thành phố Hải Dương, nghe nói gãy xương vai (Tạ Hữu Gay đã về nhà ở Phả Lại, tai nạn bị nhẹ thôi). Tạ Hữu Gay vốn đang điều trị bệnh mãn tính, có vợ là người hộ lý tốt nhất, nay vợ bị nằm đó, thì đồng chí Gay có phần gay go hơn.
Thông báo để anh em gần xa biết, có kế hoạch đến thăm hoặc hỏi thăm, giúp đỡ.

8 tháng 12, 2014

VỀ BẮC GIANG

Trần Đông Phong

QUÁN NHỎ PHỐ QUÊ

Bắc Giang, Yên Dũng, phố Tân Dân
Dã ngoại, cơm trưa, dịp cuối tuần
Diếc bạc trám đen, niêu đất mặn
Cải xanh, tôm đỏ, gạch cua vàng
Vị gừng nước đắng, vơi đâu nữa
Hương lúa rượu cay, rót nhỡ tràn
Quán nhỏ, phố quê, say bõ rượu
Cô nàng bán quán, mắt đong thần.
(TĐP)

Sáng Chủ nhật ngày 14-9-2014 về Bắc Giang dự lễ khánh thành đình làng Cổ Mân, xã Yên Sơn, huyện Lục Nam. Cùng đi có Tuấn, Học viện chính sách phát triển, em ruột anh Lâm là nhà tài trợ 90% đình làng, Nghị, Vụ Hợp tác xã, Tiến, Vụ Kinh tế công nghiệp đều là dân Bắc Giang. Trên đường về đến thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng vừa độ cơm trưa, ghé lại quán ăn bên đường. Tân Dân mới được thành lập năm 2007, nằm trên con đường từ thành phố Bắc Giang đi chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La) nổi tiếng, nên tuy cảnh quan còn đơn sơ, nhưng người lại qua khá tập nập. Nghe nói giá đất ở đây tầm 15 đến 20 triệu/m2.

1 tháng 12, 2014

Nhật ký của liệt sĩ về chiến trường Lào

Đây là bài tựa, giới thiệu tập Hồi ký "Hành trình trên chiến trường nước bạn". Tựa sách do NXB Quân đội đặt. Nhân dịp Quốc khánh Lào tôi giới thiệu trên mạng (FB, Web)




Cách đây ít lâu, ngẫu nhiên mà một tập nhật ký của liệt sĩ Đào Văn Hách đến tay tôi. Càng đọc, tôi càng cảm phục ý chí sắt thép, tâm hồn nghệ sĩ chiến sĩ của chủ nhân tập nhật ký gần 1.000 trang này.
Ông Đào Văn Hách quê ở Duyên Hà, Thái Bình, nhập ngũ năm 1952, ra quân đầu những năm sáu mươi, sau đó vào năm 1966, ông xung phong đi làm chuyên gia y tế tại chiến trường Nam Lào (chiến trường C), vì trong quân đội, ông đã học trung cấp quân y. Khi đi C, ông đang ở phòng Y tế một huyện của tỉnh Thái Bình. Như vậy, ông Hách đi C trong đoàn quân chuyên gia khối dân chính đảng thuộc quản lý của Ban công tác miền Tây.
Đào Văn Hách ghi nhật ký từ ngày bắt đầu là 22/7/1954. Bốn tập đầu, được người nhà đóng lại, ghi ngày cuối 17/9/1962. Ba tập sau, ông Hách ghi từ ngày chuẩn bị đi C,  từ 1967, đến ngày cuối ở Siphandon là  cuối năm 1968. Sau năm 1968, ông được xét trở về địa phương tiếp tục công tác. Nhưng đến năm 1970, ông lại xung phong đi tiếp chiến trường C thêm 2 năm nữa. Lần này, ông bị quân phỉ phục kích tại rừng Nam Lào và hy sinh. Do có chuyến về Việt Nam mà gần toàn bộ nhật ký của ông được gia đình giữ lại.

BUỔI SỚM Ở NA SẦM

Trần Đông Phong
Mấy ngày cuối tuần đầu tháng 9-2014, có việc tự lái xe đi Cao bằng qua nẻo Lạng Sơn. Chiều 5 giờ xuất phát từ Hà Nội, đến đoạn Bắc Ninh, Bắc Giang, gặp mưa sau bão số 3 to khủng khiếp. Làn đường cho xe tải vốn bị trũng ngập nước mưa trông như mương nước. Xe tải chạy làm tóe nước sang hai bên như vòi rồng. Lúc vượt xe tải cảm giác như đi trong thác nước đổ ập lên xe. Trên đường đi anh em ở Lạng Sơn liên tục điện thoại hỏi thăm và thông báo địa điểm hẹn. 7 rưỡi tối đến Lạng Sơn gặp Khánh, Giám Đốc Sở Ngoại vụ Lạng Sơn. Bữa tối rất thân mật với đủ đặc sản của Lạng Sơn như rượu Mẫu Sơn, khoai môn,…

24 tháng 11, 2014

Cây bàng vuông cảm hoài

Trần Đông Phong
Năm trước đi Lý Sơn làm điện. Thấy trên đảo có cây bàng vuông là loài thực vật đặc hữu rất đặc sắc. Xin mấy quả mang ra Hà Nội trồng để làm kỷ niệm. Ươm trong chậu cây cảnh. Quả nẩy mầm, qua mấy năm đã thành cây cứng cáp. Nhớ lời anh em hải quân nói, cây này không chịu được mùa đông miền bắc nên giữ lại hai quả cất tủ kính lưu niệm. Nay đem ra chụp mấy kiểu post lên FB. Nhân đó làm bài thơ:

23 tháng 11, 2014

Đoàn đại biểu lớp E dự lễ kỉ niệm 50 năm lớp toán đặc biệt Hải Hưng

Đoàn đại biểu lớp E chuyên toán Hải Hưng 72-75, gồm 5 thành viên do Trưởng Ban liên lạc Trần Quang Hưng dẫn đầu đã tham dự Lễ kỉ niệm 50 năm lớp toán đặc biệt và 30 năm Trưởng THPT Năng Khiếu - Trường Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương)


Năm anh em có năm cái tên, nhưng ở đây không còn tên riêng nữa

19 tháng 11, 2014

MÙA ĐÔNG ĐẾN

I
Một hôm gió bấc thổi về nam
Báo hiệu thu tàn đông đã sang
Thấy rét lại thương người khốn khó
Chỉ mong đông đến một hòn than.
II
Lạnh hàn đâu chỉ có mùa đông
Ngoài nắng chang chang vẫn lạnh lòng
Ai rõ tình đời cơn nóng lạnh
Lòng người khôn biết lúc sâu nông.

3 tháng 11, 2014

THÔNG BÁO TIN BUỒN

  Cụ Nguyễn Văn Nghiêu, bố bạn Nguyễn Lương Bách, đã từ trần vào hồi 5:30 sáng ngày 03/11/2014 (tức ngày 11 tháng 9 năm Giáp Ngọ) hưởng thọ 94 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 9:05 ngày 04/11/2014 tại nhà riêng (xã Thanh Khê, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), An táng vào hồi 7:15sáng ngày 05/11/2014 (tức ngày 13 tháng 9 năm Giáp Ngọ) tại quê nhà.
Đoàn đại biểu cựu học sinh lớp E lớp do Trưởng Ban liên lạc Trần Quang Hưng dẫn đầu sẽ đến viếng cụ Nguyễn văn Nghiêu, xuất phát từ Hà Nội vào lúc 7:00 sáng ngày Thứ Ba 04/11/2014 (tập trung tại bãi đỗ xe đường đôi phố Thái Thịnh 2).

31 tháng 10, 2014

Tôi không dự ngày truyền thống của trường chuyên Nguyễn Trãi

Tôi không tham dự ngày truyền thống của trường chuyên Nguyễn Trãi, vì mấy lý do sau đây (cả mấy lý do, chứ không phải vì một lý do nào)
1. Dịp đó tôi bận
2. Tôi không thích chương trình kỷ niệm của Ban Tổ chức. Việc này tôi đã góp ý đàng hoàng, trực tiếp với một người thuộc Ban tổ chức. Tôi cho rằng, đó chỉ nên là chương trình kỷ niệm ngày truyền thống của Trường Chuyên Nguyễn Trãi thôi. Những lớp chuyên toán trước khi có trường Nguyễn Trãi chỉ nên là đại diện, kiểu như các bạn "về nguồn", chứ những người học chuyên toán trước đó không hề có kỷ niệm gì với trường Nguyễn Trãi của các bạn, trước đó cũng chỉ có một lớp chuyên toán, gửi vào các trường cấp 3. Nếu chương trình như các bạn vạch ra, thì vô hình chung đã không tôn trọng sự thật đó, gộp các lớp chuyên toán trước kia vào giống như các bạn đã học ở trường Nguyễn Trãi. Bạn phải nghĩ ra cách tổ chức thế nào đó, để buổi đó không biến thành buổi mít tinh, mà những người không phải quan chức, người không phải trường Nguyễn Trãi không bị lạc lõng.

25 tháng 10, 2014

Đi ăn rươi (Đi ăn mlt)

Gọi nhau đi uống bia ở ngay Hà Nội thì khó lắm, nhưng ới nhau về tận Hải Dương Tứ Kỳ để ăn rươi, thì hô một tiếng, gần chục ông lốc nhốc nhét lên 2 cái xe 7 chỗ đi ngay. Phóng như rồ từ Hà Nội đến Tứ Kỳ hơn 60km, ăn bữa rươi tối rồi lại giải tán, thật chỉ có những kẻ biết cái ngon ma mị của rươi mới hiểu.
Hải Dương, Hải Phòng miền nước lợ lãnh địa Dương Kinh nhà Mạc cũ, là lãnh thổ của rươi. Tôi ở quê Kinh Môn cũng lắm rươi, mọi khi cữ tháng chín đôi mươi tháng mười mồng năm là hay về quê kiếm bữa rươi tươi. Nhưng mấy năm nay, mới phát hiện ra là ở Tứ Kỳ (Hải Dương) người ta đã thương mại hóa con rươi, bê rươi lên cỗ bàn nhà hàng đặc sản giỏi như thế nào. Vẫn con rươi, mà ở Tứ Kỳ họ chế ra nhiều món không ngờ, dân dã mà hiện đại.

Tìm hiểu tầng lớp trí thức mới của Nhà nước Nga Xô Viết để hiểu cách đào tạo trí thức ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1954

   Tập tiểu luận  Về trí thức Nga ( La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch, nxb Tri thức H. 2009)  gồm có nhiều bài viết xuất sắc
+ Chân lý của triết học và sự thật của người trí thức
+ Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh của tầng lớp trí thức cả hai cùng của  tác giả N.A. Berdaev
+ Tầng lớp kỹ giả -- Alekssandr Solzhenítsyn
+ Phẩm tính trí thức -- Dmitri Likhachev
Riêng bài Bàn về  số phận của tầng lớp có học ở Nga của Sergey Kirilov thì bàn sâu vào lớp trí thức Nga sau 1917. Tầng lớp này  đã được quan niệm như thế nào, nhà nước xô viết đã hình thành họ theo những cách thức ra sao, tại sao giới trí thức Nga  lại có bộ mặt như chúng ta đang thấy, tại sao trong thời đại mới,  đa số những người này dừng lại ở cái trình độ thảm hại và kèm theo  những suy đồi  về đạo đức quá rõ so với trí thức Nga trước Cách mạng.
Chúng tôi lược thuật  bài này, cốt để các bạn xa gần qua đó, từ trí thức Nga sau 1917, có thể hiểu thêm về lớp trí thức được đào tạo ở Hà Nội sau 1954.
Trong cơn thức tỉnh sau chiến tranh, nay là lúc xã hội thường hay chê trách lớp trí thức này về mọi mặt.  Nhưng nếu hiểu được người trí thức ở ta là thế và được nhào nặn như thế, chúng ta sẽ độ lượng với họ hơn với nghĩa… bớt hy vọng ở họ hơn.

Cũng như ở các nền văn hóa khác, nền văn hóa Nga trước 1917 mang tính thượng lưu. Lí do, chỉ có một số người có thể làm được việc mà đa số không thể làm nổi. Trí thức nói chung chỉ chiếm tối đa 10%, còn thấp nhất là 2 - 3%. Ở các cộng đồng khác đã vậy, ở Nga trước 1917 cũng vậy.
Đến thời Xô Viết, có một xu thế chỉ đạo việc đào tạo, đó là tạo nên giới tri thức không có sự tách biệt với dân chúng như thời Nga hoàng. Để làm được việc đó, người ta xóa bỏ những chuẩn mực cần thiết, tạo ra một lớp trí thức yếu ớt phàm tục, không có khả năng độc lập mà phụ thuộc nhà nước, do đó sống chết cũng phải trung thành với nhà nước. Tầng lớp trí thức này luôn luôn được bổ sung bởi các bộ phận ít học là quần chúng công nông, cho nên nó chỉ có trình độ rất thấp và một cấu trúc dễ bị phá vỡ.

24 tháng 10, 2014

LỜI CẢM TẠ

Mẹ chúng tôi là cụ Nguyễn Thị Thảo đã từ trần hồi 8 giờ 15 phút ngày 17 tháng 10 năm 2014 (tức ngày 24 tháng 9 năm Giáp Ngọ), hưởng thọ 88 tuổi. Tang lễ đã được cử hành trọng thể theo nghi lễ truyền thống tại nhà riêng, số 25 Lê Thành Tông, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương. Thay mặt gia đình, chúng tôi xin chân thành cảm tạ Ban liên lạc cựu học sinh lớp E chuyên toán Hải Hưng 1972-1975 và toàn thể các bạn trong lớp đã đến viếng mẹ chúng tôi và gửi lời chia buồn tới gia đình chúng tôi.
Trong lúc tang gia bối rối, gia đình có điều gì sơ suất mong được các bạn thông cảm và lượng thứ.
Một lần nữa xin được ghi nhận tình cảm quý báu của các bạn.
Vợ chồng Lê Phúc Thắng – Đào Thị Phương Lan

17 tháng 10, 2014

THÔNG BÁO TIN BUỒN

  Mẹ bạn Lê Phúc Thắng đã từ trần vào sáng ngày 17/10/2014 (tức ngày 24 tháng 9 năm Giáp Ngọ). Lễ viếng bắt đầu từ 7:00 ngày 18/10/2014 tại nhà riêng (số 25 Lê Thánh Tông, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương), hoả táng tại Đài Hoá thân hoàn vũ thành phố Hải Dương vào sáng ngày 19/10/2014.
Đoàn đại biểu cựu học sinh lớp E lớp do Trưởng Ban liên lạc Trần Quang Hưng dẫn đầu sẽ đến viếng Mẹ Lê Phúc Thắng, xuất phát từ Hà Nội vào lúc 7:00 ngày Thứ Bảy 18/10/2014 (tập trung tại nhà riêng Nguyễn Kiêm Dũng - số 137 phố Thái Thịnh 1).

TUỔI GIÀ THẬT SƯỚNG

Vui thú tuổi già. Ảnh: InternetKhi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống.  Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la.  Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.

15 tháng 10, 2014

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN TRÃI


[THÔNG BÁO 12: THÔNG BÁO HỘI TRƯỜNG]

Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Tỉnh Hải Dương (tiền thân là trường phổ thông năng khiếu Hải Hưng) sẽ tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường và 50 năm ngày thành lập khối phổ thông chuyên Toán của tỉnh Hải Dương.
Thời gian: 2 ngày 15 và 16/11/2014.
Địa điểm: Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương.

7 tháng 10, 2014

Hãy nuôi một con mèo


Tôi đã nuôi một con mèo từ khi nó bé tẹo, rời vú mẹ, đến nay thì nó đã đẻ đến lứa thứ hai. Tại sao phải nuôi mèo thì mãi mãi chúng ta cãi nhau. Tôi thì xuất phát từ lợi ích thiết thực mà nuôi, đó là đuổi chuột. Sau rồi thì thích con mèo vì nhiều lẽ.
Đạo diễn LDT, người bạn vong niên của tôi có một lần uống rượu buồn, tâm sự: “Tôi ở trọ ngay trong nhà mình”. Tôi hỏi anh: “Anh có nuôi mèo hay chó không?”. Anh lắc đầu. Tôi cảm được cái buồn vô hạn của anh. Bởi vì, nếu tôi lâm vào tình hình như của anh, tôi vẫn còn con mèo. Mỗi lần tôi trở về, nếu không có ai đón tôi, đã có con mèo. Con mèo nhà tôi dường như quen tiếng máy mô tô, khi tôi về, nó ở đâu cũng lao ra đón tôi, như một con chó. Nếu bạn cô đơn như anh bạn đạo diễn của tôi, hãy cố gắng nuôi một con mèo.

20 tháng 8, 2014

Bà Triệu là ai?

Ngày nay, chúng ta quen cụm từ “Bà Trưng, bà Triệu”, nhưng thực ra hai bà khác nhau quá nhiều. Sống cách nhau 200 năm, cuộc đời và sự nghiệp không giống nhau, chỉ giống nhau ở hành động anh hùng, chống quân xâm lược, và đều là anh hùng dân tộc. Nếu như còn có những người hiểu rất ít về bà Trưng, thì chắc là còn nhiều người hơn không mấy hiểu về bà Triệu. Tôi tổng hợp các vấn đề về bà Triệu như sau:

19 tháng 8, 2014

Chúng ta biết gì về Hai Bà Trưng?

Câu hỏi này tưởng như… ngớ ngẩn.
Trước đến nay, sách giáo khoa sử của ta đều dạy học sinh: Hai Bà Trưng là hai vị anh hùng chống quân xâm lược nhà Hán, quê ở Mê Linh, do chồng là Thị Sách bị Thái thú Tô Định giết,   khởi nghĩa thắng lợi, làm vua và đóng đô ở Mê Linh. Sau đó, Mã Viện mang quân đến đánh, Hai Bà địch không nổi, tự tử ở sông Hát. Tuy nhiên…
Gần đây, với những tư liệu và phân tích mới, hiểu biết về Hai Bà Trưng nên phổ biến rộng rãi và bàn luận công khai, góp phần soi sáng một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử. Có một số vấn đề sau, tôi chỉ biên soạn và tóm tắt lại các bàn luận mà tôi đã đọc:

14 tháng 8, 2014

Vịnh nổi tiếng nhất VN: CAM DAI BAY?

Được hướng dẫn đi thăm Vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh và tất cả các Vịnh đẹp khác của Việt Nam, khách Du lịch vẫn chưa thỏa mãn và nghi ngờ Công ty Du lịch Việt Nam còn dấu diếm chưa cho đi thăm tất cả? 
Hướng dẫn viên phải nài nỉ gạn hỏi mãi, Khách Du lịch mới nói Còn một Vịnh nổi tiếng nữa? Tôi thấy khắp nơi vinh danh, ghi trên tường nhan nhản, sao không cho đến thăm?
Hướng dẫn viên hỏi Vịnh đó có tên gì?
Khách Du lịch phải viết ra giấy tên Vịnh thấy ghi nhan nhản trên tường khắp nơi, đó là :
CAM DAI BAY!

13 tháng 8, 2014

GIẤY MỜI

Đây là Giấy mời được gửi đi từ Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương. Tôi vẫn không hiểu tại sao người ta lại lấy từ "chuyên" đặt tên cho các Trường năng khiếu? Hay "chuyên" chỉ để muốn nói lấy "cần cù bù năng khiếu bẩm sinh"? Tư duy giáo dục của ta ngay cả ở những cái đầu quản lý cao cấp từ lâu đã có vấn đề. Đó chính là trở ngại lớn nhất trong quá trình phát triển giáo dục nước nhà.


Hội cựu học sinh?

Hôm vừa rồi, nhân qua Hải Dương, tôi có gặp một bạn giáo viên trẻ của trường Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương, theo lời đề nghị của bạn ấy, trao đổi quanh chuyện tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm trường Nguyễn Trãi, và 50 năm khối chuyên toán Hải Hưng.
Có lẽ bạn gái ấy rất nhiệt tình, năng động, và muốn cuộc tổ chức lễ hội thật hoành tráng, cũng muốn nhiều người chung tay góp sức vào lễ hội. Đó là điều rất hay. Tuy nhiên, tôi chỉ hỏi mấy câu, thì tình thế cuộc trao đổi đã khác. Có lẽ sau cuộc gặp, bạn ấy thất vọng về cuộc trao đổi.

27 tháng 7, 2014

TÂM THƯ GỬI CÁC THẾ HỆ HỌC SINH KHỐI PHỔ THÔNG CHUYÊN TOÁN VÀ CÁC THẾ HỆ HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

" Năm học 2014-2015, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi bước vào năm học thứ 31, kể từ khi thành lập trường (28/9/1984). Nhà trường Quyết định tổ chức Lễ Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường và 50 năm khối Phổ thông chuyên Toán (tiền thân của trường THPT chuyên Nguyễn Trãi) vào dịp 20/11/2014.

Sau 30 năm ngày thành lập trường, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (trước đây là trường Phổ thông năng khiếu tỉnh Hải Hưng) đã không ngừng phát triển cả về qui mô, đội ngũ thầy cô giáo và học sinh, cơ sở vật chất và đặc biệt là thành tích giảng dạy và học tập của các thế hệ thầy và trò nhà trường trong 15 năm gần đây.
Trường đã khẳng định được vị thế và tên tuổi trong cả nước, nhất là về kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế, tỉ lệ học sinh đỗ vào Đại học. Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi và hệ thống các trường THPT chuyên trong cả nước đã được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và Lãnh đạo các địa phương, các trường Đại học thể hiện bằng Đề án 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020; Đề án phát triển trường THPT chuyên của từng tỉnh, cụ thể tại tỉnh Hải Dương là Đề án 822/QĐ-UBND ngày 29/3/2011 của Chủ tịch UBND Tỉnh Hải Dương.

HỌP MẶT BAN LIÊN LẠC CỰU HỌC SINH 20 NIÊN KHÓA KHỐI CHUYÊN TOÁN ĐẶC BIỆT VÀ 27 NIÊN KHÓA PT NĂNG KHIẾU HẢI HƯNG – THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG

Hôm nay nhận được thông tin này từ  cháu Lưu Thu Liên, thành viên Ban vận động thành lập Hội Cựu học sinh khối chuyên toán -PTNK Hải Hưng - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương, xin thông báo tới các bạn.


Sau khoảng thời gian nỗ lực trong việc liên hệ các thế hệ cựu học sinh và nhận được rất nhiều thông tin phản hồi tích cực từ các niên khóa, Ban vận động quyết định tổ chức Buổi HỌP MẶT 47 niên khóa cựu học sinh Khối chuyên Toán đặc biệt – PT NK Hải Hưng – THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương.

17 tháng 7, 2014

Nhớ Nhà văn Tô Hoài và những tác phẩm còn mãi với thời gian

Trần Đông Phong
   
Đầu giờ sáng Thứ năm, 17-7-2014, đang ngồi đọc tài liệu, Phùng Mạnh Hà chuyên viên của Vụ vào phòng hỏi:
-         Chương trình của anh hôm nay thế nào?
-         Sáng nay khoảng 9 giờ đi viếng tác giả Dế mèn phiêu lưu ký, Nhà văn Tô Hoài là bố chị Đan Thanh trước đây làm Trưởng phòng quản trị của Bộ và chồng là anh Bình làm ở Sở Kế hoạch và Đầu tư hà Nội.
-         Thế à! Em rất thích chuyện Dế mèn phiêu liêu ký, cho em đi cùng với nhé.
Xe vừa rời Hoàng Diệu thì trời đổ mưa lớn, cần gạt mưa làm việc hết tốc
độ mà kính xe vẫn tràn đẫm nước. Đường Phan Đình Phùng xám xịt, chỉ thấp thoáng ánh đỏ của đèn phanh xe phía trước, đèn pha xe tự động bật lên để hỗ trợ tầm nhìn mà chỉ thấy hơi sáng mờ. Đoạn đường Trần Quang Khải gần Bảo tàng lịch sử nước ngập mênh mông, nhiều xe dừng lại không dám đi vì sợ thủy kích. Hà nói:
-         Anh ơi, GLK vua địa hình sợ gì.
Mình liền nhấn ga cứ giữa đường, rẽ nước mà đi băng băng, nước ngập gần nửa bánh xe, đến tận chỗ cắt đường Trần Hưng Đạo mới hết ngập.

15 tháng 7, 2014

Viếng Vũ Kim Hào

Bạn chưa đến hưu đã về với đất
Đường học gập ghềnh, vất vả nhà xa
Trời sao bất công có người được tất
Lại cho bạn tôi chưa một ngày nhàn

Thôi bạn nghỉ ngơi, lo đời gì chứ
Sống hết mình rồi, mọi thứ viển vông
Thanh Miện đất xanh, Lục Yên đá đỏ
Một chớp mắt đời, hồn sẽ mênh mông...
14/7/2014
(NXH)

Thương tiếc Vũ Kim Hào

Cáo phó:
Bạn Vũ Kim Hào, sinh năm 1958, cựu học sinh lớp Chuyên toán Hải Hưng 1972-1975, đã từ trần hồi 07h36 ngày 14/7/2014, tại quê, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Bạn Hào đang là Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Lục Yên, Yên Bái. Hào bị ung thư phổi, phát hiện ra cách đây 6 tháng, chữa tích cực nhưng không qua khỏi. Trong thời gian Vũ Kim Hào ốm nặng, các bạn Hà Nội có đến thăm 2 lần. Những lần đó thấy tình hình sức khỏe cũng khá tốt, không ngờ bệnh biến chuyển nhanh quá.

7 tháng 7, 2014

Chu Huân ngôi sao sáng trong Nhị thập bát tú của Tao Đàn

Trần Đông Phong 
Chiều thứ Sáu (4-7-2014) tuần trước đang ngồi nghe hai em gái trẻ trung, xinh đẹp của một ngân hàng thương mại cổ phần tiếp thị về các loại thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chợt có điện thoại. Nghe điện thoại nhận ra là Hoàng một cán bộ Trường hành chính quốc gia mà trước đây đã có lần giao lưu thơ, hẹn đến gặp có việc muốn hỏi. Hoàng đưa mình xem một tập giấy photocopy có nhiều chữ nho và cho biết đây là tài liệu của cụ tổ dòng họ ngoại từ thời Hồng Đức (1470-1497), tiến sỹ Chu Huân, thành viên Hội thơ Tao Đàn, một trong Nhị thập bát tú (28 ngôi sao sáng) do vua Lê Thánh Tông lập để nghiên cứu, sáng tác, bình luận thơ, mà Bảo tàng Bắc Ninh chụp từ sách cổ đưa lại cho gia đình. Các cụ trong dòng họ muốn tìm hiểu, dịch để đưa vào nhà thờ.

14 tháng 6, 2014

Trình độ của quan chức và sự hưng thịnh đất nước

Nguyễn Văn Tuấn
Tôi đi đến một kết luận: có thể nhìn vào sự bất tài của các quan chức là biết vận nước hưng thịnh hay suy vong. Tôi nghĩ nếu điều kiện cho phép, chúng ta có thể đo lường được độ bất tài của các quan chức và lãnh đạo. Nếu chúng ta vẽ đồ thị với trục hoành là độ bất tài của các quan chức, và trục tung là độ cường thịnh của đất nước (giá trị cao là là thịnh vượng nhất, giá trị thấp là suy vong), chúng ta sẽ có một mối tương quan nghịch đảo.

 Khi mức độ bất tài của quan chức càng cao thì độ cường thịnh sẽ thấp đến mức suy vi. Tôi thử mô phỏng mối liên quan này qua đồ thị dưới đây (trục tung là chỉ số prosperity, còn trục hoành là chỉ số incompetence).

6 tháng 6, 2014

Công an vì dân hay hành dân

Hôm qua, lúc 16h20 tại khu chợ tạm Trung Hòa Nhân Chính (CT4-5), tình cờ tôi chứng kiến toàn bộ cuộc "giữ gìn trật tự" của công an (chắc là công an phường). Đột nhiên chợ tán loạn, người ta đang bán hàng thì chạy. Một cái xe bán tải có chữ "cảnh sát" xuất hiện. Và có hai người khốn khổ chịu trận. Hai người đàn bà bày mẹt trên xe máy, trên đó có mấy chùm vải, dưa lê, dưa hấu. Hai bên bánh xe sau của xe máy còn có hai cái sọt để nhiều rau quả. Khoảng 6-7 người, trong đó có 5 công an và 2-3 dân phòng, đã khiêng toàn bộ 4 sọt của 2 người đàn bà lên xe, tịch thu hết toàn bộ mẹt, sọt, dao, cân... Họ làm việc đó không có một lời nói, giữa "vòng vây" của khoảng vài chục người hiếu kỳ đang tập thể dục ở một vườn hoa nhỏ, và nhiều bà con tiểu thương ở gần đó. Rất nhiều tiếng kêu: Quân ăn cướp. Nhưng kêu chỉ đủ nghe với nhau, chứ cũng không dám nói to. Đây là một khu chợ, có nhiều người bán hàng thực phẩm, và một số bày hàng bán ở vỉa hè. Nhưng bà con nói rằng, thỉnh thoảng cảnh sát lại đến cướp một ít như vậy, và dĩ nhiên họ không bao giờ trả lại. Chỉ có người dân bán hàng, là những người ngoại ô vào đây bán hàng, là chịu thiệt, còn những người bán hàng thường xuyên ở đây đã có khoản thuế chợ cho họ rồi.

5 tháng 6, 2014

Về một điều mà nhà cầm quyền Trung Quốc muốn che dấu

Về  điều mà nhà cầm quyền Trung Quốc che dấu

THỦ TƯỚNG LẠI ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ năm 2014 đã diễn ra tại Hà Nội hôm nay. Sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm cho chương trình nghị sự của Diễn đàn kéo dài thêm 1 giờ đồng hồ so với dự kiến. Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến của đại diện các doanh nghiệp và trả lời của lãnh đạo các Bộ, ngành trong Chính phủ. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn, Ông Dũng đã cam kết rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam. Ông hứa sẽ xem xét một cách tích cực và có biện pháp hỗ trợ đền bù phù hợp nhất đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại, do một số phần tử quá khích gây ra, lợi dụng những cuộc biểu tình yêu nước tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh để phản đối Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 vào khu vực lãnh hải của Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua. Ông cũng chỉ đạo lãnh đạo các Bộ, ngành phải xem xét, trả lời và có biện pháp giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp.

Một câu chuyện nhỏ về Thiên An Môn 1989

Ngày hôm nay, tôi vào mạng và thấy các bài về Thiên An Môn đã bị gỡ hết. Thật là lạ. Chắc đó là chỉ thị từ đâu đó cho các báo. Theo nguyên tắc, chỉ thị đó không công khai cho mọi người, nên tôi chắc là các FB và Blog không cần tuân thủ chỉ thị đó. Các câu chuyện về cuộc tàn sát Thiên An Môn, khiến cho ngay người Trung Quốc ngày nay còn rùng mình.
Tóm tắt là, từ tháng Tư năm 1989, sinh viên các trường đại học Bắc Kinh biểu tình hàng vạn người với nội dung: Ủng hộ chính phủ, ủng hộ Triệu Tử Dương, đòi tự do dân chủ. Cuộc biểu tình nổ ra nhân sự kiện Hồ Diệu Bang chết. Hồ là Cựu Tổng bó thư, người tích cực đường lối đổi mới mở cửa, dân chủ hóa, sau này, Triệu Tử Dương thực hiện tiếp tục, nhưng Triệu bị cách chức. Ngày 2/6/1989, quân đội đưa xe tăng phong tỏa Thiên An Môn và đến tối đó, cho đến ngày 4/6, quân đội đã ra tay tàn sát sinh viên. Hiện nay vẫn không có số lượng chính thức về người chết. Có người nói hàng trăm, có người nói hàng nghìn. Và cho đến nay, số phận các hồn ma sinh viên đó vẫn không được biết đã phiêu dạt ở đâu. Gia đình các sinh viên cũng không dám lên tiếng. Tôi đã gặp một đạo diễn Trung Quốc trong những chuyến đi làm phim ở Trung Quốc. Anh này đã tham gia biểu tình ở Thiên An Môn và may mắn sống sót. Sau đây là mấy câu chuyện anh kể:

1 tháng 6, 2014

QUÀ SINH NHẬT

Bài thơ này mình viết cách đây đúng 30 năm, khi đơn vị mình đi diễn tập, đã hẹn trước rồi mà không thể nghỉ phép về dự sinh nhật bạn gái được. Thật buồn, nhưng nhiệm vụ của người lính trước hết là sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, chuyện riêng tư đành gác lại. Ba mươi năm qua, bài thơ này chỉ có hai người biết. Lần đầu tiên công bố rộng rãi QUÀ SINH NHẬT, mình muốn nhắn nhủ các bạn gái đang yêu lính hãy hiểu và thông cảm với họ, nhất là trong hoàn cảnh đất nước hiện nay (NCT).

QUÀ SINH NHẬT

Sinh nhật em qua một tuần rồi
Hành quân dã ngoại vẫn chưa ngơi
Biết phương trời ấy em mong mỏi
Anh đành lỗi hẹn với em thôi.

30 tháng 5, 2014

Cho chữ

Truyền thống Việt Nam từ xưa học chữ tượng hình, theo triết lý giáo dục Nho học, nên việc học chữ cần phải khổ luyện. Người có chữ trong xã hội ít, hay chữ càng ít hơn. Hệ thống khoa cử Nho giáo đào tạo "công chức" cho việc cai trị, nên dưới con mắt của dân chúng, người có chữ khác hẳn người không có chữ. Tết đến thì các ông có chữ bận bịu, nào viết câu đối, nào cho chữ... Hoặc nhà có việc làm nhà, làm nhà thờ, làm phần mộ, khánh thành cửa hàng... đều cần đi xin chữ của các cụ đồ Nho, có cụ đỗ đạt thì chữ càng quý.
Đến thời Nguyễn, thực dân Pháp đến khai thác thuộc địa, trong cái rủi cũng có cái may, Pháp để lại cho Việt di sản chữ hệ la tinh, ghép vần. Thế là việc học hành, có chữ đơn giản đi nhiều. Đó là một cái may lớn mà lịch sử làm ra, kẻ thống trị và người bị trị đều không lường được. Đó là một lần người tính không bằng Trời tính.
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà... sống vào thời tranh tối tranh sáng của lịch sử chữ viết. Những nhà Nho cuối cùng, họ cũng là những trí thức đầu tiên thế hệ bút sắt, chữ Latinh. Tuy chữ quốc ngữ đã có, nhưng chưa có vị thế như ngày nay, phong tục cho chữ, xin chữ vẫn thịnh hành.

29 tháng 5, 2014

Thời kỳ "thoái trào" hay là đi tìm phong cách mới

(Tâm sự nhỏ)
Có hàng vạn blog đang tồn tại trên mạng. Nhưng chỉ có hàng trăm cái có thể sống sôi nổi. Và Blog này có thời đã sôi nổi như vậy. Hiện nay, blog này đang "ốm". Cũng như con người, có lúc sôi nổi, có lúc trầm tư. Blog là một sáng tạo độc đáo để nó có thể sống tự thân như một con người. Khi nó không còn chức năng báo chí, không còn giống như diễn đàn, thì nó sẽ như một kho lưu trữ. Hiện nay nó đang là cái kho ấy. Hoặc nó là địa chỉ "hộp thư chết"?

23 tháng 5, 2014

Nhân Bao Công, nói về ý thức bầy đàn trong văn hóa Trung Quốc

Lời giới thiệu: Ngày 16/5/2014 vừa qua, tôi được Học viện Cảnh sát Việt Nam mời đến nói chuyện về Bao Công, với tư cách một nhà văn làm phim. Trong tình hình quan hệ chính trị với Trung Quốc căng thẳng, biển Đông nóng sôi sục, có bạn can ngăn không nên nói chuyện về Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng, văn hóa Trung Quốc và tiếp nhận văn hóa ấy là vấn đề lớn, nhân cơ hội này TIẾP TỤC nói về một vấn đề gai góc nhất của người Việt mà trước đây tôi đã viết trên báo chí, như loạt 7 bài "Nói chuyện với Trần Đình Hiến và Hà Phạm Phú về Trung quốc", và loạt 3 bài "Câu chuyện vô thường" đăng trên Tạp chí Nghệ thuật mới năm 2012-2013. Như vậy, nội dung và quan điểm của tôi phê phán Nho giáo, phê phán văn hóa Trung Quốc là liên tục, không phải vì quan hệ chính trị căng thẳng mà viết khác. Nhân đọc bài "Đọc lại Tam quốc diễn nghĩa dưới góc độ văn hóa" của Trần Đình Hiến đăng trên Tạp chí Tác phẩm và Dư luận số 2, đưa ra cái nhìn riêng về văn hóa truyền thống Trung Quốc, đó là ý thức bầy đàn, tôi đã vận dụng vào chuyện đọc Bao Công, cho nên phần liên hệ cũng có quan điểm giống với ông Trần Đình Hiến.
Bài nói chuyện kéo dài gần 100 phút liên tục. Nếu viết toàn bộ khoảng 17.000 từ. Nếu bạn nào quan tâm, sau đây tôi tóm lược lại khoảng 5000 từ, bỏ những tình tiết vụ án và những tóm lược tư liệu. (NXH)

14 tháng 5, 2014

Những tư liệu về Hồ Chí Minh công bố chính thức (ít ai biết)

Tạp chí Hồn Việt, cơ quan của Trung tâm Quốc học, thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (chủ báo là Mai Quốc Liên), số 81, 5/2014, có đăng 1 bài dài 10 trang "Huyền thoại kép Hồ Chí Minh- Vinh quang và những hệ lụy), chính thức công bố nhiều tư liệu, mà trước kia còn úp mở, đồn đại, nay tác giả đã công bố bằng 1 bài báo có chú thích, dẫn nguồn, kiểu viết cẩn thận hiếm thấy của các báo quốc doanh hiện nay.
Do bài quá dài, tôi giới thiệu tóm tắt mấy điểm khá thú vị:

TẦM NHÌN HOÀNG SA


Ngày ấy, phe XHCN mà đứng đầu là “ông anh Cả” Liên Xô ra sức tuyên truyền cho học thuyết “chủ quyền hạn chế”, đặt “chủ nghĩa quốc tế vô sản” rồi “chủ nghĩa quốc tế XHCN” lên trên hết. Người ta hy vọng và mơ ước về một thế giới đại đồng, mọi người được tự do, ấm no, hạnh phúc. “Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Thăm Liên Xô, trong một lần hội đàm, Mao hỏi Khơrútsốp:
- Chủ nghĩa đế quốc sử dụng vũ khí hạt nhân, liệu chúng ta có thể chờ mà không phản kích ngay?
Khơrútsốp:
- Một giây cũng không thể chờ, phải lập tức phản kích.
Mao:
- Làm sao có thể tính toán chuẩn xác, biết lúc nào thì chúng bắn?
- Có thể biết được. Khơrútsốp tiếp tục. Bất cứ một nước XHCN nào bị đế quốc tiến công, chúng tôi đều nhanh chóng đánh trả.
- Quan điểm đó không đúng. Phải xem người ta có yêu cầu không đã. Mao đáp.

13 tháng 5, 2014

Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?

Biển Đông đang nóng... Thực sự đang có một cuộc chiến tranh. BBT xin giới thiệu với các bạn một bài đáng đọc, trên Vietnamnet ở link TẠI ĐÂY hoặc tốt nhất là bạn đọc bài chúng tôi post lại dưới đây. Chúng ta tạm dừng 1 phút dứt khỏi chủ đề văn chương, sống cùng số phận đất nước.

VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?
Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển  chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều.
Hồn dân tộc nghìn năm không chịu khuất!
Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường
(Tiếp loạt bài hiến kế của các nhân sĩ trí thức Việt, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE)

11 tháng 5, 2014

Những bài học tưởng là đã cũ

Bài học 1: Khi nhà Nam Hán hùng hổ mang tàu chiến xâm phạm vào cửa biển Việt Nam, nội bộ cầm quyền ở Đô hộ phủ (Cổ Loa) đang rối ren. Kiều Công Tiễn vừa giết Dương Đình Nghệ. Lòng dân hoang mang, lòng quan phân tán. Kẻ thù xuất chiêu hẳn Thái tử cầm quân, coi đất đai đô hộ là hàng huyện. Xem ra sự khinh thường cũng lớn lắm. Quân hùng tướng mạnh, tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. (Cần hiểu rằng, khi đó nước ta chưa có triều đình, chỉ có Đô hộ phủ, do quan lại người Trung Quốc cầm chịch, đã bị Dương Đình Nghệ đánh đuổi, rồi thay thế) Bỗng đâu xuất hiện Ngô Quyền. Ông chỉ là con rể họ Dương, làm thứ sử ở một châu miền núi. Đoạn tiếp người Việt ai cũng biết. Lịch sử người Việt lạ lùng, cứ bị dồn đến cùng, tất biến, và nảy sinh anh hùng.

Tự vịnh

Người kề cận sáu mươi chả gọi là già
Cũng chẳng trẻ để mà khuếch khoác
Đã tiêu gần xong bầu nam tính
Anh trở về thiếu phụ hết tiết trinh
Ngại nhắc năm nhớ tháng đã qua mình
Ngại sinh nhật tính đã ngần này tuổi
Bạn thì tốt mừng anh ngày sinh tới
Anh thì không biết mếu hay cười
Cuộc đời kia nước chảy hoa trôi...
Ai cũng chỉ một lần trong trời đất...

 11/5/2014




MỪNG SINH NHẬT NGUYỄN XUÂN HƯNG


TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI MẸ

Cảm ơn đời đã có thêm một mẫu người mẹ mới: người mẹ đơn thân. Cảm ơn mọi người đã chấp nhận hình ảnh người mẹ cùng với con mà không cần đến một ông bố hữu hình kè kè bên cạnh. Cụ thể hơn, cảm ơn hàng xóm láng giềng của tôi, khi nhìn thấy hai mẹ con cùng nhau xuống sân chung cư, đã không dáo dác nhìn ngược nhìn xuôi tìm xem “bố nó đâu”. Tôi không ưa những cái liếc mắt hay cái nhìn tò mò thương hại. 

Tại sao những câu hỏi không đặt ra với những người đàn ông mà luôn chỉ đặt ra với người đàn bà? Người đàn ông ấy cũng có thể đang là bố của một đứa trẻ nào đó chứ. Anh ta không bị nhìn với cặp mắt phê phán, chỉ vì anh ta không mang theo nó trong bụng mình chín tháng mười ngày, không nuôi nấng nó. Sự thiếu trách nhiệm của anh ta, lẽ ra đáng trách, đáng phê phán, thực tế lại đã được lờ đi vì “khuất mắt”. Còn người mẹ, thực ra, cô ấy chỉ làm tròn chức phận của mình thôi: cô ấy mang thai và sinh con, nuôi con, dù có một mình. Khi phải gồng mình lên gánh cả hai trách nhiệm, cô ấy lại bị dè bỉu, kỳ thị, trong khi lẽ ra cô ấy cần được giúp đỡ, cần được trân trọng, bởi đã dám hy sinh tuổi xuân của mình, sức khỏe của mình và thậm chí cả nhan sắc của mình nữa, cho một sinh mệnh mới mẻ có mặt ở trên đời.

10 tháng 5, 2014

HỊCH NGƯỜI VIỆT.

Nữ sĩ Nguyễn Bích vừa gửi cho BBT bài Hịch chị mới viết xong thể hiện suy nghĩ của một cô giáo  trước vận mệnh của đất nước. Nguyễn Bích nói rằng, đây là lần đầu tiên cô ấy tập viết hịch và mong được bạn đọc blogE quan tâm, góp ý cho cô hoàn thiện kỹ năng của mình. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

SUY NGHĨ NGƯỜI VIỆT

Ta đây
người Việt Nam
Vốn chỉ thích hiền lành chân chất
Yêu con người
Yêu quê hương, sự thật
Chẳng bon chen
Chẳng thích bão giông gào

6 tháng 5, 2014

THƠ CỘNG TÁC VIÊN MỚI

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm mới của cô giáo Nguyễn Thị Bích, Trường tiểu học Minh Đạo, xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn (Hải Dương), một ngôi sao sáng trên bầu trời thi ca Hải Dương thời gian gần đây.

XIN ANH!

Dù thương em
Đừng bao giờ
Anh nói:
Suốt đời này
Yêu cô Tấm - em thôi

2 tháng 5, 2014

XAO XUYẾN ĐIỆN BIÊN

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mình đã lên Điện Biên và chứng kiến sự đổi thay của vùng đất ngày xưa từng là bãi chiến trường. Bao cảm xúc lẫn lộn vui buồn trào dâng trong lòng thôi thúc mình viết bài thơ này. Sắp đến ngày 7-5,  xin giới thiệu bài thơ mới tới bạn bè lớp E và bạn đọc của Blog E (NCT).

XAO XUYẾN ĐIỆN BIÊN
Có phải anh đến Điện Biên quá muộn
Nên hoa ban không thể đợi chờ?
Chiều Hồng Cúm nắng vàng tơ nhuộm
Xao xuyến lòng Nậm Rốm mộng mơ.

CHUYỆN KỂ VỀ SỰ LINH THIÊNG CỦA MÁ !

Chị Trần Bình Thuận đang sinh sống và làm việc ở Budapest (Hungari) có một câu chuyện rất cảm động về người mẹ của mình, một chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vào ngày 30/4/1975. BlogE xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc

Nhân dịp 39 năm thống nhất đất nước ( 30-04-1975-30-04-22014 ), cũng là ngày người má thân yêu của tôi đã hy sinh vì Tổ Quốc. Tôi xin viết sơ qua về cuộc đời của má như một sự tri ân và lòng kính yêu vô hạn đối với má của tôi.

30 tháng 4, 2014

ĐÁNH CHO MỸ CÚT, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO

Đây là câu chuyện do anh Chu Mộng Long cũng là cựu chiến binh, giảng viên Đại học Quy Nhơn, kết bạn với mình qua facebook kể lại. Nghe mà đau xót quá. Chiến tranh đã qua lâu, đất nước đã thống nhất 39 năm rồi mà sao hận thù vẫn chẳng chịu nguôi ngoai? Phải chăng người ta cố tình để cho tình trạng này kéo dài mãi? (BBT)

Chuyện này do mình kể, thật 100%, không bịa đặt, xuyên tạc gì, vì nó xảy ra tại nhà mình cách đây hơn 15 năm, khi thằng con trai lớn của mình còn học lớp 4. Đăng một lần trên FB rồi. Nay đăng lại nhân 30.4 và cũng để tạ lỗi trước vong linh bố.

26 tháng 4, 2014

Hãy cứu lấy môi trường sống của chính chúng ta

Tôi gửi bài viết này lên face book như một lời kêu cứu của hàng nghìn người dân chúng tôi đang phải mang khẩu trang khi ngủ. Mong rằng các bạn hãy tiếp thêm sứ mạnh để bài viết này có thể tới tận tay người cần tới và hy vọng sẽ có một phép nhiệm màu để cứu rồi những con người hàng ngày đối diện với ranh giới sinh tử. Xin chân thành cảm ơn!

“ Đông Lâm, 2h sáng ngày 18/4/2014.
Gứi cô Thái Thị Hương_ chủ tịch tập đoàn TH true milk!

23 tháng 4, 2014

Diễn đàn khu vực hợp tác kinh tế Pháp ngữ (tiếp)

Trần Đông Phong
          Thứ Sáu ngày 4-4-2014 kết thúc Diễn đàn Pháp ngữ, trưa thứ Hai 7-4 ra sân bay Nội Bài để vào Miền trung trong chuyến công tác liên quan đến chương trình công nghệ nhiên liệu sinh học. Cậu Quân cùng vụ đi cùng có thẻ Platinum nên được thêm suất vào phòng chờ VIP. Đang ngồi chợt có điện thoại từ số máy lạ, tắt đi không nghe. Lại thấy gọi lại, nghe vậy. Hóa ra là thông báo của Học viện ngoại giao về Khóa học tiếng Pháp cao cấp giành cho cán bộ cấp cao của hai Bộ ngoại giao Việt-Pháp, chiều nay làm bài kiểm tra nhập học. Mình có cái mác chuyên viên cao cấp nên cũng được tính là cán bộ cấp cao.  Thôi đành chịu. Đêm Quảng Ngãi không ngủ được, may quá khách sạn có internet. Mở mail thấy có thư gửi từ Học viện ngoại giao thông báo Khóa học tiếng Pháp nói trên sẽ bắt đầu vào tuần sau, tuần 3 buổi từ 17 giờ 30 đến 20 giờ 30 trong 3 tháng. Trong Diễn đàn Pháp ngữ mình có tặng quyển thơ tiếng Pháp dịch Nhớ chuyện nay cho một số cán bộ phụ trách tiếng Pháp của Bộ ngoại giao như anh Thành, Phó Vụ trưởng, phụ trách các chương trình Pháp Ngữ; anh Chiến, Đại sứ, nguyên Hiệu trưởng Học viện ngoại giao đó là lý do mà mình được mời tham gia buổi kiểm tra này.

22 tháng 4, 2014

Lạm bàn về ... Đinh tặc

BlogE xin giới thiệu bài của tác giả Hiệu Minh về một chuyện tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại là vấn đề vô cùng hệ trọng đối với nước ta hiện nay (BBT).
Nhớ hồi năm 1990, chú em họ từ quê ra Hà Nội chơi. Mua được “Dream II” vừa đập hộp, người yêu ôm eo, đang vi vu trên đường chỗ cầu Giẽ, bỗng xe lảo đảo. Nhảy xuống xem thì lốp sau đã xẹp hết hơi.
Cố dắt một đoạn gần 1 km, gặp một tay thanh niên sửa xe. Y phán ngay, chắc là bị đinh rồi. Nhân bảo như thần bảo. Một cái đinh dài đã đâm thủng lốp và săm, vì dắt một đoạn dài nên phá tan cả hai thứ. Đành phải thay đồ nội với giá đồ ngoại. Ai đi xe máy đều biết rõ kiểu “đinh tặc” này.

20 tháng 4, 2014

Chị ơi!

Chỉ còn 3 tiếng đồng hồ nữa, tang lễ chị Bùi Thị Thông sẽ được tổ chức tại thành phố Westminster (Hoa Kỳ). Ở bờ bên này của Thái Bình Dương, trong niềm tiếc thương vô hạn, tôi viết bài thơ này tiễn biệt người chị thương yêu. Hy vọng nhận được sự chia sẻ của bạn đọc (NCT).

CHỊ ƠI!

Chưa kịp cúng trăm ngày cho mẹ
Chị đã đi rồi
Vội thế chị ơi!
Nhìn ảnh chị cười lệ cứ tuôn rơi
Vừa mất mẹ giờ em mất chị.

17 tháng 4, 2014

Công việc nặng nhọc nhất trên đời

Đây là video clip có phụ đề tiếng Việt. Nếu xem xong, mới hiểu tại sao có hàng vạn người chia sẻ clip này. Đây không phải chủ đề giải trí, mà là một chủ đề nghiêm túc. Một công ty đã nghĩ ra một công việc không có thật để phóng vấn các ứng viên xin việc. Có 24 người được hỏi...

VĂN TẾ VỢ

Hoàng Văn Huấn

Than rằng !

Trời Nghệ-Tĩnh bỗng dưng vần vũ
Đất Ca-li gió nổi triền miên
Pháp danh Diệu-Tuệ đức hiền
Đã rũ áo theo Thầy, theo Thiên Địa.

16 tháng 4, 2014

KHÓC EM!

Chị Bùi Thị Thông là vợ nhà thơ Hoàng Văn Huấn, chị ruột vợ bạn NCT, đồng thời là một người chị đáng kính quen biết nhiều cựu học sinh lớp E ở Hà Nội. Trần Hồng Kỳ lúc vừa ra khỏi quân đội đã đến tá túc tại nhà anh chị một hơn một năm trời. Được tin chị vừa mất vì bệnh hiểm nghèo tại thành phố Westminster, tiểu bang California (Hoa Kỳ), Ban Biên tập blogE xin gửi lời chia buồn thống thiết tới gia đình anh Hoàng văn Huấn. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài thơ của của nhà thơ Lê Đăng Hoan viết khi nghe tin chị Thông qua đời (BBT).

14 tháng 4, 2014

Bài tập cổ nhân dịp tiễn Trần Hồng Kỳ đi sứ Mỹ


Trần Đông Phong

Trưa thứ Sáu 11-4-2014 Trần Hồng Kỳ hẹn mình và mấy người bạn uống rượu chia tay, tuần sau đi Mỹ. Ở quán WA đợi mãi chỉ có mình và Trần Hồng Kỳ, mấy cậu kia bận công tác và việc nhà. Trần Hồng Kỳ ăn ít, uống nhiều, trầm ngâm nghĩ về cảnh xa xôi sắp tới, tóc bac nhiều rồi, chuyến đi này có thể kéo dài tới hai nhiệm kì. Còn mình thì ăn nhiều, uống nhiều và nói nhiều, chủ yếu là các câu thơ cổ về chủ đề chia tay. Sau buổi đó mình hẹn sẽ có bài tập cổ gồm những câu thơ cổ về buổi chia tay hôm đó.

Tiễn bạn II

(Tặng NLB)
Mình một ngựa
Độc hành vạn lý
Một cô đơn tự nguyện xá gì
Bạn đi Mã
Không đành mà vậy
Cuối ngày đời sương gió mù mây
*

10 tháng 4, 2014

ÔI, SƠN LA!


Trên đường lên Điện Biên, đoàn mình ghé qua Sơn La nghỉ đêm và giao lưu với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Anh em trong Sở tiếp đón nồng hậu quá. Cái kiểu uống rượu Khát vọng thế này thì mình say khướt mất thôi. Rồi lại giao lưu với đội văn nghệ Bản Tó nữa. Ở Sơn la có mấy chục bản có đội văn nghệ như thế này. Lần trước lên Sơn la (2010) được giao lưu với đội văn nghệ bản Tông. Các em người Thái khéo mời rượu quá,kiên định như mình cũng không thể từ chối.
Các bạn có nhìn thấy búi tóc tròn trên đầu người phụ nữ uống rượu khát  vọng với mình không? Búi tóc đó gọi là tăng cẩu chỉ có ở người thái Đen. Em này tên là Lù Thị Thu , đội trưởng đội văn nghệ bản Tó, cách thành phố Sơn la 6-7 km.

Tiễn bạn (I)

Tuần qua, có buổi tiễn Trần Hồng Kỳ... Lâu lắm rồi, không làm thơ. Nay ông Kỳ đi Mỹ, mai ông Bách lại đi Mã Lai... Đất Thanh Hà quả là đất phát. Vải thiều ngon, người tài cũng nhiều...
Thơ cũng không ra thơ lắm, nhưng là tấm lòng. Đó là luận điệu của kẻ bất tài, luôn miệng bảo "nghệ thuật kém, nhưng đạo đức tốt". 
Sau đây là thơ.

8 tháng 4, 2014

Thơ tình tháng Tư: ĐÀNH VẬY THÔI!

Ngô Công Thành

Đành vậy thôi!
Duyên phận chúng mình
Hai đường thẳng song song không thể gặp
Hai trái tim đã hoà chung nhịp đập
Bến bờ yêu – hạnh phúc vẫn xa vời.

6 tháng 4, 2014

Gặp mặt bạn bè lớp chuyên toán cấp 3 Hải Hưng (1972-1975)

Tối 6/4/2014, bạn bè lớp E chuyên toán cấp 3 tỉnh Hải Hưng (1972-1975) đang sống tại Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt chia tay bạn Trần Hồng Kỳ nhận nhiệm vụ Tham tán Xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ. Gia đình bạn sẽ rời Hà Nội vào ngày 14/4 đến sống ở thủ đô nước Mỹ trong vòng một nhiệm kỳ sứ quán. Mừng cho bạn nhưng ai cũng thấy lưu luyến khi phải chia tay người bạn đã gắn bó với mình hơn 40 năm. Như vậy, đã có 3 người bạn lớp E sang công tác ở Tây bán cầu. Nguyễn An Duy - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Panama và Costarica, Vũ văn Miến ở New York, trong thành phần Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc và Trần Hồng Kỳ. Các bạn lớp E có điều kiện sang Mỹ chắc sẽ được đón tiếp chu đáo.

Diễn đàn khu vực hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Trần Đông Phong
Diễn đàn khu vực hợp tác kinh tế Pháp ngữ diễn ra trong 2 ngày 3-4 tháng 4 năm 2014 tại khách sạn Mélia, Hà Nội. Hơn một trăm đại biểu thuộc khu vực nói tiếng Pháp từ Á, Âu, Phi, Mỹ đã đến dự. Diễn dàn này được tổ chức để chuẩn bị nội dung cho Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ sắp được tổ chức vào tháng 6 tới tại Dakar, Senegal. Rất nhiều tham luận và thảo luận đã được trình bày theo các chủ đề đa dạng như kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, nông nghiệp, y tế….. Nếu để ý một chút, người ta có thể thấy, trong khi trình bày, bên cạnh nội dung chuyên môn, các diễn giả còn cố ý thể hiện trình độ tiếng Pháp của mình thông qua cách sử dụng tiếng Pháp nhuần nhuyễn như phát âm giọng mũi kiểu Paris, nói với tốc độ cao nhưng vẫn tròn vành rõ chữ, sử dụng các từ, cụ từ mở đầu, kết thúc, nối đoạn mỗi ý một cách cầu kỳ.

5 tháng 4, 2014

Tiết Thanh minh

Hôm nay (5/4/2014) bắt đầu tiết Thanh minh. Hàm nghĩa của tiết này là trời trong sáng (ở Việt Nam). Nhưng tiết trời ngày bắt đầu tiết Thanh minh năm nay thì mưa lây phây, chợt nhớ tới bài thơ Thanh minh của Đỗ Mục, một nhà thơ Đường thế kỷ 9. Có lẽ thời tiết Bắc Việt Nam năm nay gần giống với Thanh minh vùng Tây An (Tàu) quê Đỗ Mục cách đây hơn một ngàn năm.
Ai yêu thơ Đường hẳn không thể không biết bài thơ này:

4 tháng 4, 2014

MPI liên hoan chia tay Trần Hồng Kỳ đi ... Mỹ

Tối qua, Lãnh đạo, Chi ủy và Công đoàn Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức liên hoan chia tay Trần Hồng Kỳ, một thành viên lớp E đi nhận nhiệm vụ mới tại Hoa Kỳ. Tham dự buổi liên hoan chia tay có Đại diện lãnh đạo Bộ, Thường trực Đảng ủy cơ quan, Lãnh đạo các đơn vị trong Bộ và Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội, cùng toàn thể các gia đình cán bộ công chức Thanh tra Bộ mà Trần Hồng Kỳ là cựu thủ trưởng.

2 tháng 4, 2014

Luận văn, phê bình luận văn và…

Ngô Văn Giá
    
Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!  (Tác giả)

Thưa rằng, tôi là người có liên đới đến câu chuyện luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đang gây nóng trên văn đàn hiện nay. Nói là liên đới vì: thứ nhất, tôi là thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này; thứ hai, tôi được/bị một vài bài viết của người này người khác nhắc đến trực tiếp, hoặc gián tiếp (khi quy trách nhiệm cho Hội đồng). Cho nên tôi thấy có trách nhiệm phải nói đôi lời.

Anh nhớ, em yêu, anh nhớ

Vũ Thị Minh Nguyệt, học sinh chuyên toán Thái Bình (1977-1980) - Nhà kinh tế học tốt nghiệp bằng đỏ tại Trường Kinh tế thương mại Lvov (Liên Xô cũ), từ năm 1993 đã làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam, hiện là Giám đốc hành chính Công ty dược phẩm BBraun Việt Nam. Do mối quen biết từ ngày tôi còn làm ở Cục Đầu tư nước ngoài, Vũ Thị Minh Nguyệt gửi đến BBT một số bài thơ chị dịch từ nguyên bản tiếng Nga. Xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc (NCT)

ANH NHỚ, EM YÊU, ANH NHỚ
(Thơ Sergei Aleksandrovich Yesenin)

Anh nhớ lắm, em yêu, anh nhớ
Ánh bạch kim mái tóc yêu kiều
Không dễ gì chia xa em được
Xa em anh vui sướng gì đâu.

31 tháng 3, 2014

Một tấm gương về học tập

Sau bài học thuê, tôi bận quá, ít khi đọc kỹ các bài, gần đây đọc lại, thấy vấn đề mình đưa ra cũng có thể mon men sánh với việc làm văn, làm thơ, khiến cho các bạn đọc quan tâm. Gần đây, chuyện em "Huyền chíp" (chúng tôi phải gọi là cháu) thi tiếng Anh điểm chót vót, được nhận học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng của Mỹ (Stanford), theo tôi là một tấm gương tự phấn đấu. Chuyện Huyền là học sinh chuyên toán A0 Đại học tổng hợp mà thi được thế thì bình thường. Điều bất thường ở đây là: Sau khi học xong phổ thông, cô Huyền này không thi đại học, mà tự túc đi du lịch bụi qua 25 nước, rồi viết 2 tập sách "Xách ba lô lên và đi", khiến dư luận nổi sóng. Ý kiến khen chê nhiều, dẫn đến cơ quan quản lý xuất bản thu hồi sách. Trong vụ này, dư luận số đông đúng là không tỉnh táo bằng số ít. Người ta phê phán Huyền phóng đại, khoác lác, nghi ngờ tính chân xác của việc dùng 700 đô la ban đầu mà qua hơn hai chục nước. Trong đó, có một bài báo của một người tên là Thịnh, đã học qua Đại học Ha-với, quyết liệt đến mức đề nghị thu hồi sách, nâng quan điểm chê bai Huyền rất ghê.
Cá nhân tôi thích cách mà Huyền tiếp cận cuộc sống, cách tư duy "chuyên toán" của Huyền. Ở đây, lòng dũng cảm và cá tính, khát khao tìm kiến thức của Huyền xứng đáng để các bạn trẻ học tập. Trong quá trình ấy, tuổi trẻ có những sai lầm và vấp váp cũng bình thường thôi.

MỜI BẠN VỀ DỰ HỘI ĐỀN MẪU HƯNG YÊN

Nằm ven hồ Bán Nguyệt phong cảnh hữu tình, mặt nước trong xanh phẳng lặng, bốn bề cây xanh râm mát, di tích Đền Mẫu Hưng Yên  (tỉnh Hưng Yên) trở nên hài hoà sinh động mà trang nghiêm lạ lùng.
Theo “Đại Nam nhất thống chí” Đền Mẫu xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279). Trải qua các triều đại, Đền đều được trùng tu. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), Đền Mẫu được trùng tu lớn có quy mô như ngày nay.

29 tháng 3, 2014

Tốt nghiệp đại học xong làm gì?


Đầu đường Xây dựng bơm xe. 
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thầy.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

28 tháng 3, 2014

Ngô Thì Nhậm và bài thơ phương cách đối ngoại


Trần Đông Phong

Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803): Người Tả Thanh Oai, đỗ tiến sỹ, làm quan dưới triều Lê-Trịnh và Tây Sơn. Có tài văn thơ, chính trị, quân sự, ngoại giao. Các văn từ thay mặt nhà vua giao tiếp với nhà Thanh được đánh giá là xuất sắc và tập hợp trong cuốn Bang giao hảo thoại. Nghiên cứu Phật học có tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh rất có giá trị. Năm 1793 dẫn đầu phái bộ đi sứ nhà Thanh, chuyến đi này để lại tác phẩm Hoàng Hoa đồ phả rất đặc sắc.
            Dưới đây giới thiệu một bài thơ của Ngô Thì Nhậm tặng người bạn đi sứ phương Bắc thể hiện quan điểm ngoại giao đúng đắn và có giá trị đến tận ngày nay.

27 tháng 3, 2014

Liệu chúng ta có còn dám tự hào?

Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao. Nội dung bài viết như sau:

VIỆT NAM –NHÀ GIÀU VÀ NHỮNG ĐỨA CON CHƯA NGOAN

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.