Bài thơ
xuân của Đỗ Phủ (712-770), nhà thơ đời Đường (Trung Quốc), là một trong hàng
trăm bài thơ, nhưng ở bài thơ xuân buồn này, có một cụm từ trở thành thành ngữ,
nói cái chân lý vĩnh cửu: “Quốc phá sơn hà tại”
Nghĩa câu
đó là “nước mất rồi, sông núi vẫn còn tồn tại”. “Quốc” trong quan niệm Nho giáo
ngày xưa, chỉ một cương vực có vua cai quản, có ông vua “trị quốc”, từ đó mà
“bình thiên hạ”. Về mặt ý nghĩa, “quốc” đồng nghĩa với chế độ cai trị của vua.
Khi “nước” mất, có nghĩa vương triều đã bị thất bại, chuyển sự cai trị đến
vương triều khác. Như vậy, dù cho nước mất, mà sông núi còn. “Sơn hà” cũng là
rút gọn của “sơn hà xã tắc”, nơi có thần xã, thần tắc cai quản phù hộ dân cư, tức
là nơi nhân dân “vạn đại”.