5 tháng 10, 2013

5/10 - ngày kỷ lục truy cập blog E

Số lượt truy cập blogE ngày hôm nay đã vượt qua con số 1.500 lượt/ngày, gấp 5 lần mức tuy cập bình quân hàng ngày. Kỷ lục truy cập do tác động của tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần làm mọi người chú ý đến bài viết "Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp" đã dẫn đầu danh sách bài nhiều người xem trong nhiều tháng nay. Riêng ngày 5/10 đã có hơn 1220 lượt truy cập xem bài này. Giờ cao điểm có tới 190 lượt truy cập xem bài. Tính đến 23:00 ngày 5/10 đã có 5.893 lượt truy cập bài viết này kể từ khi đăng tải trên blog E vào ngày 7/4/2013, chiếm 5,4% tổng số lượt truy cập blogE từ trước đến nay. Thật là một con số đáng nể đối với một bài viết trên blog. Bài viết "Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn" đã mang lại cho blogE và tác giả Lê Mai một kỉ lục về sự quan tâm lâu dài của độc giả. Ở các trang blog khác có đăng tải bài này, kể cả blog của chính tác giả, bài viết không được chú ý nhiều, nhưng nó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả blogE.

Tổng tư lệnh chỉ đạo tác chiến toàn quốc từ Điện Biên Phủ


Một ông Tổng tư lệnh trực tiếp ra trận chỉ huy đã là hiếm trong lịch sử quân sự thế giới; ấy thế mà Võ Nguyên Giáp, mặc dù trực tiếp làm Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) chiến dịch Điện Biên Phủ, song hàng ngày vẫn chỉ đạo tác chiến trên khắp các chiến trường toàn quốc, kể cả chiến trường Lào và Miên, điều đó lại càng hiếm hơn nữa. Trận Điện Biên Phủ đã được nói tới rất nhiều, từ nhiều phía, nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng hình như việc chỉ đạo tác chiến của Tổng tư lệnh đối với chiến trường toàn quốc – từ mặt trận Điên Biên Phủ nóng bỏng, có lẽ chưa được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhiều.

4 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

        
Theo các nguồn tin mà chúng tôi nhận được, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời vào hồi 18:09 chiều nay (4/10/2013) tại Viện quân y 108, thọ 103 tuổi. 

 Sinh ngày 25/08/1911, xuất thân là một nhà giáo dạy sử, ông Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Về sự nghiệp chính trị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

3 tháng 10, 2013

Thử đi tìm lý do Nguyễn Du mượn cốt truyện Trung Quốc để viết Kiều

Hoàng Hồng Minh
Thuở nhỏ tôi băn khoăn mãi, tại sao ông Nguyễn Du tài tình đến như thế, "tài tình chi lắm cho trời đất ghen", tiếng Việt nhuần nhuyễn dấu yêu đến như thế, mà lại phải đi lấy cái chuyện nọ của Trung Hoa ra làm khung gốc, để rồi từ đó dựng lên bộ truyện thơ để đời của mình, "Kiều". Rất nhiều nhà lý sự thay nhau cắt nghĩa điều đó, rằng do Trung Hoa vĩ đại, rằng do tác giả bị nấu quá nhừ trong tinh thần sùng Hoa, v.v..., và v.v… Tôi nghe, thấy... và không tỏ.

QUA THU

Cù Thuỳ Loan

Có hẹn đấy nhưng chờ không thấy
Gió lạnh về heo hắt Hồ Gươm
Người đi bộ vội vàng như cơn gió
Phố chen chân xô lệch cả con đường.

TRẦN ĐỨC THẢO – NHÀ TRIẾT HỌC KHÔNG GẶP THỜI

Trần văn Giàu (1911-2010)

Tôi gặp anh Trần Đức Thảo hồi kháng chiến chống pháp ở Việt Bắc, lúc đó anh từ Pháp về Việt Bắc. Anh về, không đòi hỏi gì, giao việc gì thì làm việc nấy; có điều là trong kháng chiến đối với một nhà triết học như anh Thảo cũng khó giao việc. Ở chiến khu lúc bấy giờ không có thư viện, không có trường đại học, không có chỗ tập hợp người trí thức, nên khó bố trí anh Thảo làm việc, chớ không phải người ta không bố trí. Bố trí anh Thảo ở Ban Văn Sử Địa của anh Trần Huy Liệu tốt hơn các chỗ khác, nhưng tôi thấy cũng không đúng chỗ của anh lắm. Mà công việc nghiên cứu Truyện Kiều chẳng hạn, không phải việc của anh Thảo. Việc của anh Thảo lớn hơn, rộng hơn. Được cái là anh Thảo sống gần dân, gần với anh em kháng chiến, chịu đựng gian khổ và cố gắng nghiên cứu. Phải chi hồi đó có trường đại học hay Trung tâm nghiên cứu nào thì anh Thảo phát huy được nhiều hơn.

2 tháng 10, 2013

Alfred de VIGNY Nhà thơ Pháp nổi tiếng

Bài viết thứ 3 trong loạt bài của Trần Đông Phong đăng trên blogE nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Pháp 1973-2013

Bài thơ Cầm sắt của Lý Thương Ẩn, nhà thơ thời Đường có câu “Thử tình khả đãi thành truy ức” nghĩa là “Tình cảm này có thể đợi được bằng cách truy tìm trong trí nhớ”. Giờ đây là lúc tôi đang nhớ lại những bài thơ Pháp đã đọc hồi sinh viên, để chuẩn bị cho Tuyển tập thơ dịch thơ Pháp “Iris dáng mong manh / Fragiles Iris”. Dưới đây là một trong số đó.
          Alfred Victor, Bá tước Vigny (1797-1863), nhà thơ Pháp nổi tiếng với bút danh Alfred de Vigny thuộc trường phái lãng mạn, có nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực khác như sân khấu, tiểu thuyết lịch sử, lãng mạn.

Mỗi tuần một tin lạ

Chúng ta đã nghe bàn nhiều về nghệ thuật và những cấm đoán trong lĩnh vực này liên quan đến mức độ hở của da thịt, độ dài ngắn của váy áo, rồi cấm "thả rông" ngực đối với phụ nữ  vân vân và vân vân. Nhưng thực tế vẫn tồn tại bao nhiêu tệ nạn xã hội: mại dâm, cưỡng hiếp phụ nữ và  còn cả chuyện gãy ...súng khi đang hành sự nữa cũng được các báo đưa tin. Hãy xem các nước văn minh người ta sống như thế nào? Trước đây blog E đã giới thiệu dàn nhạc giao hưởng Nhật Bản toàn nhạc công nữ khoả thân. Hôm nay xin giới thiệu với các bạn một điệu múa quạt do đội múa nam của Nhật Bản biểu diễn. Có rất nhiều chị em đi xem và hâm mộ đội múa này. Tưởng như sexy mà chẳng cảm thấy sexy chút nào. Bạn nào quan tâm mời xem TẠI ĐÂY .

1 tháng 10, 2013

Trời thu Đất mũi Cà Mau

Trần Đông Phong

Cánh phóng viên nhộn nhịp hẳn lên khi nghe tin ngày mai sẽ đi thăm Đất Mũi.  Họ gồm phóng viên Báo Nhân Dân, Báo Hà Nội Mới, Việt Nam Thông tấn xã, Báo Đầu tư. Trong đoàn ai cũng tị với mình vì có phóng viên của Cơ quan tháp tùng riêng là em Thanh Hương, phóng viên Báo Đầu tư. Đấy là tình cờ thôi chứ nhà báo bây giờ năng động lắm, họ đi theo nhóm có xe riêng, trang thiết bị hiện đại, máy quay camera đời mới nhất, máy ảnh tê lê khủng, máy tính nối mạng vệ tinh truyền tin trực tiếp. Đâu có tin hot là có phóng viên.

30 tháng 9, 2013

TÌM XUẤT XỨ BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ

Viên Như

  Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
  Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
  Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
  Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 Sông núi nước Nam vua Việt ở,
 Sách trời  đã định rõ mười mươi.
 Nếu như giặc cướp sang xâm phạm,
 Chúng sẽ  thấy ngay thất bại thôi .