27 tháng 1, 2014

Thơ Haiku của Nhật Bản Hoa bìm bìm và nữ sỹ Chiyo-ni

Trần Đông Phong
Hôm nay lên mạng tình cờ thấy bài phê bình thơ dịch của Thái Bá Tân dịch thơ Haiku của Nhật Bản trên trang điện tử của Báo Đất Việt (http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/thai-ba-tan-dich-sai-pha-hong-tuyet-pham-haiku-nhat-ban-2365129/). Bài thơ nguyên tác chỉ có vài chữ Hán và chữ Nhật, chữ Hán thì mình biết rồi, còn vài chữ Nhật có thể dùng từ điển tra cứu được. Nhân đấy viết thành một bài, vừa để phân tích phê bình, vừa để mọi người thưởng thức thơ Haiku, một thể thơ đặc sắc của Nhật Bản.

Nguyên tác: bài thơ của tác giả Nhật Bản Chiyo-ni 千代尼
朝顔に釣瓶とられて貰ひ水

Dịch nghĩa:
Hoa bìm bìm trong gầu, xin nước.
(Ý là ra giếng lấy nước thấy hoa bìm bìm trong gầu, không muốn phá vỡ cảnh này, nên đành đi sang hàng xóm xin nước)

Dịch thơ tiếng Anh:
The morning-glory, lo! Hath robbed me of my bucket, O! And I a-begginig water go.
 (Theo Anh ngữ từ thư thoại, Trai Đằng Hòa Anh từ điển)
(Hoa bìm bìm, trông lạ chưa kìa, chiếm mất cái gầu của tôi. Ôi và tôi đi xin nước) (TĐP dịch từ tiếng Anh)

Dịch thơ tiếng Pháp:
Le liseron
A mis ses doigts sur le seau de mon puits
Je dois aller emprunter de l'eau au voisin.
(Theo Coyaud 1993)
(Hoa bìm bìm đặt những ngón tay lên chiếc gầu của cái giếng của tôi, Tôi phải đi xin nước ở hàng xóm) (TĐP dịch từ tiếng Pháp).

Bản dịch của Thái Bá Tân:

Từ rạng sáng,
Tôi cầm chiếc xô như cầm con tin,
Xin nước
(Thái Bá Tân)

Rõ ràng là hai bản dịch tiếng Anh và Pháp gần nghĩa với nhau và sát nghĩa với nguyên tác. Còn bản dịch của Thái Bá Tân hoàn toàn khác nghĩa gốc.

Trong nguyên tác, chữ朝顔 có âm Hán là Triêu nhan (nghĩa là Vẻ mặt buổi sáng), tên loài hoa bìm bìm, rau muống, không có nghĩa là rạng sáng.
Chữ 釣瓶 có âm Hán là Điếu bình, cái gầu múc nước giếng.
Trong bản dịch của Thái Bá Tân, chữ Rạng sáng và Con tin không có trong nguyên tác.

Bản dịch của Nhật Chiêu:

Hoa triêu nhan 

Hoa triêu nhan
dây gầu vương hoa bên giếng
đành xin nước nhà bên
Nhật Chiêu

          Fukuda Chiyo-ni (Kaga no Chiyo) (福田 千代尼Phúc Điền Thiên Đại Ni) (1703 - 1775): Nữ thi sỹ người Nhật thời kỳ Edo (1603-1867), nổi tiếng thần đồng với các sáng tác thơ Haiku từ năm 7 tuổi. Được coi là nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của Nhật Bản về thể thơ Haiku. Thơ của bà nói về thiên nhiên và sự hợp nhất giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ hay nhất của bà và được nhiều người biết đến là bài Hoa bìm bìm nêu trên. Ở Nhật Bản, hoa bìm bìm rất được yêu thích và thường xuất hiện trong thi ca.
          Thơ Haiku rất ngắn, tính biểu tượng cao, nhiều ẩn ý, ẩn từ, đọc kỹ rất thú vị. Ở Việt Nam vẫn có các cuộc thi sáng tác thơ Haiku bằng tiếng Việt thu hút nhiều người tham gia.
(TĐP)

7 nhận xét:

  1. Hoa bìm bìm xanh tím
    Bám gầu, sao lấy nước? Gỡ hoa?
    Chẳng nỡ, xin nước vậy.
    TĐP dịch

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh20:39 27/1/14

    Ôi, TĐP đá cả Haiku cơ à!!!

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh22:05 27/1/14

    Ảnh trên minh họa cho bài thơ này. Chữ trên là viết thư pháp bài thơ bằng chữ Hán. Cô gái xách gầu đi lấy nước

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh22:09 27/1/14

    Bản dịch của Nhật Chiêu dùng chữ Triêu nhan, trong tiếng Việt không có loài hoa này. Cứ dùng hoa bìm bìm dễ hiểu mà vẫn hay.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh23:03 28/1/14

    Thế là Trần Đông Phong lại đưa chúng ta tới một phương trời mới sau khi đã đi qua thơ Đường, thơ Pháp, lưỡng hà

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.