5 tháng 1, 2014

THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU


Nhân dịp 200 năm tập thơ Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du (1813-2013)

Trần Đông Phong

Nguyễn Du (1766 – 1820) nổi tiếng với Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ chữ nôm. Nhưng mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng đặc sắc không kém với 249 bài gồm khoảng 3000 câu, được tập hợp thành 3 cuốn là Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.

Năm 1813 Nguyễn Du được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc làm nhiệm vụ ngoại giao. Người ta không biết nhiều về nội dung của chuyến đi này, nhưng điều đặc biệt giá trị là 131 bài thơ (có thuyết nói 132 bài do tách bài Thăng ký thành 2 bài) Nguyễn Du sáng tác trong thời gian này với các chủ đề đa dạng về lịch sử, phong cảnh, địa danh, nhân vật…, ghi lại các địa điểm trên hành trình của Nguyễn Du trên đất Trung Quốc và được tập hợp lại thành cuốn Bắc hành tạp lục, nghĩa là Ghi chép lặt vặt về chuyến đi phương Bắc. Nói là ghi chép vặt nhưng các bài thơ này rất có giá trị về văn học, nghệ thuật, lịch sử, thể hiện tài năng xuất chúng, văn chương già dặn, ngôn từ phong phú, bút lực dồi dào, hiếm có. Năm nay là 2013 vừa tròn 200 năm chuyến đi sứ Bắc này của Nguyễn Du, cũng là bối cảnh để ra đời tập thơ Bắc hành tạp lục. Nhân sự kiện này xin giới thiệu dưới đây một bài, qua đó có thể thấy phần nào phong thái thưởng ngoạn của nhà thơ.

Quân ta thời nay sang Trung Quốc nhiều học tập, công tác, làm ăn đã có lúc nào chiêm nghiệm như nhà thơ. Thời gian 2009-2010 tôi có dịp sang Quế Lâm học tiếng Trung theo chương trình 165 của Ban Tổ chức Trung ương. Lúc rảnh rỗi cùng anh, em trong đoàn lần theo các địa danh trong thơ của Nguyễn Du để mà thưởng lãm, cũng có làm mấy bài thơ in trong cuốn Cảm Diêm Thần, sẽ giới thiệu vào một dịp khác. Dưới đây là bài thơ của Nguyễn Du. Như thường lệ phần trình bày gồm: Chữ hán, Phiên âm Hán Việt, Chú thích, Dịch nghĩa.

Nguyên tác

廣濟記勝

Quảng Tế ký thắng


Giang Nam, Hồ Bắc địa tương lân, 
Nhật nhật phồn hoa bất kí xuân
。 
Ngọc địch lâu đầu thiên thượng khúc
, 
Thùy dương môn ngoại họa trung nhân
。 
Tất bồn dục điếm khuynh phì tạo
, 
Ngọc thủ hồ cơ khoái tế lân
。 
Dục điển túc sương mưu nhất túy
, 
Nại hà đầu dĩ bạch như ngân
(Nguyễn Du)

Chú thích:


- Quảng Tế: Địa danh thuộc tỉnh Hồ Bắc
- Giang Nam: Vùng đất phía nam sông Trường Giang, nổi tiếng có nhiều cảnh đẹp, đặc sản.
- Hồ Bắc: Tỉnh phía nam sông Trường Giang.
- Túc sương: Một loài chim nước, thân màu xanh, cổ dài, giống ngỗng trời, lông dùng làm áo quý. Khi mặc trong cái lạnh mùa đông phương Bắc, trong thì ấm áp mà nhẹ, ngoài thì không thấm nước, có màu xanh mướt rất đẹp.

Dịch nghĩa:


Ghi lại cảnh đẹp ở Quảng Tế

Đất Giang Nam, Hồ Bắc gần nhau.
Ngày ngày thưởng thức cảnh phồn hoa chẳng nhớ đến mùa xuân.
Trên lầu cao nghe tiếng sáo ngọc thổi khúc nhạc trên thượng giới.
Ngoài cửa có cây thùy dương đẹp như người trong tranh vẽ.
Trong nhà có bồn tắm sơn đen, nghiêng bọt xà phòng.
Người kỹ nữ có bàn tay ngọc làm món gỏi cá băm nhuyễn.
Trước cảnh đẹp này, muốn cầm cố chiếc áo quý làm bằng lông chim để chuẩn bị một cuộc say.
Tiếc thay đầu đã trắng như bạc rồi.
(Nguyễn Du)

(TĐP – 12/2013)

12 nhận xét:

  1. Bài v iết của bác TĐP được tính là bài đầu tiên của năm 2014 trên blogE. Chúc mừng TĐP sang năm mới sức khỏe mới, hạnh phúc mới và có nhiều bài viết hay phục vụ độc giả. bài viết về thơ chữ hán của Đại thi hào Nguyễn Du đăng đầu năm mới 2014 mang thật nhiều ý nghĩa. cám ơn tác giả rất nhiều. (LPT)

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh21:06 5/1/14

    Anh TĐP kính mến!
    HY cũng rất thích thơ chữ Hán của Nguyễn Du, nhưng vốn chữ Hán của em chẳng có bao nhiêu nên hầu như chỉ thưởng thức thơ chữ Hán qua phần phiên ân Hán Việt và phần dịch nghĩa mà thôi.
    Trong BẮC HÀNH TẠP LỤC, HY cũng giống nhiều bạn đọc, thích "Độc Tiểu Thanh kí", trong đó có những câu thơ để đời:
    "Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
    Nay được nghe anh giới thiệu thêm một bài thơ cũng rất hay trong "Bắc hành tạp lục", tiếc là không có phần dịch thơ.
    Có một điều, HY hơi thắc mắc về năm sinh của Nguyễn Du. Trước đây, các tài liệu cho chúng em dạy học sinh đều ghi 1765. Sau đó có thời gian sửa lại là 1766. Bây giờ lại sửa về như cũ là 1765. Rốt cuộc, chả biết là 1765 hay 1766?
    (Hải Yến)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh14:58 6/1/14

      Năm sinh, năm mất của các nhân vật lớn thường là đề tài tranh luận bất tận. Trước đây, cứ nói vo là Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu nên quy là ra dương lịch là 1765. Sau này xác định lại theo gia phả gốc của dòng họ Nguyễn Du, thì ngày sinh của ND là 23 tháng 11 âm lịch năm Ất Dậu, quy ra ngày dương là 3 tháng 1 năm 1766. Vậy chốt là năm sinh của Nguyễn Du như sau:
      - Theo âm lịch: 23 tháng 11 năm Ất Dậu, năm thứ 26 niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), triều vua Lê Hiển Tông (1717-1786).
      - Dương lịch: 3 tháng 1 năm 1766
      TĐP

      Xóa
    2. Nặc danh15:37 6/1/14

      Một bài viết ngắn vài chục chữ mà thể hiện văn phong khoa học, lập luận, chứng lý, điển tích, phân tích, kết luận rõ ràng. HY cứ dùng bài này mà dậy hs thôi.

      Xóa
    3. Gửi Em Hải Yến,
      Trong bình luận trước em có nói đến không có thơ dịch thơ chữ Hán, nay anh đã dịch thơ bài này, em xem và cmt nhé:
      Ghi chuyện hay ở Quảng Tế

      Giang Nam, Hồ Bắc cạnh bên
      Phồn hoa ngày một, mảng quên xuân thời
      Trên lầu sáo ngọc điệu trời
      Cửa ngoài dương liễu dáng người trong tranh
      Bồn mun sủi bọt tẩy trang
      Gỏi mè băm nhuyễn, tay nàng ngọc thương
      Muốn say, bán áo túc sương
      Thương thay tóc bạc như sương mất rồi.
      (TĐP dịch từ nguyên tác bài Quảng Tế ký thắng của Nguyễn Du)

      Xóa
  3. Nặc danh09:51 6/1/14

    Kính chúc Tác giả - Dịch giả Trần Đông Phong một năm mới sức khỏe tươi mới, nhiều niềm vui mới và có nhiều bài viết mới (Bài viết và Thơ) cho các độc giả yêu quý của BlogE.
    Đọc bài này thấy nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp và ngày nào cũng như ngày xuân, cô gái đẹp có bàn tay trắng mịn tựa như ngọc làm món gỏi cá băm nhuyễn thật tuyệt. Có người muốn cầm cố chiếc áo quý làm bằng lông chim để chuẩn bị một cuộc say. Nhưng tiếc thay đầu đã bạc trắng rồi. Hóa ra người đời từ cổ chí kim vẫn thường hay nuỗi tiếc...
    Năm mới 2014 được dự báo sẽ có nhiều triển vọng mới trên mọi lĩnh vực, chúc Anh Đông Phong đạt được nhiều thành công mới và bớt đi những điều phải nuỗi tiếc như các bậc tiền nhân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh15:46 6/1/14

      Năm 1813 cụ ND mới 47 tuổi mà có vẻ ỉu nhỉ!

      Xóa
  4. Nặc danh15:47 6/1/14

    Thở chỉ nói đầu bạc thôi, chứ có nói ỉu đâu

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh15:58 6/1/14

    Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng nói đến món gỏi như là một đặc sản quê hương làm người ta nhớ nhà mỗi khi mùa đến.
    Câu 1594: "Thú quê thuần vược bén mùi".
    Vược: Lấy tích là món gỏi cá vược ở quê nhà ăn rồi không thể quyên được.
    Thuần: Một loại rau sống ăn với gỏi cá vược rất tuyệt.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh22:21 6/1/14

    Thơ chữ Hán của Nguyễn Du đa phần là buồn trầm, chỉ có bài này là hào sảng.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh01:49 7/1/14

    Đính chính: Dong 13 từ trên xuống, chữ thứ 5 từ trái sang: ký = Long

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh22:07 18/8/14

    Vừa mới dịch tho bài này, các bạn cùng xem nhé:
    Giang Nam, Hồ Bắc cạnh bên
    Phồn hoa ngày một, mảng quên xuân thời
    Trên lầu sáo ngọc điệu trời
    Cửa ngoài dương liễu dáng người trong tranh
    Bồn mun sủi bọt tẩy trang
    Gỏi mè băm nhuyễn, tay nàng ngọc thương
    Muốn say, bán áo túc sương
    Thương thay tóc bạc như sương mất rồi.
    (TĐP)

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.