27 tháng 7, 2013

GHI CHÉP TỪ TỐI “THẮP NẾN TRI ÂN”

Tối qua. 26/7/2013, có một sự việc đến với Hải Yến. Em không thể không chia sẻ cùng mọi người. Và em lại chỉ biết viết đôi dòng lên blog của các anh. Em phải gửi ngay hôm nay: ngày 27 tháng bảy.
 (Hải Yến)

   Tôi đến nghĩa trang liệt sĩ - nơi có Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của huyện - vào lúc 19 giờ. Buổi lễ Thắp nến tri ân chưa bắt đầu. Một số đoàn viên đang trang trí, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng. Nhìn vào khoảng sân rộng phía trước ba nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ của huyện nhà, tôi thấy 50 học sinh của tôi đã hàng ngũ chỉnh tề, ngay ngắn. Nhóm giáo viên của  trường được tôi phân công làm nhiệm vụ quản lí học sinh đang đứng ngoài cổng nghĩa trang.
  Tối 26 tháng 7 năm nào, huyện cũng tổ chức "Lễ Thắp nến tri ân" với một chương trình rất có ý nghĩa. Từ những tiết mục văn nghệ, những lời ngợi ca, bày tỏ lòng thành kính biết ơn, đến lễ dâng hương, thắp nến tưởng nhớ công lao hi sinh vì đất nước quê hương của các anh hùng liệt sĩ. Trường tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc khu Đài tường niệm này. Một tháng hai lần, các em học sinh quét dọn, nhặt cỏ, tỉa cây. Và tối 26 tháng 7 nào các em cũng tham gia Lễ Thắp nến tri ân. Những hành động hướng về cội nguồn của những người đang sống, thiết thực hơn bao nhiêu bài học giáo điều. Chúng tôi cho các em học sinh tham gia như một hoạt động ngoại khóa sinh động. Chúng tôi muốn gắn thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước với quá khứ, với cha anh như thế.

26 tháng 7, 2013

Ký ức Móng Cái (NXH)

Móng Cái chiều xuân phân vân
Trên đầu mây đen, dưới chân sóng trắng
Mưa thật lớn hai ta tìm bình lặng
Trời không biên giới, người khác cố hương…
Mây mưa một lần nên thân…

Móng Cái trưa hè nắng lên
Dò dẫm tình chạm vào biên ải
Trời có thời, ai rồi cũng mất
Người đã ra đi chung trời riêng đất
Phượng đỏ xa rồi oán hận mà chi?

Móng Cái đêm thu khuya tối đen
Dặm Bắc xa xăm quỷ thần nhiễu loạn
Tôi chạy xe cố tìm một ngọn đèn
Hòa ký ức vào mơ Móng Cái…
08-13

Cho trẻ con học Anh ngữ như thế nào?

Sau đây là câu chuyện do Nhà báo Nguyễn Vạn Phú, chuyên gia cự phách về tiếng Anh, đã dẫn trên FB của ông ấy. Tôi lần link để copy về đây, mong các bác đọc nghiêm túc một bài viết nghiêm túc, bằng một giọng văn đùa cợt. Tôi nghĩ, vì vấn đề quá nghiêm túc, nên tác giả mới chọn hành văn đùa đùa để giảm tông của thông tin muốn truyền tải...

Trẻ học Anh văn sớm và câu chuyện Háo À Djù – (Trần Hà Nguyên)
Toàn nhân loại đồng ý rằng cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Ôi thôi hết nghiên cứu này đến nghiên cứu nọ, hết thần đồng này đến thần đồng khác! Đạt Tóp Phồ 580 điểm khi mới 10 tuổi, dịch sách khi tròn 8 tuổi, ét sệt tề rà. Thế là các bậc phụ huynh tha hồ mà chầu chực trước cửa Bi Tít Cao Sồ, I-la, Thần Đồng, Việt Mỹ — các cơ sở giáo dục nở rộ về số lượng và bảng giá, phù hợp với mọi túi tiền và kích cỡ của lá gan “hy sinh đời bố, củng cố đời con” của mỗi nhà.
Nhưng tôi xin khuyên các bậc phụ huynh hãy SUY NGHĨ THẬT KỸ trước khi dúi con vào đó. Bởi vì theo tôi, trẻ em học tiếng Anh sớm tại Việt Nam gặp vô vàn rủi ro, và khó mà áp dụng trí khôn của nhân loại được.

24 tháng 7, 2013

Tin mới: Khai giảng lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa 7

Tại sao đưa tin này? Có một thành viên lớp E đang tham dự lớp... Khai giảng ngày 23/7, kết thúc sau 2 tuần.  Lớp do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hàng năm. Các bác có 12 ngày làm việc cật lực, thảo luận về tình hình văn học với các nhà thơ, nhà văn dày kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm hứng thú văn chương. Lớp có thành viên từ khắp các địa phương trong cả nước, người già nhất sinh năm 1928, người trẻ nhất sinh năm 1990. Tất nhiên các bác cũng phải chịu sự lên lớp của một thành viên Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật trung ương (không phải nhà văn nhà thơ) về những hiện tượng sai trái trong văn nghệ thời gian gần đây. Nghe xong nếu không tẩu hỏa nhập ma thì có thể có bản lĩnh làm văn làm thơ tiếp tục được. Sáu khóa trước, hàng chục người đã lên tay bút và trở thành Hội viên Hội Nhà văn. Lớp học đang tiếp tục, cần "bí mật", nên bản tin này chỉ nêu có thế thôi. Cũng nói thêm: Tôi chưa và không được may mắn tham dự lớp bồi dưỡng viết văn nào như thế này.(NXH).
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh phát biểu khai mạc

23 tháng 7, 2013

Thay một nén hương thắp cho các liệt sĩ vô danh

Ngày 27/7 - Ngày Thương binh liệt sĩ lại sắp đến. Người Việt Nam đã qua 65 lần bày tỏ niềm  tưởng nhớ các liệt sĩ và  lòng biết ơn các thương binh đã hy sinh cả cuộc đời hay một phần thân thể mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Lần thứ 66 này tôi xin bày tỏ nỗi lòng mình tưởng nhớ các liệt sĩ vô danh trên khắp miền đất nước bằng một bài thơ. Thương các anh vì chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm rồi mà hài cốt vẫn chưa quy tập được, chẳng có mộ để người đời hương khói! (NCT)

VÌ SAO?
           Tưởng nhớ các liệt sĩ vô danh trên khắp miền đất nước

Vừa tròn mười tám tuổi
Đang học dở cấp ba
Anh phải đi bộ đội.
Buổi lên đường
Bàn tay thư sinh vẫy vẫy
Hẹn ngày chiến thắng trở về.

22 tháng 7, 2013

Hãy dừng lại lắng nghe và suy ngẫm

Đã bao giờ bạn chợt nhận thấy mình đã sống quá vội vàng đến nỗi chẳng còn biết được hương vị của cuộc sống ra sao?
Tôi đã từng rất nhiều lần trải nghiệm những khoảnh khắc như thế và, khi ấy, tôi sẽ tìm cách hóa giải bằng một phương pháp cực kỳ đơn giản: tôi dừng mọi hoạt động lại, xem xét và lắng nghe.
Không tin, bạn hãy thử bỏ ra vài phút trong một ngày bận rộn nào đó, ngồi xuống cùng tôi và chúng ta cùng suy ngẫm xem sao.
          Bạn thử tưởng tượng mình đang ở giữa một làn xe cộ bị kẹt cứng và bạn đang cố gắng thoát ra để không bị trễ hẹn, bạn rất bực mình vì những người lái xe khác cứ cố chen lấn bạn một cách thô bạo. Lúc đó, có lẽ bạn chỉ còn tập trung vào mỗi một việc là tìm mọi cách để thoát ra khỏi cái mớ hỗn độn đáng ghét đó, thế rồi cuối cùng, ồ . . . nhẹ cả người, bạn cũng thoát ra được, chỉ bị trễ có vài phút.

21 tháng 7, 2013

Chuyện hôn nhân của nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Anh
“Anh có nhà có cửa/ nhưng không vợ không con”. Ấy là lời tự bạch của Xuân Diệu về tình trạng cô đơn của mình trong bài “Khung cửa sổ”.
Đúng là không có con, nhưng Xuân Diệu đã từng có vợ - NSND Bạch Diệp. Hai người đã chung sống trong một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay. Bạch Diệp nay đã bước sang tuổi cổ lai hy. Gần đây, bà yếu đi nhiều, chân run run do bệnh viêm khớp của tuổi già. Trong căn nhà rộng mà hiu quạnh, bà ngồi lọt thỏm trong bộ ghế sa-lông cứng nhắc, khuôn mặt đăm chiêu nhăn nhúm vết thăng trầm thời gian. Sau một tiếng thở dài, những câu chuyện từ cõi lòng cứ thế mà bật ra. Đôi mắt sắc sảo của bà chợt ầng ậc nước, chợt ráo hoảnh…