12 tháng 4, 2013

Nhớ về ngày 12-4-1961

Mở tờ lịch treo tường  thấy có dòng chữ nhỏ mới nhận ra ngày này 52 năm về trước Yuri Gagarin đã hoàn thành chuyến bay lên quỹ đạo vũ trụ vòng quanh trái đất trong vòng 89 phút. Sự kiện vĩ đại như thế, không có lý do gì mà blog E lại không lên tiếng. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một bài báo viết về sự kiện này đăng trên tờ New York Times ngày 13/4/1961, ngay sau khi Liên xô chính thức công bố đã thành công trong việc đưa con người vào vũ trụ. Liên xô trong mắt người Mỹ 52 năm trước thật hùng mạnh, thật đáng nể phục. Thế mà chỉ 30 năm sau, thể chế hùng mạnh đó đã vỡ vụn, đến mức ngày nay chẳng ai còn để ý đến nó nữa. (NCT).

HỊCH TIẾN SỸ

Ngày xưa đi học được thầy cô giảng cho nghe HỊCH TƯỚNG SỸ thì thấy hay, thấy phục Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hai năm nay trên mạng lưu truyền HỊCH TIẾN SỸ lại thấy xấu hổ, vì mình cũng mang danh tiến sỹ. Lại thấy thương cho đất nước mình nhiều thứ rởm quá. Người chế bài hịch này không xưng tên (các bài trên mạng đều thấy đề "vô danh"). Có lẽ tác giả sợ bị ném đá vì bài hịch liên quan tới hơn 9000 giáo sư, phó giáo sư và hàng chục ngàn tiến sỹ. Theo báo Dân trí, Việt Nam đứng đầu ASEAN về số lượng giáo sư, tiến sỹ. Nhưng số công trình khoa học công bố ra quốc tế thì đếm trên đầu ngón tay và chúng ta chưa có trường đại học nào đứng trong tốp 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Blog E xin giới thiệu tới bạn đọc bài hịch này, hy vọng có bạn nào đó tìm được cao kiến giúp cho ngành giáo dục đào tạo nước ta thoát khỏi tình trạng hiện nay. (NCT)

11 tháng 4, 2013

Về Hưng Yên thưởng thức đặc sản cá mòi

Người Hưng Yên đi làm xa hay khách ẩm thực ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng Hai, tháng Ba âm lịch hàng năm lại tìm về Hưng Yên để thưởng thức món đặc sản chế biến từ cá mòi.Cuối tháng Giêng là lúc cá bắt đầu lên rộ, con nào cũng béo và còn nguyên buồng trứng, đó là thời điểm cá ngon nhất. Cá mòi là giống cá sinh sống ở vùng biển và vùng nước lợ cửa sông, nhưng tới mùa xuân chúng lại ngược về một số dòng sông để đẻ trứng và sinh sản. Cá mòi chỉ lớn hơn cá diếc một chút, màu trắng bạc, vây lưng lại có chiếc “cờ” dài nhô lên nên rất dễ nhận biết. Mình cá bè, nhiều thịt, xương nhỏ nhưng có nhiều xương răm, đầu rất nhỏ bẹt, vảy bạc li ti.

Cùng suy ngẫm về...Thơ

Tuổi tác mỗi ngày một cao. Sắp đến lúc chúng ta nghỉ hưu rồi. Đó là lúc tâm hồn thi sĩ trong chúng ta trỗi dậy. Những điều trước đây ta không thể viết, không thể nói sẽ được thốt ra thành lời có vần có điệu. Khi ấy ta trở thành nhà thơ. Hơi hâm một tí nhưng cuộc đời dường như có ý nghĩa hơn. Một số bạn trong chúng ta đã làm thơ đăng trên Blog E. Được bạn bè phong tặng danh hiệu nhà thơ kể cũng khoai khoái.  Ý kiến nhận xét của nhà văn NXH cho rằng các nhà thơ lớp E bị Tố Hữu hóa đã thôi thúc tôi phải  tìm hiểu xem thơ Tố Hữu có vấn đề gì?mức độ Tố Hữu hóa của chúng ta đến đâu? Nó có ảnh hưởng gì tới chất lượng thơ đăng blog E và tới mục tiêu mở Thi đàn lớp E vào năm 2020 không? Tình cờ tôi được ông thầy Internet gửi cho một bài viết của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thế Duyên, với nhan đề Tố Hữu - Một nửa nhà thơ. Xin giới thiệu với các bạn để chúng ta cùng suy ngẫm xem thơ của chúng ta sẽ đi đến đâu nhé. (NCT)

10 tháng 4, 2013

TÂM SỰ VỚI CHIỀU

Cách đây 30 năm khi còn trong quân ngũ, đóng quân ở vùng rừng núi Viêt Bắc, những buổi chiều tà thường mang đến cho tôi cảm xúc lạ, bởi vẻ đẹp kỳ ảo và hoang dại của núi rừng. Trong tâm trạng ấy tôi đã viết bài thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm của một người lính xa nhà. Nay đã ở tuổi xế chiều, đọc lại bài thơ càng thấy tâm trạng. Xin các bạn đừng nghĩ rằng, tôi viết bài thơ này vì một cô CHIỀU nào đó nhé. (NCT)

TÂM SỰ VỚI CHIỀU

Ta yêu Chiều, yêu lắm Chiều ơi
Hoàng hôn dệt những mảnh trời huyền ảo
Nơi ta đứng bỗng trở thành ốc đảo
Nắng dồn về lưu luyến chia tay.

7 tháng 4, 2013

LÊ DUẨN VÀ VÕ NGUYÊN GIÁP

Hôm nay kỷ niệm 106 năm ngày sinh ông Lê Duẩn, cố Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, nhiều báo và blog đã đăng bài về ông, trong đó có cả bài của Tiến sĩ Lê Kiên Thành nhắc lại những kỉ niệm về cha mình với nhan đề: "Cha tôi, Lê Duẩn và kỉ niệm với Trung Quốc". Tôi thì vẫn ấn tượng với câu nói hão nổi tiếng của ông năm 1976: "Trong vòng 10 năm tới mỗi gia đình Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh". Cùng thời gian này, cả nước đang sôi nổi kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Hai nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất gắn liền với sự kiện trọng đại này là ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp. Có nhiều tin đồn đã lan truyền về cách ứng xử không đẹp của ông Duẩn với ông Giáp sau năm 1975. Nhân dịp sinh nhật cố Tổng Bí thư, blog E xin giới thiệu một bài viết đã được phổ biến trên mạng về hai nhân vật nói trên. (NCT).

Trời buồn gió cao

Giới thiệu: Tôi viết bài tản văn này, tặng nhà văn Chu Lai và các bạn trong trại sáng tác kịch bản đang ở Đà Lạt. (NXH)
Không hiểu sao, tôi cứ tôi cứ tin chắc rằng, Trịnh Công Sơn đã viết “Hạ trắng” cho Đà Lạt, và ngay tại Đà Lạt.
Khi mấy anh em ngồi trong quán vắng ở Nhà sáng tác Văn học nghệ thuật Đà Lạt, cà phê sáng thường là cười xả láng để cân bằng với những giờ viết lách cặm cụi, bỗng có phút yên ắng chuyển chuyện, một giai điệu “Hạ trắng” bỗng vang lên. Tất cả như chìm đi trong không gian Đà Lạt, âm thanh Đà Lạt, quá khứ và hiện tại Đà Lạt. Lúc đó, chỉ có một mầu, đó là màu Đà Lạt. Đà Lạt “nắng lên thắp đầy” và “nhiều hoa trắng bay”…

Chợ đêm

Chợ đêm Đà Lạt có lẽ là một chợ đêm còn giữ được tính chất của “chợ ngày”. Ban ngày thế nào, ban đêm gần giống như thế. Vào thứ bảy, chủ nhật cuối tuần, thêm toán cảnh vệ đeo băng đỏ, dựng cái chắn lỏng lẻo để ngăn xe cộ, cho dân tình đi bộ một đoạn đường đi đến khu nhà chợ. Và, bổ sung đặc sản của màn đêm. Thế là thành cái gọi là “chợ đêm Đà Lạt”.
Tôi đến chợ đêm Đà Lạt, nghĩ tiếc cho Đà Lạt, thành phố du lịch. Tiếc và thương cho lãnh đạo của địa phương đã được quá khứ để lại cho di sản vô giá là một thành phố cao nguyên, mà không biết tận dụng di sản để "câu" dân du lịch..