11 tháng 5, 2013

Mừng sinh nhật Nguyễn Xuân Hưng

Mình nhớ nhầm sinh nhật Nguyễn Xuân Hưng là ngày 13 tháng 5. Nếu không có lời chúc của bạn ND 20:53 thì chẳng ai nhớ đến ngày sinh của một nhà văn trẻ có tiếng, lại giữ chức Giám đốc Hãng phim của Hội nhà văn nữa chứ. Nếu mấy tay nhà văn hoa lá cành cũng không nhớ nốt thì NXH cần kiểm điểm lại mức độ nổi tiếng của mình đi nhé. Nếu chưa đến mức được mọi người nhớ đến thì phải tự mình công bố thông tin thôi. Chẳng ai thương mình bằng chính mình cả. (NCT)

10 tháng 5, 2013

Thiếu mẹ liệu ta có tồn tại trên đời?

Chúng ta ai cũng có một người mẹ. Mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta nên người, dõi theo từng bước đi của ta trên đường đời. Thế nhưng có mấy người trong chúng ta thấu hiểu hết cách ứng xử với mẹ đâu. Tôi có một anh bạn cũng làm thơ, đã viết vài ba bài thơ rất hay về mẹ. Thế nhưng anh ấy không thể bỏ chuyến công tác nước ngoài, khi được tin mẹ ốm và những ngày nghỉ rất hiếm khi anh ấy về thăm mẹ được vì "bận" đi chơi golf với bạn. Chỉ tới khi mẹ mất rồi, chúng ta mới thương nhớ, mới bày tỏ nỗi lòng thì phỏng có ích gì? 
Khi ta trưởng thành thì mẹ cũng đã già, trái tính trái nết, thậm chí còn lú lẫn nữa. Điều đó nhiều lúc làm cho ta bực mình và xa lánh mẹ. Những lúc như thế, nếu ta sáng suốt tự hỏi: "Thiếu mẹ liệu ta có tồn tại trên đời?", có thể bức xúc trong ta sẽ được giải tỏa và ta sẽ thấy mình thương quý mẹ hơn. Nhân ngày của Mẹ, tôi xin gửi tới các bạn bài thơ vừa viết xong để chúng ta cùng suy ngẫm và trao đổi nhé (NCT).

Đi Mỹ làm gì cho mệt...

Một người Trung Quốc đi Mỹ đã nhận xét rất thú vị. Nguồn bài này để ở cuối bài, bạn có thể xem tiếng Anh. Bản tiếng Việt do Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch... (Do mất ngủ mà tôi post bài này, sáng mai độc giả có thể giải trí)

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!

9 tháng 5, 2013

Hải Yến bật mí quen Hoàng Thế Sinh

Em đọc comment của anh NXH ở bài thơ ANH CÓ VÀO NGHĨA LỘ VỚI EM KHÔNG, nghe anh NXH nhắc chuyện biểu dương ở trại viết Yên Bái tác giả Hoàng Thế Sinh, em nhớ đến những bài thơ của Hoàng Thế Sinh ghi trong sổ tay của em.

  Cách đây lâu rồi, hồi em chỉ bằng tuổi con gái em bây giờ, em tình cờ quen Hoàng Thế Sinh sau một đêm thơ, và trở thành "Bạn văn" như Thế Sinh đã ghi trong những dòng lưu bút. Thực ra, chỉ có anh Thế Sinh nhiệt tình hay đến chơi với chúng em, đọc và nói chuyện thơ văn, còn em, cứ ngài ngại làm sao đó. Lúc ấy, anh Thế Sinh đã lớn tuổi hơn chúng em nhiều (Em không rõ anh ấy có lớn tuổi bằng các anh E không), hình như lại có vợ rồi nữa. Anh Sinh xuống Hà Nội học Cao học. Anh ấy ghi cho em địa chỉ ở Hội VHNT Hoàng Liên Sơn. Khi sắp chia tay, anh ấy có chép cho em 3 bài thơ của anh ấy và viết một trang lưu bút.

Ngày Chiến thắng của Nga (Liên Xô) ((9/5)

Ngày 9/5 hàng năm, là ngày kỷ niệm Hồng quân Liên Xô giải phóng Berlin, đánh dấu chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2, được gọi là Ngày Chiến thắng.
Hôm nay, nước Nga theo truyền thống đã diễu binh trọng thể tại Quảng trường Đỏ.
Ngày Chiến thắng ở Nga, là ngày mà tinh thần dân tộc được gương cao, lòng tự hào dân tộc có dịp được truyền lửa; đó xứng đáng được gọi là Ngày Chiến thắng, khi mà Tổ quốc vĩ đại của họ đã góp phần xương máu (27 triệu người đã mất) để chiến thắng chủ nghĩa Phát xit, cứu loài người.

8 tháng 5, 2013

Xuất xứ bài thơ và bài hát "Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?"

Tôi mê mẩn nghe suốt buổi chiều bài hát "Anh có về Nghĩa Lộ với em không" mà nhà văn NXH đã dán vào bài thơ VKH sưu tầm đăng trên BlogE. Mặc dù NXH đã có lời giải thích nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn và tôi nghĩ nhiều bạn cũng giống tôi muốn biết căn kẽ hơn xuất xứ của bài thơ và bài hát này. Vì vậy, tôi đã "truy nã" được bài viết của tác giả Hà Lâm Kỳ có thể đáp ứng được phần nào sự tò mò của chúng ta, xin được giới thiệu cùng các bạn. (NCT)

ANH CÓ VÀO NGHĨA LỘ VỚI EM KHÔNG?

                                            Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
Chiều xuống, nắng thu vàng như mật
Chắc anh không giật mình nghe gió hút
Khi nhắc tên Đèo ách, Cửa Nhì

Đầu mấu

 Bố tôi đã mất từ lâu, nhưng những kỷ niệm về bố càng ngày càng tươi mới. Dường như Ông cụ vẫn sống, theo dõi sát sao cuộc sống của tôi.
Câu chuyện lạ lùng nhất mà tôi nhớ mãi là về những cái đầu mấu mía. Thời bao cấp xa xưa, thóc cao gạo kém, sản vật hiếm, các bà đi chợ mua quà thường là nắm bỏng ngô, hay cái kẹo bột, mua mía thì cũng chỉ mua một khúc dài hai gang tay. Vườn nhà tôi có khóm mía, mỗi khi chặt một cây mía, đúng là một ngày trọng đại, một ngày hội. Đó là khi có giỗ, hoặc dịp Tết, dịp hè con cháu về đông đủ. Bố tôi chặt mía, cẩn thận cắt khúc ngọn còn ít lá giâm xuống vườn. Rồi đây, chỗ này sẽ là khóm mía mới.

Mời lên Nghĩa Lộ

Tôi sưu tầm bài thơ hay viết về NLộ vùng Tây bắc, xin đăng để các bạn hiểu thêm và sớm đến nơi này nhé! (VKH)
 
ĐI TÌM CÂU HÁT


" Anh có vào Nghĩa Lộ với em không"
Nghe câu hát thiết tha như mời gọi
Đã từ lâu phút giây này anh đợi
Tự bao giờ đem nỗi nhớ khôn nguôi.

7 tháng 5, 2013

Hitler đã giải quyết nhu cầu sex của binh lính Đức như thế nào?

Ngày mình còn tham gia quân đội, sống trong môi trường toàn đàn ông với nhau, thấy bức xúc vô cùng. Đêm đêm mình cùng vài sĩ quan khác hay trốn trại ra tán mấy cô giáo trường làng, có lần bị Trưởng Ban túm được bắt kiểm điểm. Mình đã chứng kiến nhiều sĩ quan, chiến sĩ sư đoàn mình mắc lưới tình và gây hậu quả với chị em nơi đóng quân, bị kỷ luật. Lúc đó mình tự hỏi không biết quân đội các nước người ta giải quyết vấn đề này như thế nào và tìm hiểu thì được biết, lính Mỹ ở miền Nam trước năm 1975, sau khi đánh trận trở về thường được đưa sang Thái Lan vui chơi, giải quyết nhu cầu sinh lý. Ở Sài Gòn cũng có một số cơ sở phục vụ nhu cầu này của họ. Gần đây, qua Interrnet mới biết người Đức giải quyết vấn đề này thật thông minh. Dù Đức quốc xã đã bị đánh bại, nhưng kỷ luật quân đội và công tác hậu cần của họ phải thừa nhận là tuyệt vời. Nhân dịp toàn nhân loại kỉ niệm 68 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945 – 9/5/2013), mình xin giới thiệu với các bạn vài thông tin thu lượm được về việc giải quyết nhu cầu sex cho binh lính Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ II (BBT)

Được.

Bài thơ này khuyết danh, không rõ ai làm ra, nhưng chắc chắn là mới làm, được cư dân mạng chia sẻ lan tràn. Có những điều hơi cực đoan, nhưng như thế cũng được. Bạn thích hay không, đọc blog là được.

Sống một kiếp người, bình an là được .
Hai bánh bốn bánh, đi được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.

Người xấu người đẹp, dễ coi là được.
Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.

6 tháng 5, 2013

THAM

Hình như con người ai cũng có máu THAM. Nhất là trong tình yêu thì lòng tham dường như vô đáy. Những người đàn ông đã yêu rồi thì chắc khó lòng thoát được câu trách của bạn gái: “Anh tham lắm!” Tôi cũng bị trách nhiều lần như thế, nhiều đến mức tôi phải làm một bài thơ minh oan cho cái THAM của mình. Hôm nay, chào mừng 59 năm ngày chiến thắng Điện Biên phủ, xin gửi tới các bạn bài thơ này, để đêm nay chúng ta cùng hò dô kéo pháo lên trận địa. (NCT)

5 tháng 5, 2013

Nguyễn Khoa Điềm: Phép sống của người già

Giới thiệu: Nguyễn Khoa Điềm là một tên tuổi lớn, nhà thơ với bài thơ "Đất nước" bất hủ, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng, Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, một quan văn "gộc", nhưng để lại nhiều điều tiếng trong khóa chấp chính của ông với khá nhiều vụ cấm sách, ngăn cản dân chủ, đỉnh cao là vụ án Trần Độ. Tuy nhiên, khi trở về bàn văn, ghế thơ, thì ông lại là một nhà thơ đích thực. Xin giới thiệu hai bài thơ mới nhất của ông. Cũng xin lưu ý, sáng tác của ông giờ đây đều đăng trên blog "lề trái" nhé. Bài "Phép sống của người già" rất thú vị, còn bài "Đất nước những tháng năm thật buồn" xứng đáng làm cho Ban Tuyên giáo ngạc nhiên (NXH)

Có một Các Mác nhà thơ

Sáng dậy, chợt nhớ hôm nay là ngày sinh Các Mác, một thiên tài vĩ đại và có lẽ cũng là một trong những người “hâm” nhất thế gian này, bởi ông đã truyền được cái “hâm” của mình sang toàn nhân loại. Mác không chỉ là nhà triết học, nhà chính trị kinh tế học mà còn là nhà cách mạng và.. nhà thơ nữa. Thủa nhỏ tôi đã say mê đọc “Tuổi trẻ Các Mác” và ước mơ được như ông. Không có trí tuệ siêu phàm như ông, tôi bắt chước ông yêu những người phụ nữ đẻ trước mình và cũng thấy thú vị lắm. Một số người bây giờ chỉ trích, lên án Chủ nghĩa Mác là sai lầm mà không biết đến phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ông truyền lại.(NCT)