3 tháng 4, 2013

Giải trí: ảnh lạ...

Đây là những ảnh lạ, không bình thường.
Cười hay khóc tùy bạn.
Xem tại trang "MỖI TUẦN MỘT CHUYỆN LẠ"


THÁNG TƯ NHỚ VỀ “HOA ANH ĐÀO”

Hoa anh đào (Tiếng Nhật là Sakura) là quốc hoa của Nhật Bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Đối với người Nhật, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. 
Đầu tháng 4 năm 1997 tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên đúng vào mùa hoa anh đào đang nở rộ. Có cô gái tên là Sakura Ichinohe đưa tôi đi làm việc ở Tokyo, rồi đi  thăm vườn hoa anh đào ở cố đô Kyoto, quê hương cô. Sakura lúc đó còn đang học tiếng Việt, nên nói ngọng lắm. Chúng tôi đã đi với nhau một tuần và cô đã để lại cho tôi ấn tượng thật đẹp về phụ nữ Nhật. Ở vườn anh đào cổ Kyoto, Sakura bảo tôi giơ tay ra hứng hoa rơi, nhắm mắt lại và thầm ước điều mình muốn. Tôi hứng mãi chả được, bao nhiêu người cũng thế. Hoa cứ lướt nhẹ qua bàn tay rồi lại bay đi mất.  Năm nay có blog E, tự nhiên hứng lên, tìm lại mấy bức ảnh chụp 16 năm về trước rồi viết bài thơ này để tri ân với Sakura, cô gái Nhật 16 năm chưa gặp lại. (NCT)

2 tháng 4, 2013

Xin ngả mũ kính trọng ngài Alan Phan

Cầu nguyện ngày 2/4/2013, cuộc đời
có lối đi riêng, Phật cũng mỉm cười
Giới thiệu: Alan Phan là chuyên gia tư vấn kinh tế, chủ trang web http://www.gocnhinalan.com mà có lần TQH đã trích đăng bài trên blog này. Gần đây, Phan đã viết bài, nêu quan điểm rằng hãy để thị trường bất động sản rơi tự do, Nhà nước đừng nên cứu trợ thị trường này, sẽ chỉ làm cho nhóm lợi ích có lợi, còn người mua nhà thì không được gì, và làm méo mó thị trường. Quan điểm của Phan là "để cho thị trường tự chữa bệnh", và nó có ích là giá nhà cửa sẽ giảm, hàng chục nghìn hộ gia đình có cơ hội mua nhà, vài trăm đại gia mới nổi sẽ chết, không sao cả.

NHỮNG PHÚT CUỐI ĐỜI CỦA ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH


Nhiều người còn nghi ngờ về cái chết bí ẩn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng kiệt xuất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Một số người thì nhận thấy những nét giống gương mặt ông ở người này, người nọ. Có tin đồn đại ông có con riêng giờ giữ chức to. Tôi không bàn đến chuyện đời tư của Đại tướng vì không có trong tay thông tin đáng tin cậy. Tôi chỉ muốn thông tin đến các bạn độc giả Blog E về cái chết của Đại tướng mà với tư cách một người từng làm báo, tôi nhận thấy thông tin này có thể tin cậy được. Đây là hồi ức của bà Nguyễn Thị Bảo, Đại tá, bác sĩ, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa A3 Viện Quân Y 108 về những giây phút cuối cùng của Đại tướng. Sự ra đi của ông đột ngột nhưng giản đơn đúng phong cách của  người lính chiến. Bài này viết ra cách đây 16 năm, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của Đại tướng (6/7/1967).  Tôi xin đăng lại để các bạn rộng đường suy luận sau khi có bài viết của nhà văn NXH đăng trên Blog E ngày hôm qua. (NCT)

1 tháng 4, 2013

Kính chào đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Hôm nay, tôi nhận được mẩu tin sau đây, được ghi chú là “ưu ái dành cho ông độc quyền đăng tin này”. (NXH)
Toàn văn như sau:
“Kính chào đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Tôi bay từ TPHCM đi Pari lúc 11h00, song chuyến bay bị trễ, tận 12h30 mới khởi hành. Do 1h30 phút trễ mà tôi gặp được Đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Thực ra, ông không mang quân hàm Đại tướng, và lúc đầu tôi chỉ biết ông cũng như một ông già bình thường khác. Phòng chờ xôn xao vì có ông xuất hiện, khi loa thông báo ngắn gọn: Chào mừng hành khách cao tuổi nhất ngày hôm nay, đó là hành khách Nguyễn Vịnh, 99 tuổi, trên chuyến bay TPHCM- Cần Thơ. VietnamAirline xin chúc mừng cụ Nguyễn Vịnh.
Tôi nhìn thấy một ông già cao lớn, miệng rộng, thoạt đầu trông có nét quen quen. Tôi nhận ra một người bạn tôi đi cùng ông già. Anh ta cũng nhìn thấy tôi, gật đầu chào. Tôi hỏi về ông cụ già, thì anh bảo: Đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Tôi cười xòa: Nói chuyện khôi hài không có duyên lắm.
Anh ta cau mặt: Ông nhìn lại đi.
Tôi quay nhìn lại, và chợt giật mình. Đó chính là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Một phút thư giãn tháng Tư

Năm ngoái cư dân mạng phát sốt vì chuyện cô giáo Trường Trung học cơ sở Lomonoxop (Hà Nội) cho 8 điểm bài văn mà học sinh hiểu “canh gà Thọ Xương” là "món ăn đặc sản”. Cô giáo bị ném đá bươu cả đầu và phải nghỉ dạy đi nằm viện. Cũng ngôn ngữ đó nhưng tư duy khác đi thì lời giải thích cũng khác, có gì phải lên án? Sao cứ bắt buộc người ta phải hiểu theo cách suy nghĩ cũ đã thành nếp vậy?Người xưa nói thế này, tôi hiểu ra thế kia thì có sao đâu? Tất cả là tại cái tiếng Việt của ta nó đa dạng, nó thích nghi với tất cả mọi  người, mọi tầng lớp, từ ông đánh dậm đến người chí sĩ quân tử? Sao cứ bắt họ phải nghĩ giống nhau? Mở đầu  “Một phút thư giãn tháng 4” tôi lại xin giới thiệu về sự tuyệt với của tiếng Việt qua tư duy của một người nước ngoài để các bạn cùng trao đổi nhé. Cũng đừng đòi hỏi câu từ phải trích dẫn chính xác vì đây là chuyện vui mà. (NCT).

Thương lắm lúa ơi

Chào các anh chị lớp E và độc giả blog E!
Em Mai Hương đây ạ. Do bận công việc nên thời gian gần đây em chỉ có thời gian đọc mà không cóđiều kiện để viết trên blog.
Vừa rồi, đọc hai bài thơ về quê hương và lúa vàng của anh VKH và anh NCT, em thấy sao mà đồng cảm. Có lẽ tình quê muôn đời vẫn thế, muôn người cũng vậy. Em nói "đồng cảm" bởi em cũng có một bài tản văn viết về quê, về lúa. Em xin gửi BBT và nhờ các anh đăng bài, để em có thể chia sẻ cảm xúc với mọi người.
Em mong muốn rằng, trong tiết thanh minh này, dưới ruộng đồng ở mọi miền quê, lúa xanh mướt đang thì con gái, thì hồn lúa trong bài tản văn của em sẽ vừa gợi thêm nỗi nhớ quê, lại vừa làm nguôi đi nỗi nhớ về một thời đã xa. Đối với những ai đã từng lớn lên từ đồng lúa quê hương ... 
(Mai Hương)

31 tháng 3, 2013

Tưởng nhớ Hữu Loan

Hữu Loan là một nhà thơ đích thực của nền thơ 
hiện đại VN. Ðích thực bởi thơ. Chỉ bằng hai bài
Màu tím hoa sim và Ðèo Cả, Hữu Loan đã ghi danh mình cho thơ Việt ở sự riêng tư và mới mẻ. Hai bài thơ khắc ghi dấu ấn rất riêng của Hữu Loan vào một thời thơ. Thơ, chứ không phải cái gì khác, đã làm nên Hữu Loan, đã vinh danh ông. Những nhát thơ Hữu Loan đục vào thời gian, đục vào tâm khảm, để lại dấu tích không phai.
Ông đã sống một cuộc đời dài, thật dài, mà những khổ nạn, thử thách chỉ càng làm bền thêm trong ông những lựa chọn ban đầu khi làm cách mạng và làm thơ. Bỏ phố thị thủ đô về lại quê hương, tự tay vỡ đất vỡ đá lầm lụi tháng ngày nuôi vợ con, nuôi mình chống chọi với cuộc sống thiếu thốn vất vả và nhiều chướng ngại, nhưng ông không nề hà, nản chí.
Hữu Loan là một con người cương cường. Ai đã một lần gặp ông, nhìn ngắm khuôn mặt ông, nhất là đôi mắt, và nghe giọng ông nói đều có thể cảm nhận đây là một con người không chịu gục ngã trước thử thách. Trời đã cho ông sức khỏe và ý chí để thọ cao đến vậy sau bao khổ nhọc chồng chất. Nhưng tôi tin trời thương ông nên đã ban thơ cho ông để ông sống được là mình như vậy. Ông mất ngày 18 tháng 3 năm 2010, hưởng thọ 95 tuổi. Nhân ngày giỗ ông (mặc dù đã chậm 2 tuần) Blog E giới thiệu  lại bài hồi ức của ông để bạn đọc hiểu thêm về một nhà thơ Việt Nam đích thực. (NCT)