12 tháng 10, 2013

Tôi đi viếng vọng Đại tướng

Tôi được báo 14h ngày 12/10 tập trung ở cơ quan Hội Nhà văn để đi viếng cụ Đại tướng Võ nguyên Giáp. Vì chạy hớt hải từ nhà lên cơ quan nên tôi tặc lưỡi thôi đến ngay chỗ Nhà tang lễ rồi nhập vào đoàn Hội Nhà văn. Chính ý nghĩ ngây ngô này khiến tôi không thể vào được sân nhà tang lễ.
Ngay từ đoạn cuối đường Trần Hưng Đạo, đã bị chắn đường. Tôi để ô tô vào một chỗ bất kỳ ở gần ngã tư Phan Chu Trinh, rồi đi bộ. Và khi đó trông thấy hàng người vĩ đại đang như một con rồng trên phố, tôi mới hiểu rằng, mình chắc không vào đến sân nhà tang lễ được.

TÔI ĐI VIẾNG TƯỚNG GIÁP

Tôi được cử tham gia Đoàn cán bộ của Bộ Kế hoach và Đầu tư viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dẫn đầu. Tham gia Đoàn còn có vài người mà bạn đọc blogE đã quen biết: Dịch giả - nhà thơ Trần Đông Phong, cựu học sinh lớp E Trần Hồng Kỳ, Cựu Bộ trưởng Võ Hồng Phúc…

Theo chương trình của Ban Tổ chức,  Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào viếng Đại tướng lúc 14 giờ chiều. Buổi sáng dành cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các đoàn quốc tế. Đoàn Ngoại giao các nước tại Hà Nội thông báo rằng, đại sứ các nước và đại diện các tổ chức quốc tế sẽ tập trung thành một đoàn lớn vào viếng tướng Giáp lúc 10:30. Vì thế,  một số Đoàn viếng buổi chiều được đẩy lên buổi sáng. Chín giờ sáng, tôi nhận được tin nhắn từ Chánh Văn phòng Bộ: “tập trung tại Bộ để đi viếng Đại tướng vào lúc 10:00”.

11 tháng 10, 2013

Tuần này, đọc sử... (những mẩu stt trên FB)

1. Đại Việt sử ký toàn thư, đoạn nói về năm Hưng Long 8 (1300), có đoạn:
"...Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ [của Quốc Tuấn], ví ông với Thượng phụ [ngày xưa]934 . Lại vì ông có công lao lớn, gia phong là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi giặc Hồ vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy..."
Xem ra cha ông ta đời xưa nhân bản và trọng tài (hơn bây giờ). Vị tướng sinh ra trong chi họ có hiềm khích, thù oán với chi họ vua, mà vua Thánh tông lập đền thờ từ khi ông còn sống (sinh từ), coi như cha mình (Thượng phụ), rồi ban cho đặc ân được quyền phong tước từ Minh tự. Cứ xem An Nam chí lược thì Minh tự ở hàng dưới Vương, Hầu, lại còn ưu ái Hầu thì phong trước tâu sau (chính thức hóa) thì cũng coi như cho phép phong hầu rồi. Còn Trần Quốc Tuấn cũng khá là cẩn thận không từng dùng quyền ấy. Sau này Nhân tông hết lòng tin Quốc Tuấn, giặc đến thì nhịn đói đi thuyền nhẹ tìm Quốc Tuấn để bàn bạc, Anh tông thì đến tận nhà hỏi kế sách...
Hỡi ôi, ngày nay Đại tướng nằm gai nếm mật cùng các khai quốc công thần, coi như con cháu cùng một dòng họ tình thân ruột thịt, thế mà cứ xem Thánh tông, Nhân tông, Anh tông nhà Trần ứng xử với Hưng đạo đại vương, lại nghĩ cách mà người ta đối đãi với nhau bây giờ, sao họ không thấy xấu hổ nhỉ?

10 tháng 10, 2013

Lệ đẫm ướt… tiễn già về xa thẳm

Trần Đông Phong
Đã hơn 6 giờ chiều quay về văn phòng sau cuộc họp dài, lướt qua các trang web thấy dòng người bất tận vẫn đang xếp hàng trên đường Hoàng Diệu. Ngày mai lễ nghi cấp cao nhất sẽ được cử hành trọng thể để tiễn đưa. Trong đầu chợt nhớ đến câu thơ Đường:
 “Bi quân lão biệt lệ triêm cân” (1)
Trong hàng chục bản dịch tôi đặc biệt thích lời dịch:
 “Lệ đẫm ướt …tiễn già về xa thẳm” (2)

- Phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phụ đề tiếng Việt

Bài phỏng vấn tướng Giáp lưu hành trên mạng. Năm 1964, khi đó ông Giáp rất trẻ, thần sắc tốt, đúng là một chính khách, nhà trí thức hơn là vị tướng. Ông nói tiếng Pháp lưu loát. Ở đây có phụ đề tiếng Việt

Hãy để cho lịch sử phán xét!

Minh Diện
Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới (An Giang) khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre. Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người cháu nội nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm (con ông Ung văn Quản).
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình liên tục.

9 tháng 10, 2013

Những ngày bản lề thời đại…


Tôi vừa đi dạo quanh khu vực nhân dân viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp về… Cảm nghĩ dâng trào, nhưng không biết đặt tít cho bài viết này thế nào. Còn nhớ hồi làm báo, Tổng biên tập hay dạy bảo: Cái tít cũng là một nửa bài báo. Vậy cái tít này chả là cái gì so với bài tôi sẽ viết sau đây. (NXH)

1.      Một thời đại đã đi qua…
Dòng người xếp hàng vào nhà Đại tướng để mong một lần viếng ông rất dài. Chiều nay, khoảng hơn 15h ngày 09/10, “đuôi” là ở đoạn đường đối diện với Lăng Bác, rồng rắn 2-3 hàng qua phố Tôn Thất Đạm, trước cửa tòa nhà Bộ Ngoại giao, rồi chạy theo vỉa hè phố Điện Biên, rẽ vào đoạn đường Hoàng Diệu đến cửa nhà số 30. Khi rẽ vào đường Hoàng Diệu, thì chỉ còn là hàng một. 

Vị tướng già

Anh Ngọc làm bài thơ này cách đây 20 năm, nhân kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 1994. Tài năng của nhà thơ như là một dự báo về tương lai, giống như cảnh tượng ngày nay:Ru giấc mơ của vị tướng già/ Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở/ Một chân ông đã đặt vào lịch sử/Một chân còn vương vấn với mùa thu. . Theo nhà thơ Anh Ngọc, vị tướng trong bài thơ có nguyên mẫu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài thơ ra đời sau khi Anh Ngọc và mấy nhà văn nhà thơ vào thăm Đại tướng.

Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.

8 tháng 10, 2013

Bộ Máy Lãnh Đạo Quốc Gia Cần Gì?

Lý Quang Diệu

Với Singapore, thách thức cơ bản vẫn chưa thay đổi: trừ phi chúng tôi liên tục có rất nhiều người có năng lực cao để đảm nhận cương vị Thủ tướng và Bộ trưởng, nếu không điểm đỏ nhỏ bé Singapore sẽ trở thành một chấm đen tí xíu…
Để tìm được những con người có năng lực, tận tụy, chính trực và sẵn sàng cống hiến giai đoạn sung sức nhất của mình, và dám vượt qua quá trình bầu cử đầy rủi ro, chúng tôi không thể trả lương thấp cho các vị Bộ trưởng và nói rằng phần thưởng duy nhất của họ chính là sự đóng góp của họ cho lợi ích chung được.

7 tháng 10, 2013

Kỉ lục truy cập blogE trong ngày liên tục bị phá

Ngày 5/10, lần đầu tiên kể từ khi ra đời blogE đã đạt lượng truy cập trên 1000 lượt trong ngày. Tại thời điểm 23:00 số truy cập trong ngày đã đạt tới 1500 lượt (Số lượng truy cập trên bảng thống kê được tính đến 7:00 sáng hôm sau) và tính đến hết ngày là 1858 lượt. Con số kỷ lục này đã bị phá vỡ ngay ngày hôm sau (6/10) khi số lượng truy cập đến 23:00 đã đạt 2.027 lượt và đến hết ngày là 2.340 lượt. Tuy nhiên, kỷ lục 2.340 hôm qua đã bị phá vỡ trước 23:00 ngày 7/10. Tính đến thời điểm này, số lượng truy cập trong ngày hôm nay đã đạt 2783 lượt và theo dự báo của chúng tôi sẽ vượt con số 3.000 lượt vào thời điểm hết ngày theo thống kê của máy tính. Mời các bạn xem bảng thống kê số liệu nhé.(BBT)

Thiết thực tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 Ba năm gần đây, tôi âm thầm theo đuổi một đề tài: làm phim về giai đoạn lịch sử oanh liệt trước Cách mạng tháng Tám. Tôi đã đọc một núi tài liệu, gồm hồi ký, sách trong nước và sách của các tác giả nước ngoài. Sau đó, tôi có viết một tiểu thuyết về cuộc hành quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Tân Trào, rồi hoàn thiện một kịch bản về giai đoạn 1941- 1945. Kịch bản này được chuyển cho một tác giả chuyên viết kịch bản góp ý, viết thêm, coi như đồng tác giả, sau đó tôi lại tùy ý viết lại lần thứ hai, thành kịch bản “Ý chí độc lập”.
Trong kịch bản này, có gần 30 nhân vật lịch sử, trong đó tập trung vào hình ảnh 2 lãnh tụ Việt Minh có vai trò quan trọng nhất: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
Ở đây, tôi chỉ nói về việc nghiên cứu để hiểu về nhân vật Võ Nguyên Giáp.

Những bức ảnh về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.

6 tháng 10, 2013

Bài thơ thứ tư TĐP dịch từ nguyên tác tiếng Pháp

Dịch giả Trần Đông Phong vừa gửi tới BBT BlogE bài thơ dài anh dịch từ tiếng Pháp của tác giả Alfred de Vigny. Đây là bài viết thứ 4 Trần Đông Phong  nhân dịp 40 năm Quan hệ ngoại giao Việt - Pháp. BBT xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
 
La mort du loup
I
Les nuages couraient sur la lune enflammée
Comme sur l'incendie on voit fuir la fumée,
Et les bois étaient noirs jusques à l'horizon.
Nous marchions sans parler, dans l'humide gazon,

Dans la bruyère épaisse et dans les hautes brandes,
Lorsque, sous des sapins pareils à ceux des Landes,
Nous avons aperçu les grands ongles marqués
Par les loups voyageurs que nous avions traqués.