25 tháng 1, 2014

THƠ KHÔNG CŨ KHI THƠ ĐÍCH THỰC

Bùi Văn Kha

Năm 1969, bài thơ Nghĩ Lại Về Pau-xtôp-xky của Bằng Việt ra đời, chưa in được thời đó nhưng đã nhanh chóng được nhiều sinh viên trí thức biết đến, đọng lại trong tâm trí, nắn nót trong sổ tay mà nhật ký của Nguyễn Văn Thạc sau này thành tác phẩm Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi là một ví dụ. Tôi nhớ dăm năm trước khi cùng nhà thơ Bằng Việt vào Phú Yên dự Đêm thơ Nguyên Tiêu Núi Nhạn có ghé qua Quảng Bình gặp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Trong đêm giao lưu do nhà thơ Nguyễn Đình An- Chủ tịch Hội Văn Nghệ Quảng Bình tổ chức, có một nguyên nhà giáo tuổi cũng trên bảy mươi đọc không sai một từ bài thơ này, chỉ hỏi lại anh Bằng Việt tên bài thơ có phải là Lại nghĩ về Pauxtopxki không? Tôi mau miệng trả lời thay rằng Nghĩ Lại Về Pauxtopxky mới phải.

24 tháng 1, 2014

Tác giả bài thơ "không đi không biết Đồ Sơn"

Nhạc sĩ Hà GiangBài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:
“Không đi, không biết Đồ Sơn,
Đi thì mới thấy không hơn... 
đồ nhà!
Đồ nhà tuy có hơi già,
Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.
Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ… dân gian, khuyết danh. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhạc sĩ, nhà giáo Hà Giang.
  * *
Bài thơ nôm na mà ý vị ấy ra đời đến nay đã hai mươi mấy năm. Đây là bài thơ hay, được rất nhiều người ưa thích. Hay, vì nó độc đáo, dí dỏm, lại nồng ấm nghĩa tình.

23 tháng 1, 2014

Nhân ngày Ông Táo, tản mạn về câu cá và bài thơ hay nhất Đường thi về câu cá

Trần Đông Phong
           Ngày 23 tháng Chạp thấy mọi người bận rộn về việc mua cá rồi thả cá tiến Ông Táo về trời, tôi lại liên tưởng đến việc câu cá và tất nhiên không thể thiếu được một bài thơ Đường về câu cá.
          Câu cá là thú vui, giải trí của nhiều người. Chỗ này thấy đưa tin câu được con cá vàng 10 cân, chỗ kia thấy nói câu được con trắm đen nửa tạ. Ngẫm nghĩ một chút mới thấy rằng không kể những người làm nghề câu cá, việc câu cá giải trí tưởng là cỏn con thế mà từ đông tới tây, từ cổ đến kim, cũng liên quan đến những chuyện quốc gia đại sự thú vị.

21 tháng 1, 2014

Nhóm bạn cũ 40 năm gặp lại và bài thơ hay nhất Đường thi về chủ đề Tích Biệt

Trần Đông Phong
Bài này nói về buổi gặp gỡ của nhóm cựu học sinh lớp 7G trường cấp II Trưng Vương Hà Nội sau 40 năm gặp lại (1974-2014).

Trưa Chủ nhật 19-1-2014, theo chương trình hẹn trước do Bích Thu (cựu lớp phó) khởi xướng, nhóm cựu học sinh lớp 7G, Trưng Vương 1974, tụ tập ở trang trại Sóc Sơn của Ngô Minh, lớp trưởng. Quả là một cuộc dã ngoại tuyệt vời.

19 tháng 1, 2014

Thơ sứ thần nhà Nguyên đi sứ nước Nam, thời Trần

Trần Đông Phong
            Trong các bài trước đã đề cập đến các vị đại sứ nước ta đi sứ phương Bắc. Nguyễn Du, nhà Nguyễn đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Trung Ngạn, nhà Trần đi sứ nhà Nguyên. Bài này đề cập vị sứ thần phương Bắc đi sứ nước Nam năm 1293, thời Trần Nhân Tông (1258-1308), đó là Trần Phu, nhà Nguyên, được coi là có tài hơn người, sách đọc qua một lần là có thể nói lại, mãi không quên, giỏi làm thơ thất ngôn, Đường luật. Chuyến đi này Trần Phu để lại tập thơ Giao Châu tập. Dưới đây là một bài trong tập đó.

CÚNG ÔNG TÁO

Sắp đến ngày mọi nhà phải làm cỗ cúng tiễn ông Táo về chầu trời. Năm ngoái mình đã post bài này vì thấy mỗi nhà làm một phách, chẳng theo một thủ tục, trình tự nào, nhưng mọi người kêu đăng muộn quá không áp dụng được. Vì vậy, năm nay mình đăng lại  để các bố và các mẹ tham khảo xem cái sự  duy tâm của mình đã đúng cách chưa nhé (NCT).

 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.