1 tháng 12, 2012

Chủ đề Hạnh phúc là gì?

Giới thiệu: Tôi đọc thấy bài sau đây trong mục Comment của bài Bài thơ của kẻ thất tình. Song, hiển thị trên trang blog bị lỗi, có lẽ bạn Thắng comment hơi dài. Tôi post ra đây như một bài riêng và xóa comment bị lỗi (NXH)
HẠNH PHÚC là một chủ đề rất hay, Lê Phúc Thắng st và gửi các bạn mẩu chuyện nhỏ này (có thể các bạn đã đọc rồi) như thay lời muốn nói..

HẠNH PHÚC?
+ Chó con hỏi chó mẹ, mẹ ơi hạnh phúc là gì?
Chó mẹ bảo hạnh phúc là cái đuôi con đấy!

30 tháng 11, 2012

Tin lạ cuối tuần: Tắm suối

Giữa mùa đông, ra đường nhìn thấy người người kín mít, thật nhớ ngày ấm áp có thể thỏa sức tắm trong làn nước sạch của suối nguồn. Tây Bắc có tục thường đi tắm suối, sinh hoạt hồn nhiên hoang dã. Mời xem bài phóng sự về người Dao, người Thái tắm suối. Tôi đã gọt bớt bài, đọc cho đơn giản, lấy lại những cái ảnh của các tác giả trên mạng.

Xin mời xem TẠI ĐÂY (trang giải trí của Blog này)

29 tháng 11, 2012

Kỷ vật: Thư Nguyễn Đức Hùng, chữ đẹp

(NXH) Lần trước, trong bài Nhớ Nguyễn Đức Hùng, tôi đã nói rằng, Hùng viết chữ rất đẹp. Tôi nhớ hồi học lớp 8 chữ Hùng đẹp lắm. Lá thư này đề ngày 15/5/1977, tức là sau khi tốt nghiệp phổ thông 2 năm. Thế mà kiểu chữ viết rất nhanh, vẫn rất đẹp. Tôi không có ý định công khai toàn bộ nội dung lá thư, chỉ gấp lại "khoe" đoạn đầu và đoạn cuối của trang đầu thư, mục tiêu để chúng ta thưởng lãm chữ viết của Hùng. Bây giờ liệu học sinh có viết chữ đẹp thế này không?

Nhớ quê rươi, đính chính cho món rươi.

Tuần này viết bài này đăng trên báo, cãi lại ông Vũ Bằng. (Còn chuyện ông Vũ Bằng tán về rươi nổi ra là do đi yêu nhau, phối giống rồi chết, thực ra cũng chả đúng).
Đính chính về rươi
Tôi nhớ tôi đã ít nhất hai lần viết về rươi ở chuyên mục này. Một món ăn ừ thì có chút đặc biệt, nhưng Vũ Bằng đã nói rồi? Vâng, tôi đã đọc bài “Rươi” trong “Món ngon Hà Nội” của Vũ Bằng. Đọc rồi đọc lại. Không tin được ông Vũ Bằng lại “tán” đến mức ấy. Cái uy của Vũ Bằng lớn đến mức, cho đến nay, không ai nói lại lấy một lời. Còn ở quê vùng rươi, nếu có nói đến cách làm rươi của ông Vũ Bằng, thì người ta chỉ cười xòa, cho là nói dóc.



28 tháng 11, 2012

Alo, tôi click xem trang lượt thứ 6.000.

Đêm nay, mở web ra xem, vô tình nhìn vào số lượt xem trang, tròn số 6.000. Ngày xưa nhớ chuyện thi đua thời chống Mỹ, đâu bắn rơi máy bay thứ 500, thứ 1000... là được thưởng ghê lắm. Tôi cứ nhớ mãi, tỉnh Bắc Thái bắn rơi cái máy bay thứ 1.000 được đài báo nói ra rả cả tuần.
Nay tôi tự thưởng tôi vì đã mở blog lượt thứ 6.000. Trong khi tôi đang xem comment của QH, nói về việc tặng thứ gì đó cho XH...

Bài thơ tặng vợ

Tôi post nhầm bài thơ tặng vợ vào blog này, nay phải chuyển đi. Vả lại, đọc thơ tặng vợ của ông NCT tự thấy công lực chưa bằng, nên xấu hổ. Hôm nay lại thấy bài thơ này, trên trang trannhuong.com (web của Nhà thơ Trần Nhương, bạn vong niên của tôi) càng thấy còn phải rèn luyện nhiều. Nên post lên đây cho các bạn đọc chơi:

Khi không còn một xu dính túi
Ta chạy rông như chó rái trên đời”
Lũ tình nhân bỏ mặc ta thân tàn ma dại
“Ta lại quay về, nức nở gọi… vợ ơi!”

Kỷ niệm về điếu thuốc lào đầu tiên trong đời ông Kỳ

Trong số các bạn cựu học sinh chuyên toán cấp 3 Hải Hưng (1972-1975), thì ông Trần Hồng Kỳ (Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là người đã gắn bó với tôi suốt từ năm 1972 cho tới bây giờ. Biết bao chuyện thâm cung bí sử của tôi mà ông Kỳ là người chứng kiến. Có những chuyện chỉ hai người biết, không thể chia sẻ được, nhưng có chuyện tôi thấy cần phải kể lại để các bạn hiểu thêm về một Trần Hồng Kỳ đầy mưu lược và tận tâm với bạn bè.

Ngô Công Thành 

Năm 1980, tốt nghiệp Bách khoa, cùng được động viên vào quân đội. Sau một thời gian tập trung rèn luyện ở Trung đoàn 826, quân khu Thủ đô (lúc đó có cả Xuân Hưng, Bách, Kiêm Dũng, Thắng...), tháng 3 năm 1981, tôi và Kỳ được điều về Trường Đại học Kỹ  thuật quân sự ở Thị xã Vĩnh Yên để bổ túc sáu tháng, chuyển từ kỹ sư Bách Khoa thành kỹ sư súng pháo (nhờ sự chuyển đổi này mà súng pháo của tôi và ông Kỳ đến nay đều được bảo quản và sử dụng tốt). Chúng tôi đóng quân tại khu kho K44 của nhà trường ở sâu trong đồi gần Trường Đại học Xây dựng (Hương Canh, Vĩnh Phúc). Một lần Lê Xuân Phụng (lúc đó đã tốt nghiệp Đại học Xây dựng và cũng được động viên vào quân đội) từ chỗ đóng quân ở Tam Đảo về thăm trường, gặp chúng tôi và ba thằng đã đi chơi lang thang với nhau gần 2 ngày.

27 tháng 11, 2012

Kỷ vật: Giấy nhắn đến lấy quà Liên Xô

Đây là tờ giấy nhắn tôi đến lấy một gói quà từ Liên Xô gửi về. Bây giờ không nhớ người gửi đưa giấy cho tôi trong hoàn cảnh nào. Cũng không nhớ ai là người viết giấy nhắn này, bởi vì tôi nhớ rõ ông chuyển gói quà là một ông đứng tuổi.
Món quà có gì? Chắc bây giờ không ai đoán được bạn Quang Hưng ở Liên Xô gửi món quà gì về cho tôi đang là sinh viên trường Đại học Bách khoa. Thời gian đã qua, nói đến món quà này, thì mới giật mình, một thời đại đã qua rồi. Đây là một thứ phục vụ cho học tập. Đố các bạn đây là quà gì? (NXH)

26 tháng 11, 2012

Kỷ vật: Thư Vũ Tuyên

Tôi công bố bức thư của Vũ Tuyên gửi tôi. Nhưng tôi cũng hơi e thẹn, không muốn nêu tên, nên đã xóa mấy chữ Tuyên gọi tên tôi. Các bạn có thể đoán cũng được. Nhưng có một nội dung thì chỉ có thể hỏi ông QH, đi từ Mat đến Đô-net, được ông Tuyên cho vào đời như thế nào?
Tuyên viết chữ xấu (có lẽ là nhất lớp). Trang này ông Tuyên viết như sau:

Kỷ vật: Chữ ký thày Trần Phi

Đây là chữ ký thày Hiệu trưởng Trần Phi. Nói rõ ngay đây là Thẻ học sinh lớp 10. Thẻ in trên giấy bìa xanh, có ô bên trái là ảnh.

25 tháng 11, 2012

Hưởng ứng công bố kỷ vật: Chữ ký thày Trác

Đây là chữ ký thày Trác trong một văn bản hồi xưa của tôi. Thày ký xong rồi tự viết tên xuống dưới.

Bài thơ của một kẻ thất tình

Có thể trong chúng ta nhiều người chưa biết đến cảm giác thất tình như thế nào. Chàng sinh viên Bách khoa 21 tuổi Ngô Công Thành đã phải trải qua cảm giác đó và anh đã thốt lên thành lời trong một bài thơ viết cách đây gần 33 năm. Blog 8e9e10e đăng lại bài thơ này, mong nhận được sự chia sẻ và cảm thông với  tác giả.

LỜI TRĂNG TRỐI TRÊN SA MẠC

Sao trên đất nước giữa miền nhiệt đới
nắng lắm, mưa nhiều, cây cối tốt tươi,
bầu trời xanh, con người cũng yêu đời,
bỗng lại nổi lên một vùng sa mạc?