20 tháng 4, 2013

Quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ

Tiếp theo bài "Quốc hiệu", tôi giới thiệu về Quốc kỳ...

I.                Cờ của triều Nguyễn
Long tinh kỳ của triều Nguyễn
1.    Long tinh kỳ.
Trước thời Nguyễn, chưa có tác giả nào dẫn ra cờ của các triều đại phong kiến. Lá cờ xưa nhất ghi lại là “Long tinh kỳ”, cờ của triều đại nhà Nguyễn, bắt đầu từ 1802 đến 1885. Cờ có mặt trời đỏ, trên nền vàng, diềm tua xanh.
Đại Nam quốc kỳ
2.    Đại Nam quốc kỳ: Cờ của nước Đại Nam, quốc hiệu nước ta do vua Minh Mạng đặt (từ 1885). Nhưng không hiểu sao lá cờ này không dùng lâu, khoảng 5 năm sau thì không thấy dùng nữa. Cờ nền vàng, có chữ Đại Nam bằng chữ Hán cách điệu.


19 tháng 4, 2013

Tiêu đề Quốc hiệu và Quốc hiệu.

Nhân dịp nghỉ mẫy ngày Giỗ Tổ Hùng vương và khắp nơi bàn đổi tên nước rất sôi nổi, tôi post bài này (NXH):

A. Tiêu đề “Độc lập – Tự do- Hạnh phúc”
Từ năm 1945 đến nay, trong văn bản chính thức về hành chính, chúng ta quá quen với tiêu đề đặt dưới Quốc hiệu: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đó là cái gì vậy, và tại sao?

18 tháng 4, 2013

Có bao nhiêu đời vua Hùng trong lịch sử?

Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258 TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Những tư liệu dã sử dường như phi lý, vì chỉ có 18 đời vua làm sao có thể trị vì đất nước tới 2622 năm? Nhiều người đã nghi ngờ bề dày lịch sử gần 5000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương năm nay, Blog E xin đưa ra những thông tin thu thập được từ các công trình nghiên cứu đã công bố rộng rãi trên Internet, nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề còn nghi vấn về thời đại Hùng Vương. (NCT).

Bệnh Sart, truyện ngắn viết cách đây 10 năm

Hồi cách đây 10 năm, đúng dịp dịch sart xảy ra, tôi đã đăng truyện ngắn này. Truyện in lần đầu trên Tạp chí Nhà văn do ông Hà Đình Cẩn làm Tổng biên tập, sau đó in trong tập truyện ngắn "Người đàn ông bé nhỏ". Thấm thoắt đã 10 năm, đọc lại cái truyện này, có những đoạn thấy mình ngô nghê, có những đoạn lại thấy mình tài giỏi. Mấy hôm trước, thấy TV và đài báo kỷ niệm dịch sart, tôi mới tìm lại bản word, con-vớt mãi giờ mới có bản dùng được, post lên web TẠI ĐÂY.
Truyện này có bối cảnh là một dự án Sân Gon K. Thực ra, toàn bộ diễn biến dự án chậm trễ, rồi bên tỉnh và Bộ tranh luận để rút giấy phép, là tôi lấy nguyên mẫu từ Dự án Xi măng Phúc Sơn. Hồi đó, làm báo Đầu tư, có lần được đi xuống "thăm" dự án với chuyên viên Ngô Công Thành. Toàn bộ diễn biến của dự án đó được lấy làm tình huống trong Dự án Sân gôn K của truyện ngắn "Bệnh Sart", dĩ nhiên có bịa ra một số, nhưng ông Thành đọc chắc thấy thấp thoáng ai đó.
Ngoài ra, các diễn biến về bệnh sart được mô tả tương đối trùng với thực tế. Kể cả Tòa soạn báo, cũng là những chuyện liên thiên ở Tòa soạn mà tôi quen thuộc.
Nhân dịp 10 năm Bệnh Sart bùng nổ, post lại truyện ngắn, (thực ra là truyện vừa) này. Bạn nào quan tâm và đủ kiên nhẫn thì đọc theo đường dẫn trên đây

17 tháng 4, 2013

Xinh động biết bao lỗi chính tả Việt Nam!!!

Chuyện về lỗi chính tả của người Việt không ngờ lại trở thành đề tài nóng bỏng đến thế. Đi đến đâu trên đất nước hình dấu hỏi (hay chữ S nhỉ?) thân yêu của mình, bên cạnh cảm xúc về vẻ đẹp tự nhiên, trong ta cũng trào dâng cảm giác bi hài khi nhìn thấy lỗi chính tả muôn màu muôn vẻ trong các biển hiệu, bảng chỉ dẫn giao thông, bằng cấp, lễ hội và cả những tờ báo chính thống nữa. Lỗi chính tả dường như đã trở thành biểu tượng truyền thống đáng ... xấu hổ của người Việt Nam ta, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Giáo dục tuyên bố Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học hơn 30 năm trước. Và dường như truyền thống sai chính tả ngày càng được phát huy mạnh mẽ với sự hưởng ứng của toàn dân. Minh chứng cho những lời sáo rỗng trên đây chúng tôi xin gửi tới các bạn đọc giả blog E một phóng sự ảnh về những lỗi chính tả vô cùng "xinh động" đang tô đậm thêm nét bi hài trong đời sống văn hóa của người Việt thời đại văn minh. (NCT)

Nước Văn Lang

Nhân ngày giỗ Tổ Hùng vương, tôi viết bài này, gợi ý những điều sâu khuất của lịch sử, nó hiện ra bằng chữ, công khai rõ ràng, không ai ngăn cấm, nhưng đôi khi chúng ta không để ý... (NXH)

 Nước Văn Lang hình thù như thế nào?
Cho đến nay, sử sách đều thừa nhận quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Văn Lang. Văn Lang tương ứng với thời kỳ các vua Hùng, và được gọi chung là Thời đại Hồng Bàng. Do nguồn gốc dân tộc ta là Lạc Việt, nên sau này có thành ngữ “Con Lạc cháu Hồng”, hay “dòng giống Lạc Hồng”…

Mười lỗi chính tả đắt giá nhất

Lỗi chính tả thời đại nào cũng đều có và ít nhiều ai cũng mắc phải. Nó là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có thể nói là một đặc điểm mang tính "nhân văn" và là cần thiết..., vì nó giúp người ta nhận biết cội nguồn, ví dụ dễ dàng nhận ra đồng hương dù ở tận chân trời góc biển; nếu gặp ai nói "em là người Hà Lội"...thì đúng đó là người gốc Hà Nội không phải nghi ngờ! 
Nhưng lỗi chính tả cũng gây ra nhiều vấn đề do hiểu nhầm, tại hại nhất là gây thiệt hại kinh tế tài chính. Nhân độc giả blog E đang tranh luận sôi nổi về lỗi chính tả tôi xin giới thiệu một vài thông tin thu lượm được về một số trường hợp cụ thể mà người ta phải "ngậm đắng nuốt cay" chỉ vì sai lỗi chính t. Nhờ NCT  chỉnh lại cho mấy cái ảnh nhé (LPT)

CHÚC MỪNG SINH NHẬT VŨ MINH TIẾN

Vũ Minh Tiến hôm nay chính thức bước sang tuổi 56. Đúng là thời gian trôi đi nhanh tựa tên bay!

Mới ngày nào, lúc trời nhá nhem, tôi cùng Minh Tiến đèo nhau bằng xe đạp đi từ Chợ Gạo lên thị xã Hưng Yên, qua cổng nhà bà Dần, Giám đốc Bệnh viện Ấp Dâu (mẹ Trương Thị Diệu Hồng 10A). Hai thằng trai 17 tuổi bịt mũi cho lạc tiếng đi rồi gọi “Hồng ơi!”. Khi Hồng chạy từ trong nhà ra xem ai gọi thì hai thằng lại nhảy lên xe phóng thẳng, nhưng vẫn ngoái cổ lại trông thấy em cười hờ hững nhìn theo...

16 tháng 4, 2013

Nhân ngày giỗ Tổ: Về Hùng vương, chữ Hùng và nước Văn Lang

Nhân ngày gỗ tổ Hùng vương, blog E đã post mấy bài về lễ giỗ Tổ. Về chủ đề này, tôi xin góp mấy lời. (NXH)

1.     Hùng vương hay là Lạc vương?
Trong bộ sử chính thức đầu tiên của Đại Việt do Lê Văn Hưu viết, có nói đến Hùng vương và nguồn gốc dân tộc Việt, tuy nhiên, bộ sử này đã thất truyền. chỉ còn lại hình bóng trong các bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liên biên soạn. Theo đó, Hùng vương là triều đại phong kiến đầu tiên của nước ta: “Đế Minh sinh ra Lộc Tục, Lộc Tục sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ sinh được 100 người con trai, 50 người theo mẹ lên núi cùng suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ” Triều đại Hùng vương kết thúc năm 258 trước Công nguyên, bị Thục Phán An Dương Vương đánh đổ.
Xét về dân tộc học, thì Hùng vương làm vua trong cương vực của người Lạc Việt. Trong “triều đình” Hùng vương, quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ là Lạc tướng, quan địa phương là Bồ Chính. Từ tư liệu này, mà có học giả cho rằng, thực chất vua không phải là “Hùng vương”, mà phải là “Lạc vương”

Tản văn của Mai Hương về Rét Nàng Bân

Mai Hương em gần đây ít có thời gian đọc và viết bài. Hôm qua, em vào blog mà thấy cảm động quá! Cảm động, vì vẫn có độc giả của blog nhớ và nhắc đến em. Cảm động, vì sự cố gắng viết, sưu tầm bài hay để phục vụ độc giả blog của anh NCT, khi mà nhiều cây bút của blog vắng mặt vì lí do này khác. Em có một bài tản văn mới viết trong đợt Rét Nàng Bân vừa rồi, cũng chưa có thời gian sửa lại, nên em chưa định đăng. Nhưng vì rất yêu mến blog E nên em lại gửi đăng bài chưa sửa. Em muốn tặng bài tản văn này cho tất cả những đôi lứa bên nhau trong cuộc đời, những người vẫn thường đọc blog E. RÉT NÀNG BÂN – Cái rét của người vợ yêu chồng. Rét NÀNG BÂN - Lời chúc hạnh phúc cho tất cả chúng ta! 

Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh

Tương truyền Hùng King (Vua Hùng) có một cô công chúa tên gọi Mỵ Nương, nhan sắc không đến nỗi nào nhưng đến tuổi cập kê rồi mà vẫn chưa có giai nào nhòm ngó. Hùng King sốt ruột vô cùng, lại thấy con gái  suốt ngày chỉ chải chuốt ngắm vuốt hòng tham gia mấy cuộc thi Miss Teen trên truyền hình, nên vua cáu lắm!

Rồi một hôm, nhân dịp có cuộc họp triều đình thường kỳ kéo dài từ đầu tháng để rà soát lại các lỗi chính tả trong các văn bản luật đã ban hành, nhà vua tranh thủ giờ nghỉ giữa hai hiệp họp để đưa vấn đề kén chồng cho Mỵ Nương ra thảo luận cùng triều đình.

15 tháng 4, 2013

Một phút thư giãn tháng tư (2)

Thể theo nguyện vọng của bạn Trần Quang, cộng tác viên tích cực của blog E trong mục một phút thư giãn hàng tháng, với chủ đề CƯỜI TRƯỚC GIỜ LÀM VIỆC, tôi mở phần 2 Phút thư giãn tháng 4 để mọi người đỡ mỏi tay, mỏi mắt. 
Hôm qua trên diễn đàn blog E đã có tranh luận khá căng thẳng về lỗi chính tả khi viết. nào là “i ngắn” hay “y dài”, nào là “s” hay “x”... Theo tôi, chữ viết là vấn đề của ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ lại mang tính quy ước của cộng đồng, là cái phải trải qua kinh nghiệm thực tế, phải trau dồi thì mới tạo nên cách sử dụng phù hợp. Không một ai dám nói mình chưa bao giờ mắc lỗi chính tả. Có điều, nếu ta lưu ý quan sát và chịu khó sửa sai thì khi “vấp” phải các tình huống như thế, chúng ta sẽ nhanh chóng khắc phục, ta sẽ ít bị mắc lỗi và đặc biệt là không mắc những lỗi nặng, bị coi là “chưa sạch nước cản”. Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ nặng (S) và sờ nhẹ (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu "sờ" này. Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó. Xin kể lại để các bạn tham khảo tránh nhầm lẫn, sờ đúng lúc, đúng chỗ, đừng sờ lung tung. (NCT)

14 tháng 4, 2013

Chợt nhớ lại bài thơ cũ

Mùa thu năm 1983 đơn vị tôi chuyển tới đóng quân ở vùng đồi trung du Vĩnh Phú. Những đêm trăng trung du với tôi thật kỳ diệu. Ở vùng đồi trăng hình như to hơn, sáng hơn, vàng hơn trăng quê mình thì phải. Những đêm trăng như thế, tôi thường đi dạo một mình, ngắm trăng và ước mơ về một tình yêu trong sáng. Ngày ấy, tôi ghi lại cảm xúc của mình bằng một bài thơ ngắn. Hôm nay ngồi một mình với blog E chợt nhớ lại bài thơ cũ. Xin chép ra đây giới thiệu cùng các bạn. (NCT)

Bạn đã biết gì về ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Cứ mỗi lần đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đồng bào cả nước lại nô nức “về nguồn”, tụ hội ở Đền Hùng, tưởng niệm tổ tiên chung của cả dân tộc. Từ năm 2010, cả nước được nghỉ làm việcngày 10 tháng 3 âm lịch để tổ chức quốc lễ. Vậy, Bạn đã biết gì về ngày này? Tại sao nhân dân ta lại chọn ngày mồng Mười tháng Ba làm ngày giỗ Tổ?Ngày mồng 10 tháng 3 có từ bao giờ?  Blog E xin tổng hợp thông tin để bạn đọc suy ngẫm thêm nhé. (NCT)

Tại sao lại là mồng 10 tháng 3?
 Theo truyền thuyết thì có 18 đời vua HÙNG, ta lưu ý phải hiểu chữ ‘đời vua’ ở đây là triều đại hay nôm na là 1 “nhà” như nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Hạ, nhà Thương..., mỗi triều đại lại có nhiều vua. Truyền thuyết ghi 18 đời Hùng vương có tổng cộng 180 vua???