20 tháng 3, 2014

MỌI NGƯỜI LẠI BÀN VỀ THÀNH LẬP ĐẶC KHU KINH TẾ

Đối với nhiều người, đặc khu kinh tế dường như đã là chuyện của quá khứ. Hơn 30 năm trước, những đặc khu kiểu này đã được thành lập và phát triển hiệu quả ở Trung Quốc. Đặc khu kinh tế theo ý tưởng của Đặng Tiểu Bình đã tạo ra con đường tắt đi tới hiện đại hóa và thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh trong 3 chục năm qua.
Hôm nay, khi mà thế giới đang ngày càng "phẳng" hơn, tiến trình toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược, khi mà mọi nguồn lực được tự do lưu chuyển, các khu kinh tế tự do xem như đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử "dẫn dắt" kinh tế thế giới đi tới tự do hóa. Thế nhưng, Việt Nam lại đang bắt đầu bàn đến chuyện mở một số đặc khu kinh tế ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Văn Phong (Khánh Hòa) và thành phố Đà Lạt (một thành phố du lịch đặc thù).

19 tháng 3, 2014

Chúng ta có vượt suối đời bằng bao ni-lông không?

Tôi rất yêu quý các bạn đọc của blog E nên mới chia sẻ mấy ý kiến cá nhân này. Nó là một cách nhìn khác với những hiện tượng xã hội. Điều mà ngày xưa chúng ta được thày Toán dạy khi giải toán, bây giờ tôi vẫn mang theo khi nhìn nhận các vấn đề. Thày Toán nói: Một bài toán phải được nhìn dưới nhiều khía cạnh, lật đi lật lại, đào sâu vào các dữ kiện đã cho, như thế đề bài toán càng ngắn càng khó.
Khi mẩu tin và clip về một cô giáo và các em học sinh vượt suối bằng bao nilong, tôi đã suy nghĩ khác nhiều người. Facebook tuần nay có nhiều bài thương cảm, nhiều nước mắt đã nhỏ, nhiều tiếng trách cứ, lên án chính quyền, có kẻ còn nhân dịp này chửi bới các chính trị gia. Phải công nhận các chính trị gia có nhiều chuyện đáng chửi. Nhưng sau khi chửi hả hê, thì nên suy nghĩ xem, con người chúng ta đang sống như thế nào.

18 tháng 3, 2014

BẾN ĐỢI

Bến Đợi một thời vui lắm
Giai nhân tài tử dập dìu
Mặt nước in màu yếm thắm
Con đò xô sóng xôn xao...

Bến Đợi một thời mưa ngâu
Biền biệt kẻ Nam người Bắc
Chẳng có đâu cầu Ô thước
Cho người yêu gặp người yêu.

Tư duy là cái gì vậy?

Hôm nay, tôi đọc ở Dân trí một cái tin, nội dung tóm tắt như sau, theo Thông tư X, Nghị định Y gì đó, người Việt ở nước ngoài không có hộ chiếu và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì đến ngày 1/7/2014 phải đến các cơ quan lãnh sự, đại sứ ở nước sở tại để đăng ký lại, giữ quốc tịch Việt NAm, nếu không thì sẽ... mất quốc tịch.
Trong Blog này, nhiều bạn là quan chức, là viên chức, công chức... tôi bàn với các bạn một vấn đề bình thường, dân sự, không phạm phải các điều nhạy cảm chính trị, rằng, bạn có thấy cái điều quy định trên đây có bất bình thường gì không? Hay là chúng ta thấy nó đúng đắn?
Tôi thì thấy đó là điều rất bất bình thường, nó chỉ phát sinh từ đầu óc quản lý đặc trưng Việt Nam mà thôi.
Vì sao lại thế?

17 tháng 3, 2014

Trạng nguyên Giáp Hải và bài thơ họa vần vịnh bèo lui địch

Trần Đông Phong

          Hai bài thơ xướng họa dưới đây về cây bèo thể hiện cuộc đấu trí về ngoại giao giữa Mao Báo Ôn, nhà Minh, Trung Quốc và Giáp Hải, triều Mạc, nước ta thế kỷ 16.

Bài thơ xướng của Mao Bá Ôn:

Nguyên tác:

隨田逐水冒秧鍼,
到處看來實不深。
空有根苗空有葉,
敢生枝節敢生心?
徒知聚處寧知散,
但識浮時那識沉。
大抵天風惡氣,
掃歸湖海便難尋。

Học thuê

Trước đây chục năm, sinh viên có thể kiếm tiền thêm bằng cách làm gia sư, phát tờ rơi quảng cáo, bán thuốc lá cho các hãng, bán bia ở quán, ... Nay thì thêm một nghề: Đi học thuê. Ở các lớp tại chức, hoặc đại học bằng hai, người ta thuê sinh viên đến ngồi điểm danh chép bài, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/buổi. Vậy là, các cô cậu sinh viên có thêm một nguồn thu nhập. Những người không thể đi học, nhưng vẫn thi qua kỳ thi cuối môn, vì khi thi thì được tự do (hoặc thành lệ) mở vở quay cóp thoải mái (vì đã đóng tiền).
Bạn, hoặc tôi, đều thấy nhãn tiền, trong cơ quan mình, đơn vị mình, có những người vẫn đi làm, vẫn đi kinh doanh, nhưng đùng một cái có bằng đại học loại ưu, bằng thạc sĩ, nhưng trình độ chuyên môn vẫn không hơn kẻ thất học. Bởi vì họ đã học hệ đại học, học bằng hai, hoặc học thạc sĩ rồi. (theo kiểu học thuê)