Sau mấy bài hơi có nhiều cái khó đọc, tôi đưa lên đây câu chuyện nhẹ nhàng của một bạn E kể. Tôi chỉ viết lại. Không nói ra, các bạn E biết ngay đây là ai... Bài đã viết trên FB, tôi đã xin phép NLB.
Tôi có bạn là Giáo sư Tiến sĩ (N.L.B ) của một trường Đại học thuộc Vương quốc Thái Lan (Đại học mang tên Hoàng hậu Thái Lan tỉnh Chiềng Rai) về nước, sau 30 năm giảng dạy ở nước ngoài, anh quyết định về cống hiến sức lực cho đất nước. Anh chọn ngay một trường đại học dân lập ở tỉnh nhà, gần với thủ đô Hà Nội, để đến đặt vấn đề giảng dạy. Anh đã giới thiệu, mình bao nhiêu năm giảng dạy đại học ở Thái Lan, biết bao nhiêu thứ tiếng, có học vị gì, hướng dẫn luận án tiến sĩ cho bao nhiêu người rồi, công trình gì đăng ở tạp chí nước ngoài... giờ còn vài năm đến tuổi hưu, tính về nước, giảng dạy ở tỉnh nhà (gần Hà Nội, qua lại cũng dễ, về quê cũng dễ), công việc là chính, thu nhập thứ yếu, bao nhiêu cũng được. Và, điều quan trọng là, nếu có lớp giảng dạy bằng tiếng Anh, thì anh sẵn sàng. Hoặc tư vấn các vấn đề về một bộ môn liên ngành mới là kinh tế môi trường, quản trị doanh nghiệp... Vân vân...
Sau khi lắng nghe anh, vị đại diện phòng tổ chức nhà trường hỏi: Anh cho xem chứng chỉ tiếng Anh của anh?
Anh bạn buồn cười: Sao anh không xem cái gì khác.
Thì người này lại hỏi: Anh có chứng chỉ sư phạm không?
Anh bạn tôi bèn từ giã tỉnh nhà, cười chua chát.
(NXH)
Blog của tất cả những thành viên đã từng học Lớp Chuyên toán Hải Hưng, Cấp 3 Hưng Yên 1972-1975
14 tháng 11, 2013
13 tháng 11, 2013
Mạng xã hội đang “nói” với xã hội điều gì?
Hãy lấy các blog và mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam là
Facebook (FB) làm ví dụ. Người ta có thể viết, sáng tác, đưa ra bình luận, quảng
cáo, thậm chí chửi bới nhau trên đó. Kết cấu lan truyền của mạng xã hội kiểu FB
chỉ có thể liên tưởng với phản ứng hạt nhân. Có rất nhiều đánh giá khác nhau về
mạng xã hội. Có cái nhìn tiêu cực (cấm đoán, cái chợ rác rưởi), có cái nhìn
tích cực (công cụ vận động, quảng bá, xuất bản…).
Rượu bồ đào trong bài Lương Châu từ của Vương Hàn trên cái nhìn về sự giao thoa văn hóa của hai nền văn minh Lưỡng Hà và Hoàng Hà
Trần Đông Phong
Tôi định dùng một cái tên ngắn hơn cho
bài viết này, tuy nhiên một bài bài nghiên cứu cần có một cái tên như vậy, thay
vì một cái tên ngắn gọn kiểu bài báo.
Lương
Châu từ
Bồ đào
mỹ tửu dạ quang bôi
Tỳ bà dục
ẩm thượng mã thôi
Túy ngọa
sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi.
12 tháng 11, 2013
Đời sống vật chất và tinh thần của người Malagasy giống kỳ lạ với người Việt (Bài 4 của loạt bài Châu Phi da vàng)
nhà và ruộng của người Malagasy |
Cộng đồng người Malagasy sinh sống trên đất nước Madagascar
được cho là di cư từ khu vực Nam Đảo châu Á, gồm các dân tộc miền đảo như
Indonexia, Malaysia, Australia… Hiện nay, do dòng nhập cư lâu đời và lai đa hệ,
có 16 nhóm cư dân chính sinh sống…
Ngoài người da đen chủ yếu ở thành phố, còn lại đa số da
vàng ở nông thôn, mật độ dân cư không dày (dân số 22 triệu người, diện tích đất
nước gần gấp 2 Việt Nam). Điều đáng suy ngẫm và rất bất ngờ, khiến cho tôi có cảm
tưởng đặc biệt, đó là đời sống người dân Malagasy giống kỳ lạ với người Việt. Đời sống biểu hiện ở tập quán làm lúa nước, làm nhà ở, tín ngưỡng thờ cúng, cách cải táng...
Giấc mơ của tôi và ông Quang Hưng
Hồi tôi (NXH) mới lên Hà Nội, con gái tôi vào lớp 2 trường Ba Đình, cùng học với con gái ông Quang Hưng. Hai con bé này học cùng nhau 1 năm, một đứa hay nói, năng nổ, một đứa hiền, chỉ cười và nghe. Hồi đó có câu chuyện bầu lớp trưởng lớp 2. Thày giáo thì có ý muốn cho một bạn làm lớp trưởng rồi, cả lớp bảo nhau bầu cho bạn mà thày bảo, con ông Quang Hưng vận động một nhóm bạn muốn bầu cho bạn khác. Thế là hình thành một sự "nổi loạn" nhỏ. Thày giáo có ý nói chuyện gì đó với ông Quang Hưng là phụ huynh. Giờ tôi cũng không nhớ rõ lắm nội dung câu chuyện. Không rõ có trách móc hay uốn nắn học sinh gì không?
11 tháng 11, 2013
Nước Nga của Lật đật, Matryoska và Putinka
Chiếc lá cây trong gió bão
Trong sự
quan tâm lo lắng chung tới tình hình ảnh hưởng của bão Hải Yến (Haiyan), đầu
giờ sáng mở BlogE thấy bài thơ của anh Ngô Công Thành về Thơ tình trong
...bão, tôi lại nhớ đến một bài thơ tiếng Pháp mà tôi đã dịch trước đây về
chủ đề lá cây trong gió bão. Trong nguyên tác đầu đề của bài thơ là “Chiếc lá
cây” (La feuill). Bài thơ do Antoine
Vincent ARNAULT
(1766-1834) - Nhà viết kịch, nhà thơ người Pháp sáng tác. Thông điệp ở đây là Chiếc Lá dù bị gió bão dứt ra khỏi nơi ở trú ngụ
của mình, bị bị cuốn đi khắp nơi, vẫn dũng cảm chịu đựng và cuối cùng vẫn có
tìm ra con đường của mình.
(Trần Đông
Phong)
Thơ tình trong ...bão
Những chiếc lá trên cành
Mang màu xanh sự sống
Ấp ủ niềm hy vọng
Toả bóng mát cho đời...
Bỗng sầm sịt đất trời
Lá níu cành quằn quại
Gió quật đi quật lại
Mưa xối xả phũ phàng.
10 tháng 11, 2013
Bài 3: Chúng ta đang mở cửa hay đóng cửa? (Có một châu Phi da vàng)
xe tay trên thành phố Andasibe cách thủ đô khoảng 100 km |
Có ra ngoài một ngày đàng, mới thấy mình còn hàng sàng ngu.
Nói thật với các đồng bào yêu mến, rằng các bạn cũng như tôi thôi, đang sống
trong những ngày ngu.
Chúng ta hàng ngày nói băm bổ, nói thuộc lòng về cái gọi là “mở
cửa”, về “thế giới phẳng”, nhưng thật sự chúng ta không biết hành động trong
cái thế giới ấy như thế nào cả. Nói “chúng ta”, tức là các bạn và tôi, thì cũng
hơi oan, đúng hơn là những người có chức vụ cao hơn, có thể nói một lời có gang
có thép. “Chúng ta” là những công dân không biết mình đang tối tăm.
Tin lạ: 5000 phụ nữ tự nguyện khỏa thân
Tuần này
mưa bão, xem một video clip mát vậy.
Lạm bàn: Khối ông/bà trên mạng ra giọng cao đạo, bảo là khi có bão vào, không nên nói chuyện khác ngoài chuyện thương xót vùng bị bão. Vậy khi bão tan rồi, còn vô vàn cảnh đời đau khổ, sao không nói đi. Cứ lập luận như vậy thì rồi cuối cùng cái gì cũng thống nhất cao cả.
Tôi hiến các bạn video clip này, tại trang Tin lạ của Blog E
Hãy xem, phụ nữ Tây trút bỏ xiêm y trước mặt bọn đàn ông, biểu dương lực lượng. Chắc hẳn họ phải có triết lý nào vững chắc mới thuyết phục được họ như vậy?
Lạm bàn: Khối ông/bà trên mạng ra giọng cao đạo, bảo là khi có bão vào, không nên nói chuyện khác ngoài chuyện thương xót vùng bị bão. Vậy khi bão tan rồi, còn vô vàn cảnh đời đau khổ, sao không nói đi. Cứ lập luận như vậy thì rồi cuối cùng cái gì cũng thống nhất cao cả.
Tôi hiến các bạn video clip này, tại trang Tin lạ của Blog E
Hãy xem, phụ nữ Tây trút bỏ xiêm y trước mặt bọn đàn ông, biểu dương lực lượng. Chắc hẳn họ phải có triết lý nào vững chắc mới thuyết phục được họ như vậy?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)