2 tháng 3, 2013

Bài hát dạng con cóc


Như đã nói trong cuối bài "vè, thơ con cóc...", bài này nói về ca từ của các bài hát, một chiêm nghiệm có ích cho việc đọc, cảm và làm thơ. Coi như là một trao đổi. (NXH)

Thơ và nhạc
Người Trung Quốc coi mẫu người quân tử phong lưu phải biết cầm, kỳ, thi, họa. Cầm (đàn) là thứ nhất, thi (thơ) chỉ là thứ 3. Về mối quan hệ nghệ thuật, thì nhạc và thơ gần gặn hơn cả. Cũng là điệu tâm hồn, nhưng công cụ và phương tiện của nhạc là âm thanh, nên khả năng của nó vô tận. Đỉnh cao cực kia của âm nhạc là không lời, thì bài hát là dấu gạch nối giữa nhạc và thơ.
Trong thơ, thi sĩ có những bài thơ hay, có những “thần cú” ám ảnh đời sống, nó sống mãi và người ta vẫn ra sức sáng tạo để đạt đến đỉnh cao của thơ ca. Trong ca khúc cũng thế. Bài Tiến quân ca có lẽ còn sống rất lâu. Những bài hát của Văn Cao viết từ những năm ba mươi, bây giờ hát vẫn thấy không cũ. Và, Trịnh Công Sơn thì hát vào thời nào cũng hay.
Tại sao thế?

1 tháng 3, 2013

U ơi! con nhớ U

Các anh trong BBT blog E thân mến. Em là một độc giả của blog E, thường đọc các anh hàng ngày. Những bài viết của các anh thật bổ ích với em trong nhiều lĩnh vực. Những bài viết ấy đã mang lại cho em thêm rất nhiều niềm vui sống, tình yêu với cuộc đời.
Ngày Quốc tế Phụ nữ mồng 8 tháng 3 sắp tới, các anh đã có nhiều thơ tình yêu đăng trên blog rất hay. Còn em, có một bài tản văn viết từ mùa thu trước - Bài về MẸ. Em muốn được đăng bài trên blog của các anh. Có thể, đây là một sự đường đột. Nhưng em mong được các anh giúp đỡ. Bởi, em muốn thông qua blog của các anh, được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn và thương nhớ tới tất cả các bà mẹ của chúng ta. Kính chúc các mẹ còn được hưởng phúc bên con cháu một mùa xuân mới mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui. Và những mẹ đã nhắm mắt của chúng con ơi, chúng con sẽ sống tốt để xứng với tình yêu mà Người để lại.    (Mai Hương) 

Lục bát tình xuân

Theo yêu cầu của tác giả, tôi đăng bài thơ này và đặt tên đầu đề.  Tác giả là cựu học sinh lớp E  chuyên toán HH72-75, nhưng cố tình dấu tên, chắc là để các bạn anh tự đoán ra. Tôi đoán đây là bài thơ của Vũ Kim Hào, nhưng cũng có thể không phải. Biết đâu lại có bất ngờ mới, vì thi sĩ cựu học sinh chuyên toán HH 72-75 đang xuất hiện ngày càng nhiều. Các bạn cùng thử đoán xem nhé. (NCT)


28 tháng 2, 2013

thơ xuân 2013

Xin góp mấy vần thơ  mời các bạn bình cho vui nhé.
 
         TÌNH XUÂN
  Tết đi qua tháng ba đã tới
  Tuổi xế chiều chới với nụ tầm xuân
  Cái thương nhớ chất đầy mà lực bất tòng tâm
  Thế mới biết tái xuân tình bốc lửa.
   Một chiều xuân ngó theo nhau trước cửa
   Mong người về bát đũa lại vui thêm
  Trời chẳng lạnh để giường đệm ấm hơn
   Nụ tầm xuân đợi mưa rơi hé mở.
  Đêm tháng ba ngập trong nhau hơi thở
  Tuổi ngũ tuần vẫn nở rộ tình xuân.
                                               
                                (Khuyết danh - Tết 2013))

Vè, thơ con cóc và tân con cóc

Nhân bài viết của NCT, nhân bình luận của mấy bạn sau bài chúc sinh nhật NCT, tôi viết bài viết này, chỉ là nhằm trao đổi với các bạn yêu thơ. (NXH)

1.
Tại sao khi thơ bị chê là vè thì nhà thơ sẽ rất buồn. Ví như, mình đi cái xe ô tô tưởng là oách xà lách lắm, nhưng rồi có người bảo, chẳng qua là cái xe công nông đầu ngang.

Tự hào quá lố

Bài này tôi đăng báo trong mục tản văn của một tờ báo tuần, nhan đề là "Tự hào cũng là văn hóa" (NXH)

Tự hào cũng phải là… văn hóa.
Gần đây, có “làn sóng” làm hồ sơ xin cơ quan văn hóa của Liên hợp quốc công nhận “di sản thế giới” cho các di sản văn hóa Việt Nam. Rồi thì làm lễ đón bằng di sản thế giới. Quảng bá hình ảnh đất nước là được, làm quảng bá du lịch là được. Nhưng rồi có sự tuyên truyền về sự tự hào là “di sản thế giới”. Hỏi rằng, các di sản được công nhận “của thế giới” rồi, thì nó sẽ thế nào, thì có vẻ chỉ mới là hy vọng. Ở đây có sự méo mó về thông tin. Sao không tuyên truyền tiêu chí về việc công nhận di sản thế giới. Có phải đơn giản như một cuộc thi các di sản, rồi có anh thắng cuộc, được nhất, được nhì? Tâm lý hiếu thắng, muốn lập kỷ lục thật xa lạ với tiêu chí công nhận di sản văn hóa của Liên hiệp quốc.

Có một bài thơ như thế


Tôi sinh tháng 2 năm 1959, nhưng hồi bé thuộc diện chóng cao, mẹ tôi lại dạy vỡ lòng, nên năm 1964 mẹ cho tôi ra chùa ngồi xem các anh chị học chữ để làm quen (ngày ấy hầu hết các lớp cấp 1 đều phải học nhờ nhà chùa). Rồi tôi cũng tập viết với cây bút chì cụt bà dì họ cho. Giữa năm học, mẹ tôi được cử đi học Trung cấp sư phạm 1 năm để về dạy cấp 1, thế là tôi nghiễm nhiên trở thành học sinh vỡ lòng mà cô giáo mới không để ý. Năm 1965 học sinh  còn ít lắm, nhà trường không cho học sinh vỡ lòng lưu ban nên mặc dù chưa đủ tuổi tôi cũng phải lên học lớp 1 đặc biệt (mình được ưu ái học lớp đặc biệt từ lớp 1 nhé) dành cho các học sinh bị lưu ban vỡ lòng ở các làng trong xã. Lớp này thầy vừa ôn lại mặt chữ vỡ lòng vừa dạy làm toán lớp 1. Sau đó cũng được lên lớp 2 bình thường. Thế là tôi đi học sớm 1 tuổi.

27 tháng 2, 2013

Đi thăm Cụ cây Dã hương ngàn tuổi


Ngày xuân rỗi rãi các bạn nên đi thăm “Cụ cây” Dã hương ngàn tuổi. Đó là cây dã hương ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 70 km. Cụ cây dã hương này đã được phong là di sản quốc gia và được coi là cây dã hương cổ thụ độc nhất vô nhị trên thế giới.

Mùa xuân lạ

Cách đây tròn 5 năm, tôi đưa lên trang web bài thơ "Mùa xuân lạ". Khi đó tôi tự thiết kế web trên cơ sở googlepages. Nay thì dịch vụ đó của Google đã ngừng rồi. Thời thế đổi thay. Năm đó, ngày cuối tháng 2 trời trở lạnh như mùa đông, lá vàng bay dào dạt trong phố Hà Nội như mùa thu, buổi trưa thì nắng nhẹ như mùa hạ. Cái dở chứng của thời tiết gián tiếp đánh vào tâm cảm của một người 50 tuổi. Năm nay, cữ này thời tiết bình thường, không có gì lạ. Nhưng mùa xuân thì vẫn lạ lùng. Nhân có cái blog này, xin hiến cộng đồng blog E bài thơ 5 năm trước. Bây giờ thì tôi định làm bài thơ về mùa xuân năm nay, nhưng lạ sao chưa làm nổi. (nxh)

Mùa xuân lạ

Em đi sang bên kia cầu
ngày trở lạnh
con đường hun hút gió
Để lại anh Hà Nội chiều lá rụng
Xao xác lá xuân đang rơi rơi xuống
Một bầu trời hoang vắng lạ trên đầu
*

26 tháng 2, 2013

Sức khỏe là trung tâm

Hôm nay lật tờ lịch treo tường mới nhớ ra mai là ngày Thầy thuốc Việt Nam, những người Thầy mà mỗi người chúng ta trong cuộc đời không nhiều thì ít ra cũng phải gặp dăm bảy bận. Lớp E có các bác sỹ  giỏi như Đỗ Văn Tá, Đỗ Văn Linh, Lê Đắc Cường và cố bác sỹ Trần Thị Bím. Có cô dâu lớp E cũng là một nhân viên ngành y nổi tiếng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương (Hoàng Thị Thanh Tâm vợ Nguyễn Kiêm Dũng). Nhân ngày 27-2, xin chúc các Thầy thuốc dồi dào sức khỏe và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Riêng đối với các thành viên lớp E tôi muốn gửi tới các bạn lời chúc: lúc nào cũng thấy khỏe và không có nhu cầu gặp bác sỹ để chữa bệnh, mà chỉ gặp bác sỹ để nói chuyện tếu thôi. Tình cờ 3 năm trước tôi đọc được một bài báo đăng trên số báo xuân 2009 nói về triết lý sống khỏe của người Trung Hoa. Ba năm nay tôi đã thực hành theo triết lý sống đó, để biến một NCT gầy yếu ngày xưa các bạn đã biết thành một NCT ngày nay ở tuổi 55: cao 172 cm, ba số đo 95-82-95, hệ số BMI =22 (chỉ tiêu  phản ánh  sự cân đối của cơ thể bằng cách lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao, tiêu chuẩn quốc tế là 20-25). Điều quan trọng là lúc nào cũng thấy yêu đời và vẫn có thể làm ...thơ tình. Xin gửi tới các bạn bài viết mà tôi tâm đắc với hy vọng các bạn sẽ  áp dụng cho bản thân để luôn cảm thấy khỏe và lạc quan trong cuộc sống . (NCT)

25 tháng 2, 2013

Năm nguyên tắc chọn chồng


Dạo này già nên mất nết sinh khó ngủ. Có bạn xui, cứ chui lên giường thì mặc áo phông màu đỏ có sao vàng trước ngực và đọc lấy vài trang tư tưởng Hồ Chí Minh là ngủ ngay. Lại có đứa bảo, cứ lên giường đọc lấy mươi bài thơ tán gái của lớp E là ngủ tít. Nhưng rồi cũng không ngủ được. Bỗng hôm qua, táy máy đọc thấy bài này, lập tức ngủ ngay, ngủ quên cả ngày nay không đi làm được. Đó là bài "Năm nguyên tắc chọn chồng"
Dư lày:

Chị khuyên đây này, Nguyên tắc thứ nhất: Chồng là một con lợn
Các cô mới lớn, thường thì thích người yêu hay bạn đời tương lai của mình là một con công có bộ cánh rực rỡ để khoe với bạn bè. Lớn hơn một chút, khi đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân thì lại muốn chồng tương lai là một con khỉ biết làm đủ trò. Sai lầm nhớn. Một con khỉ đực biết làm nhiều trò với ta thì nó cũng sẽ biết làm nhiều trò với những con khỉ cái khác. Khi lấy nhau rồi, những trò khỉ trước đây quyến rũ ta bao nhiêu, thì nó nhàm chán bấy nhiêu qua năm tháng. Tức là, con khỉ nhàm chán đối với ta, nhưng vẫn hấp dẫn đối với bọn khỉ cái khác. Bản tính nghi kị của đàn bà lại lớn, tình yêu thì sứt mẻ, niềm đam mê bị mài mòn, địch lại luôn đánh phá, hôn nhân bắt đầu rạn vỡ và rồi kết cục chẳng ra đâu vào đâu.
Vì vậy, con lợn là sự lựa chọn đúng đắn. Có thể nó không khôn, nhưng bảo gì nghe nấy.

24 tháng 2, 2013

Đây là cái gì?

Biển hiệu này ở trước của một nhà hàng mang tên “Snacks Bắc Kinh” hoặc “百年 卤煮" gần Prince Gong’s Mansions (恭王府), một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm về phía Bắc của Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. Ảnh này  chụp vào ngày 21 tháng 2 năm 2013. (Theo Rose Tang) - Đây là biểu hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đúng rồi, nhưng nó đang xảy ra tại thủ đô ở nước "XHCN anh em" hữu nghị theo cách nói chính thống...
Các bạn có thể đọc tiếng Anh thì hiểu, nhưng thôi, nghĩa nó đây: "Cửa hàng này không phục vụ người Nhật, người Philippin, người Việt Nam và chó"