28 tháng 12, 2012

Chuyện một trăm hạt giống đỏ

Tình cờ tôi đọc được bài báo của tác giả  Hồ Bất Khuất về 100 hạt giống đỏ ngày xưa được Đảng và Bác Hồ gửi sang Liên Xô đào tạo. Tôi nhớ ra hôm trước, một bạn nặc danh khi đọc bài "Những người lính cựu học sinh lớp E chuyên toán" trên blog 8e9e10e có đặt câu hỏi: tại sao  cựu học sinh chuyên toán HH 72-75 giỏi thế mà không có ai lên tướng ? Tôi mạn phép đăng lại bài này vừa để thay câu trả lời, vừa để các bạn biết thêm về số phận những hạt giống đỏ được lựa chọn kỹ càng ngày ấy ra sao? (NCT)

Cuộc đời và sự nghiệp nhóm “hạt giống đỏ”  
Tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của họ, tôi cứ bâng khuâng nghĩ ngợi mãi. Họ đúng là những con người “vừa hồng, vừa chuyên” theo những tiêu chuẩn mà Bác Hồ mong muốn. Họ cũng chính là những người được gửi đến Liên Xô - lúc đó rất mạnh mẽ và “khỏe khoắn” để sống,  học tập từ khi còn là những đứa trẻ. Họ đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước, nhưng đáng ra, họ còn có thể làm được nhiều hơn thế.

net3[1] by you.  
Ngôi nhà số 28 phố Kachalov - nơi ở của "hạt giống đỏ" mùa đông 1954

Bài thơ Mỵ Nương kén chồng


Giới thiệu: Đây là bài thơ lấy từ FB của Nhà thơ Bùi Hoàng Tám. Ông này có 4 câu thơ mà Nguyễn Huy Thiệp dẫn trong bài ký nổi tiếng: Nói chuyện với hoa thủy tiên (Vợ tôi dở dại dở khôn/Ngày dăm bẩy bận dí l. vào thơ/ Còn tôi ra ngẩn vào ngơ/ Ngày dăm bẩy bận dí thơ vào l.). Cả nhà văn viết ký và nhà thơ làm thơ đều nổi tiếng tục tằn. Trên FB của Bùi Hoàng Tám, ông nói rằng ông sưu tầm bài thơ Mị Nương kén chồng, nhưng không nói rõ sưu tầm ở đâu. Có thể chính ông ta làm ra bài thơ vui này. Coi như một phút giải trí các bác nhé.
Chuyện rằng ở nước Văn Lang
Có cô công chúa là nàng Mỵ Nương
Nhan sắc cũng chỉ thường thường
Nhưng mà nổi tiếng tỏ tường ăn chơi

Cũng là một kỷ vật: Bài thơ của Phạm Tiến Duật do chính ông chép tay trên giấy học trò, chưa đăng ở đâu.

(Tôi có một chuyện tình cờ, được ông PTD viết đưa cho bài thơ sau đây. Đêm nay không ngủ được, nhớ ra là giỗ ông Duật vừa qua ít ngày, nên tôi bò dậy, post lên đây, coi như nén hương cúng ông Thi sĩ.) (NXH)


27 tháng 12, 2012

Nói về "Mẫu- Mẹ"

Nhân dịp ông NCT viết thơ về "mẹ người yêu cũ", tôi cũng có nói đến "chính mẫu", tôi xin nói câu chuyện về từ "mẫu".
Mẫu, từ Hán -Việt có nghĩa là mẹ. Ngày xưa phép tắc gia đình, trật tự xã hội trong một xã hội Nho giáo rất chặt chẽ. Trung Quốc có hẳn một bộ "Kinh Lễ" nói về điều này. Việt Nam, có bộ sách "Thọ mai gia lễ" rất thịnh hành, nói về các quy định trong gia đình. Theo sách này, trong thứ bậc gia đình có câu "ba cha tám mẹ".  Ba loại cha là Thân phụ (Cha sinh ra mình); Kế phụ (sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế phụ hay, bố dượng) và Dưỡng phụ (Bố nuôi). Còn "tám mẹ" là:
"-Đích mẫu: Vợ cả của bố.
-Kế mẫu: Khi còn nhỏ mẹ đã mất, cha lấy vợ khác để nuôi nấng mình.
-Từ mẫu: Mẹ chết từ tấm bé, cha sai người vợ lẽ nuôi mình bú mớm.
-Dưỡng mẫu: Mẹ nuôi, cha mẹ nghèo cho mình để người khác nuôi.
-Xuất mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng bị cha ruồng rẫy.
-Giá mẫu: là mẹ sinh ra mình, nhưng khi cha mất thì đi lấy chồng khác.
-Thứ mẫu: Là mẹ sinh ra mình nhưng là vợ lẽ của cha.
-Nhũ mẫu: Mẹ vú, cho mình bú mớm từ khi còn tấm bé."

cho vợ

Giới thiệu: Theo yêu cầu của các bạn, tôi đành post bài thơ này. Bởi vì nó không phải thơ, chỉ là mấy câu nịnh vợ. Vợ mình đẻ con ra, nuôi con mình, nhưng cũng hay tự làm thủ trưởng, làm sếp của cả mình lẫn con mình, và đôi khi cũng tưởng chồng mình là đứa con lớn trong nhà. Thế là mình khoái nhất là trong nhà có mấy bà mẹ, mẹ mình là Chính mẫu, vợ mình là Phụ mẫu. Chữ Phụ có nhiều nghĩa, Hán tự viết bằng nhiều chữ. Có chữ nghĩa là bố mẹ, có chữ nghĩa là vợ (trong chữ phu -phụ: chồng-vợ). Tôi đã viết văn hàng triệu chữ, viết nhiều về bố, về mọi người trong thiên hạ, chỉ có duy nhất 1 bài thơ về mẹ, 1 bài thơ về vợ. Đó cũng là vì quá kính trọng hai bậc mẫu nghi, một là chính mẫu, một là phụ mẫu.

26 tháng 12, 2012

Đây mới đúng là kỷ vật này (3)

Lưu bút của Tạ Hữu Gay, tôi đã định đăng lên từ tuần trước, nhưng thấy nhà văn NXH giới thiệu mấy bài thơ của Gay, có cả bút tích nữa, sợ mọi người mải đọc thơ mà quên không xem kỷ vật. Nay thấy thơ có vẻ đã loãng, Thắng tôi xin giới thiệu tiếp bản lưu bút của nhà thơ Tạ Hữu Gay. Với nét chữ và chữ ký từ  38 năm trước, Thắng tôi tiên đoán THG phải thọ ngoài 75 tuổi. Các bạn thử phân tích thêm  xem nhé. (LPT)


25 tháng 12, 2012

Tôi cũng có một bài thơ về "Mẹ"

Hầu như thi sĩ nào cũng có một bài thơ viết về Mẹ của mình. Tôi cũng có một bài thơ về Mẹ, nhưng là Mẹ của người yêu cũ. Ngày còn yêu con gái Mẹ, mỗi lần đến nhà chơi tôi đều gặp Mẹ. Lúc thì Mẹ đang quét sân, lúc thì Mẹ đang rê thóc. Dù bận đến mấy, thấy tôi là Mẹ cười thật tươi, chắc Mẹ ưng tôi làm con rể. Đường đời trắc trở, duyên phận lại mang đến cho tôi người con gái khác để kết đôi. Mấy chục năm sau, gặp lại bạn gái cũ, hỏi thăm Mẹ mới biết Mẹ đã mất mấy năm rồi. Giờ mỗi lần về quê, tôi cứ nhìn về phía nhà mẹ, ngôi nhà ẩn mình sau vườn cây trái xum xuê và như thấy Mẹ hiện lên với nụ cười ngày ấy. Mẹ đã sinh ra người con gái để tôi yêu. Mẹ đã góp phần tạo nên quá khứ của đời tôi. Tôi viết bài thơ này để tri ân Mẹ và muốn gửi gắm một lời tâm sự: những ai còn Mẹ trên đời hãy quan tâm chăm sóc Mẹ hơn.

MẸ ƠI

Mẹ ơi,
Chắc mẹ chẳng thể nào nhận được ra con
Người ngày xưa từng yêu con gái mẹ.
Dẫu có nhận ra thì giờ xa cách thế,
Mẹ có buồn?
Mẹ có trách con không?
Xin Mẹ cứ coi con như con của Mẹ
Con có sai
Mẹ tha chẳng đánh đòn.

24 tháng 12, 2012

Mẹ

Giới thiệu: Các bạn làm thơ tình nhiều. Tôi cũng có thơ tình. Nhưng sắp tới là ngày giỗ mẹ tôi, tôi làm bài thơ này khi mẹ 82 tuổi. Xin đóng góp một bài thơ với blog lớp E (NXH)

Mẹ kính yêu
Mẹ nuôi con lớn lên
Con nhìn thấy mẹ già đi theo năm tháng
Đến một ngày bỗng nhiên con hốt hoảng
Mẹ già nhớ nhớ quên quên…
Mẹ nhớ kỹ ngày xưa tản cư chạy Tây
Mẹ nhớ rõ ngày xưa sơ tán vì bom Mỹ
Mẹ lại không nhớ hồi con đi bộ đội
Tiếng nước non tổng động viên chống giặc Tàu
Chuyện mới thì quên
Chuyện lâu lại nhớ
Chuyện xửa chuyện xưa lúc nhớ lúc quên.
Mẹ già khi lẫn khi tinh
Lúc nào cũng thương con như hồi con tập đi tập chạy
Ốm đau không sao dậy được
Vẫn bảo việc nhà để riêng mẹ lo cho.
*

Chia sẻ thông tin

Hiện nay tôi có bản PDF của sách "Bên thắng cuộc", bạn nào chưa có mà muốn đọc, mà không có thời gian lần mò trên mạng, thì để lại lời nhắn, email, tôi sẽ gửi cho (nhắn ở comment hoặc gửi email cho tôi). Dĩ nhiên đây là hành động vi phạm bản quyền nhá.
Cuốn sách này đang nổi sóng trên mạng 1-2 tuần nay. Tác giả sinh năm 1962 không xa lạ với giới nhà báo. Nhiều việc thế hệ chúng ta biết, chứng kiến, nhưng chắc chưa có dịp ngồi nhìn lại. Hiện nay khen và chê cuốn sách này đều ác liệt như nhau.(NXH)

Chúng tôi đi dự đám cưới Xuân Hưng

Những ngày cuối năm 1985, trời rét đậm nhưng không mưa. Nhận được tin báo Xuân Hưng tổ chức lễ cưới, các bạn đều bận rộn cả, chỉ có tôi, Quang Hưng và Kỳ có thể đi xuống Hải Phòng được. Hồi đó, đi lại không phải đơn giản như bây giờ. Từ tối hôm trước, Quang Hưng và Kỳ phải tới nhà vợ tôi ngủ nhờ (lúc đó tôi chưa có nhà riêng, đang ở rể) để hôm sau đi ra ga Hàng Cỏ sớm cho tiện. Thế là vợ tôi phải sơ tán sang ngủ với mẹ để ba thằng tôi ngủ giường cưới. Sáng sớm, ba thằng cưỡi hai chiếc xe đạp ra ga. Tôi phải mặc thêm cái áo bạt sỹ quan ra ngoài vì trời khá lạnh.

23 tháng 12, 2012

Mơ ước của Tạ Hữu Gay


Giới thiệu: Năm 1980, Tạ Hữu Gay đã có cái nhìn ở một thế giới siêu thực: nhìn qua ánh sáng cong. Xin mời đọc bài thơ "Ước" của anh. Tôi cho rằng đây là một trong những bài thơ hay nhất của Tạ Hữu Gay (NXH)
Ước
Ôi xa cách để lòng anh mong nhớ
Muốn cùng muôn tia sáng tới nơi em
Dù núi cao đường xa cách trở
Tia sáng anh có ngại đâu em

Những khi đó, em yêu, anh ước
Được nhìn em bằng ánh sáng cong
Dù núi cao đường xa cách trở
Tia sáng anh vượt mọi nẻo đường