8 tháng 3, 2014

Tản mạn về cuộc sống quanh ta (2)

CHUYỆN KHÔNG BUỒN CƯỜI CHIỀU MỒNG TÁM THÁNG BA

Chiều mồng Tám tháng Ba, nhiều giáo viên trường tôi vẫn phải lên lớp theo lịch. Các đội tuyển học sinh giỏi sắp thi cấp Tỉnh nên không thể mất buổi học. Chưa đến giờ lên lớp. Như thường lệ, chúng tôi nhâm nhi những chén trà …
Tôi nghe hai thầy giáo chuyện trò. Thầy dạy Lịch sử có dáng rất “chuẩn men”, hỏi thầy dạy Vật lý:
- Thế nào, mồng Tám tháng Ba chú ra sao? Anh thì mồng Tám tháng Ba cũng giống như mồng Ba tháng Tám.

CHỌN ĐÚNG QUÀ 8-3


Đêm qua tôi tặng vợ Ê...A...
Sáng nay hương tình còn lan xa
Vợ gấp chăn màn, làm mọi việc
Mặt nàng rạng rỡ tươi như hoa.

Bữa sáng bày ra thật ngon lành
Phở gà nghi ngút dậy hương chanh
Vợ nhìn âu yếm: ngon anh nhỉ?
Chợt chạnh lòng quán phở vắng tanh!

7 tháng 3, 2014

Sự nên thơ của... mông phụ nữ

Trên số báo Văn nghệ, nhân dịp 8/3/2014, có điểm giới thiệu thơ của phụ nữ và viết về phụ nữ do nhà văn Mỹ gốc Do Thái Karen Alkalay Gut viết.
Chủ đề của bài báo bàn về trình diễn thơ. Tác giả bàn về cách trình bày thơ của các nhà thơ nữ. Với nhà thơ Lucille Clifton, theo tác giả, Lucille "chinh phục cử tọa ngay lập tức bằng bài thơ "Trang chủ của đôi mông tôi"
Toàn văn bài thơ như sau:

5 tháng 3, 2014

KHÁT VỌNG THÁNG BA

Tháng Ba!
Em muốn làm một nhành lúa chiêm nép ở đầu bờ chờ nghe tiếng sấm anh vang dậy.
Em muốn làm một đóa hoa dại bên đường chờ gió xuân anh tới đưa hương.
Em muốn làm một khóm cỏ non chờ mưa xuân anh đêm đêm giăng bụi.

4 tháng 3, 2014

Các bà vợ của nhà văn Sao Mai

Một cuộc đời, với ba người vợ, và ba mươi đầu sách cùng những giải thưởng lớn, nhà văn Sao Mai hiện lên một chân dung độc đáo có một không hai trong làng văn Việt Nam. Ông đã ra đi và để lại những điều khó thể kể hết về những cuộc tình. Mỗi bà là một kho cổ tích về tình yêu cho một người, về một người hơn 60 năm qua. Nhân ngày mồng 8-3 sắp tới, BBT xin giới thiệu bài viết của tác giả Vương Tâm về những người phụ nữ tuyệt vời đã góp phần dựng lên tên tuổi Sao Mai. Để có được đại văn hào người Việt mang tầm quốc tế, thì cần nhiều hơn những người phụ nữ dám hi sinh như vậy.

3 tháng 3, 2014

Tác giả bài thơ nổi tiếng về ngày 8-3

Nguyễn Thanh Bình
Có một bài thơ mà lâu nay, mỗi dịp 8/3 đến vẫn nhiều người nhắc: “Hôm nay mùng 8 tháng 3/ Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi/ Tôi phần bà một đĩa xôi/ Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà!”. Và khởi đầu từ bài thơ này, đến nay dễ đã có tới hàng trăm dị bản khác nhau. Nhưng, ai là tác giả của bài thơ?
 Trong ý nghĩ của nhiều người, đó là ca dao của một tác giả… khuyết danh nào đó. Và vì thế, bài thơ được “truyền miệng” (và bây giờ được “truyền mạng” – qua Yahoo!Messenger) với những cách đọc khác nhau, nhiều khi cách xa văn bản gốc.

2 tháng 3, 2014

Những người không biết vị trí mình ở đâu

Xã tôi là một xã nghèo vùng sâu vùng xa hẻo lánh, vốn yên bình, nhưng hết lòng vì công việc. Ủy ban xã đã tập trung mọi nỗ lực để phát triển hợp tác kinh tế, như tạo điều kiện để ông già trưởng bản lên thăm tỉnh, mời các chuyên gia nông nghiệp cao cấp trên tỉnh về xã giúp bà con phát triển nông nghiệp, ký thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại với các xã lân cận,… và rất nhiều việc khác. Ủy ban xã và bà con đang nhiệt tình làm việc thì đột nhiên bị dội một gáo nước lạnh và gặp phải một số tai ương gây khó khăn và quấy rối ủy ban và các công việc xã đang triển khai.

Bài thứ ba về Thơ Haiku Nhật Bản: Kỹ nữ và trăng

Trần Đông Phong

Tác giả: Matsuo Bashō , 松尾 芭蕉, Tùng Vĩ Ba Tiêu (1644 - 1694): Thiền sư, nhà thơ người Nhật Bản.

Nguyên tác:

一家に遊女もねたり萩と月

一家に
遊女もねたり
萩と月