4 tháng 5, 2013

Điện Biên Phủ - Những điều đặc biệt nhất

Muôn đời sau các thế hệ người Việt Nam sẽ còn nhắc đến chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ một thời “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tại đây đã xuất hiện những điều đặc biệt chưa từng có trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Những điều đặc biệt ấy là tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự Việt Nam và chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nhân kỉ niệm lần thứ 60 chiến thắng lịch sử này (7/5/1954 – 7/5/2013) Blog E xin giới thiệu với các bạn những điều đặc biệt này để làm rõ thêm sức mạnh thần kỳ của dân tộc ta một khi “ý Đảng” hợp với “lòng Dân” ghê gớm như thế nào? (BBT).

Đây là cái gì?

Tôi post cái ảnh này, một cách rất nghiêm túc. Và đố các bạn, những người đọc thông thái, cả nghiêm và hài hước của Blog E, rằng "Đây là gì?". Bạn biết công trình này, thì hoặc là:
-Bạn là người theo dõi tin tức thế giới nhiều nhất
Hoặc là: -Bạn là người có tinh thần dân tộc nhất
Hoặc là: -Bạn là người hài hước nhất.
Hoặc là bạn có đủ mọi tố chất trên...
Bạn thế nào, tùy thuộc câu trả lời. Liệu bạn có dám trả lời không? (BTV sẽ có trả lời sau 48 giờ)

Một bậc thầy về nghề báo

Giới thiệu: Nguyễn Vạn Phú là nhà báo, từng làm Báo VIR (Vietnam Investment Review), lớn hơn tôi 1-2 tuổi gì đó, nhưng tôi vẫn coi là bậc thầy, vì khi mình mới a b c nghề báo, anh Phú đã là người làm báo cự phách, lại cùng tòa soạn một thời gian. Hai lĩnh vực Nguyễn Vạn Phú viết rất hay là kinh tế và dịch thuật. loạt bài "Tiếng Anh trong kinh doanh" của anh rất nổi tiếng một thời, sau đó Nguyễn Ngọc Chính viết tiếp. Xin giới thiệu mấy mẩu suy tư mà Nguyễn Vạn Phú chia sẻ trên Fecebook Xe Nho NVP(NXH) 

1.
Đứng trước vấn đề biến đổi khí hậu, nếu bạn là người đứng đầu một đất nước, bạn sẽ làm gì. Thiết nghĩ, trước hết phải dựa vào các nhà khoa học, nghe họ trình bày để tìm hiểu vấn đề. Sau đó cũng dựa vào các nhà nghiên cứu, nơi sẽ đưa ra những dự báo và đi kèm những dự báo là các khuyến nghị. Cẩn thận hơn nữa sẽ yêu cầu nhóm khác kiểm chứng, đối chiếu kết quả nghiên cứu. Xong tập hợp lại thành các bài toàn với hai ba lời giải. Lời giải này đi kèm hậu quả như thế này; lời giải kia kéo theo chuyện kia (như phát triển vùng này, không xây dựng ở vùng kia; chọn cây trồng này, không chọn phát triển giống kia…).
Lúc đó vai trò của nhà lãnh đạo là đưa ra chọn lựa tối ưu sau khi cân nhắc mọi đánh đổi phải có. Nhà lãnh đạo không đủ chuyên môn để “bàn bạc thấu đáo để có những chủ trương, phương hướng đúng đắn, kịp thời” như bác Nguyễn Phú Trọng nói tại Hội nghị Trung ương 7.
Với lại, “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” đã được phê duyệt từ cuối năm 2011; Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, cập nhật năm 2012 cũng đã được xây dựng. Nay đem ra bàn lại là vì sao nhỉ?


3 tháng 5, 2013

Bài gửi đăng của một cộng tác viên mới tinh!

Em là bạn của em gái một anh lớp E, em vẫn thường vào đọc blog E, đôi khi viết một vài lời nhận xét. Gần đây, thấy anh phó Ban liên lạc lớp E đưa ra tiêu chuẩn về bài đăng blog để được mời dự họp lớp E vào năm 2015, em hào hứng quá và muốn thử sức mình. Nhưng, do xuất thân từ dân Khoa học Tự nhiên, lại không thể văn toán song toàn như các anh chuyên Toán E, nên em không có bài tự viết gửi đăng. Được cái em chăm đọc, nên có thể sưu tầm được một số bài theo em là hay để phục vụ độc giả blog E. Em xin đăng kí được thỉnh thoảng gửi bài và nhờ các anh đăng lên mục bài mới giúp em với ạ.
(Hoài Thu)

2 tháng 5, 2013

Một phút thư giãn tháng Năm

Cả tháng qua mọi người xôn xao về chuyện cậu bé thần đồng Nhật Nam viết sách, dịch  sách tiếng Anh từ năm 6 tuổi. Tôi cũng biết một cháu cũng có thể gọi là thần đồng. Hiện Cháu đã được một trường đại học bên Mỹ cấp học bổng khi đang ở tuổi học tiểu học. Cháu tên Long, hồi 6 tuổi đã được gửi vào học thẳng lớp 5 trường tiểu học Rồng Bay. Học được một tuần thì bé Long không chịu làm bài vở nữa, toàn làm việc riêng trong giờ học. Cô giáo dạy cháu tên Thảo Hạnh bèn hỏi nguyên nhân tại sao? Bé Thủy ngồi cạnh bé Long cho cô giáo biết  rằng, do chương trình học quá thấp so với trình độ của Long. Mấy hôm sau, bé Long xin cô giáo cho lên học bậc trung học cơ sở.  Cô Thảo Hạnh dẫn bé Long lên phòng thầy hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Thầy hiệu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô Thảo Hạnh là Thầy sẽ hỏi bé Long một số câu hỏi về khoa học còn cô Thảo Hạnh sẽ hỏi Long về kiến thức tổng quát. Nếu bé Long trả lời đúng Thầy sẽ cho bé nhảy lớp. Sau đây tôi xin tường thuật lại buổi kiểm tra kiến thức mà Thầy hiệu trưởng và cô Thảo Hạnh tiến hành đối với bé Long. (NCT)

1 tháng 5, 2013

Hâm

Dịp nghỉ lễ dài ngày, tranh thủ đi thăm thú mấy nơi, thấy mọi người mải mê làm ăn, lo toan hưởng thụ cuộc sống, chợt nhận ra mình lạc lõng quá. Thời buổi này mà suốt ngày mộng mơ ngồi viết blog, làm thơ thì đúng là "hâm" rồi. Bực mình, ngồi viết bài thơ HÂM để "tự phê" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI (NCT)

HÂM?

Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối
Để hồn chìm trong mộng mơ 
Trái tim chòng chành chới với                                                                 
Buột mồm lời nói thành thơ

29 tháng 4, 2013

Chúng ta nên biết một chút về ngày 1-5

Năm nào chúng ta cũng được nghỉ làm việc để cùng với người lao động trên toàn thế giới kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Thế nhưng, có mấy người trong chúng ta biết đôi chút về cái ngày mà cả thế giới quan tâm này? Năm nay, cán bộ, công nhân viên chức Việt Nam được nghỉ tới 5 ngày vào dịp lễ Quốc tế  lao động , blog E xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin cơ bản về ngày 1/5. (BBT)

28 tháng 4, 2013

Kinh Thày con sông quê

Giới thiệu: Tôi quê ở ven sông Kinh Thày, thuộc Kinh Môn. Con sông tuổi thơ của tôi tuyệt đẹp, bên kia sông là khu vực núi non Thủy Nguyên (Hải Phòng) hùng vĩ. Phía thượng nguồn sông là hợp lưu với sông Bạch Đằng lịch sử, và hạ nguồn là sông Cấm đổ ra biển. Có thể nói, sông Kinh Thày nằm trọn trong vùng Dương Kinh quê hương nhà Mạc, với những làng quê êm đềm... Nhưng ngày nay, nơi bến sông xưa của tôi là khu công nghiệp xi măng với Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Ching phong... và hàng trăm xí nghiệp khác. Các nhà mấy xi măng đã ăn gần hết núi non, khói mù mịt đen xì ô nhiễm, còn lòng sông thì hẹp lại, con sông sắp chết. Sự tàn phá núi non cảnh vật của cha ông ngay tại đồng bằng Bắc Bộ chắc chắn là một tội ác ngu ngốc kinh hồn của những người đã hoạch định kế hoạch làm xi măng tại đó. Tôi đã viết gần một chục bài báo lên án chuyện này. Tuy nhiên, đó chỉ là sỏi ném xuống biển...
Hôm vừa rồi, về bên sông Kinh Thày, không thể không thở dài một tiếng...