5 tháng 4, 2014

Tiết Thanh minh

Hôm nay (5/4/2014) bắt đầu tiết Thanh minh. Hàm nghĩa của tiết này là trời trong sáng (ở Việt Nam). Nhưng tiết trời ngày bắt đầu tiết Thanh minh năm nay thì mưa lây phây, chợt nhớ tới bài thơ Thanh minh của Đỗ Mục, một nhà thơ Đường thế kỷ 9. Có lẽ thời tiết Bắc Việt Nam năm nay gần giống với Thanh minh vùng Tây An (Tàu) quê Đỗ Mục cách đây hơn một ngàn năm.
Ai yêu thơ Đường hẳn không thể không biết bài thơ này:

4 tháng 4, 2014

MPI liên hoan chia tay Trần Hồng Kỳ đi ... Mỹ

Tối qua, Lãnh đạo, Chi ủy và Công đoàn Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức liên hoan chia tay Trần Hồng Kỳ, một thành viên lớp E đi nhận nhiệm vụ mới tại Hoa Kỳ. Tham dự buổi liên hoan chia tay có Đại diện lãnh đạo Bộ, Thường trực Đảng ủy cơ quan, Lãnh đạo các đơn vị trong Bộ và Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội, cùng toàn thể các gia đình cán bộ công chức Thanh tra Bộ mà Trần Hồng Kỳ là cựu thủ trưởng.

2 tháng 4, 2014

Luận văn, phê bình luận văn và…

Ngô Văn Giá
    
Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!  (Tác giả)

Thưa rằng, tôi là người có liên đới đến câu chuyện luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đang gây nóng trên văn đàn hiện nay. Nói là liên đới vì: thứ nhất, tôi là thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này; thứ hai, tôi được/bị một vài bài viết của người này người khác nhắc đến trực tiếp, hoặc gián tiếp (khi quy trách nhiệm cho Hội đồng). Cho nên tôi thấy có trách nhiệm phải nói đôi lời.

Anh nhớ, em yêu, anh nhớ

Vũ Thị Minh Nguyệt, học sinh chuyên toán Thái Bình (1977-1980) - Nhà kinh tế học tốt nghiệp bằng đỏ tại Trường Kinh tế thương mại Lvov (Liên Xô cũ), từ năm 1993 đã làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam, hiện là Giám đốc hành chính Công ty dược phẩm BBraun Việt Nam. Do mối quen biết từ ngày tôi còn làm ở Cục Đầu tư nước ngoài, Vũ Thị Minh Nguyệt gửi đến BBT một số bài thơ chị dịch từ nguyên bản tiếng Nga. Xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc (NCT)

ANH NHỚ, EM YÊU, ANH NHỚ
(Thơ Sergei Aleksandrovich Yesenin)

Anh nhớ lắm, em yêu, anh nhớ
Ánh bạch kim mái tóc yêu kiều
Không dễ gì chia xa em được
Xa em anh vui sướng gì đâu.

31 tháng 3, 2014

Một tấm gương về học tập

Sau bài học thuê, tôi bận quá, ít khi đọc kỹ các bài, gần đây đọc lại, thấy vấn đề mình đưa ra cũng có thể mon men sánh với việc làm văn, làm thơ, khiến cho các bạn đọc quan tâm. Gần đây, chuyện em "Huyền chíp" (chúng tôi phải gọi là cháu) thi tiếng Anh điểm chót vót, được nhận học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng của Mỹ (Stanford), theo tôi là một tấm gương tự phấn đấu. Chuyện Huyền là học sinh chuyên toán A0 Đại học tổng hợp mà thi được thế thì bình thường. Điều bất thường ở đây là: Sau khi học xong phổ thông, cô Huyền này không thi đại học, mà tự túc đi du lịch bụi qua 25 nước, rồi viết 2 tập sách "Xách ba lô lên và đi", khiến dư luận nổi sóng. Ý kiến khen chê nhiều, dẫn đến cơ quan quản lý xuất bản thu hồi sách. Trong vụ này, dư luận số đông đúng là không tỉnh táo bằng số ít. Người ta phê phán Huyền phóng đại, khoác lác, nghi ngờ tính chân xác của việc dùng 700 đô la ban đầu mà qua hơn hai chục nước. Trong đó, có một bài báo của một người tên là Thịnh, đã học qua Đại học Ha-với, quyết liệt đến mức đề nghị thu hồi sách, nâng quan điểm chê bai Huyền rất ghê.
Cá nhân tôi thích cách mà Huyền tiếp cận cuộc sống, cách tư duy "chuyên toán" của Huyền. Ở đây, lòng dũng cảm và cá tính, khát khao tìm kiến thức của Huyền xứng đáng để các bạn trẻ học tập. Trong quá trình ấy, tuổi trẻ có những sai lầm và vấp váp cũng bình thường thôi.

MỜI BẠN VỀ DỰ HỘI ĐỀN MẪU HƯNG YÊN

Nằm ven hồ Bán Nguyệt phong cảnh hữu tình, mặt nước trong xanh phẳng lặng, bốn bề cây xanh râm mát, di tích Đền Mẫu Hưng Yên  (tỉnh Hưng Yên) trở nên hài hoà sinh động mà trang nghiêm lạ lùng.
Theo “Đại Nam nhất thống chí” Đền Mẫu xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279). Trải qua các triều đại, Đền đều được trùng tu. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), Đền Mẫu được trùng tu lớn có quy mô như ngày nay.