23 tháng 3, 2013

Kỳ quặc...chơi chim

Chim hiển nhiên là một loại động vật rất đẹp, chúng muôn hình vạn vẻ, tiếng hót trầm bổng vô vàn thanh điệu. Nhưng chúng có thể bay lượn, cho nên loài không bay lượn là Con Người không mấy khi lại có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của nó. Do đó, lồng chim ra đời.
Hiển nhiên là lồng chim không thể nhốt được mọi loại chim. Do vậy, người ta được thưởng thức không nhiều chim đẹp hót hay. Không nhiều cho nên nó quý, giá cao. Đó là quy luật cung cầu mà môn kinh tế học phát hiện, không liên quan gì đến loài chim. Và một ngành kinh tế chim ra đời. Dạo quanh Hà Nội, dễ dàng thấy các sản phẩm của thị trường chim. Lồng chim đủ loại, “thiết bị” cho chim uống nước, đồ dùng cho chim ăn, thức ăn cho chim (loại công nghiệp) và giun, dế, hạt kê, các loại hạt… cho chim (loại có nguồn gốc thiên nhiên); và dĩ nhiên hàng hóa trước hết là chính… những con chim.

22 tháng 3, 2013

Thêm một bài thơ của Lê Phúc Thắng

Cách đây 30 năm, ngày Thắng tôi còn phục vụ trong quân đội, có một anh bạn đồng hương đã có gia đình hầu như tuần nào cũng viết thư cho vợ và hầu như tuần nào cũng nhận được thư nhà, làm cánh sĩ quan trẻ chúng tôi phải ghen tị. Thế mà lúc nào anh ấy cũng mong ngóng thư của vợ không biết chán. Một buổi liên hoan đơn vị, có tý rượu, tôi hứng lên viết giúp ông anh đồng hương một bài thơ, lấy tên anh ấy gửi về cho vợ. Chị vợ nhận được viết thư nói: "Anh tài thơ thế mà bây giờ mới cho em biết". Hôm nay xin đăng lên blog E để các bạn cùng thưởng thức nhé. Hy vọng sẽ nhận được lới bình của N22. (LPT)

21 tháng 3, 2013

Hai vấn đề từ một bài thơ của người xưa

Bài này là bài thơ chữ Hán, có tên "Xuân nhật tức sự", tức "Tức cảnh ngày xuân". Trong nhiều tài liệu được cho là tác phẩm của Huyền Quang. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng, đây là bài thơ Thiền đời Tống.
Huyền Quang, tên thật là Lý Đạo Tái (1254-1334) đỗ tiến sĩ đời Trần, làm quan, sau đó đi tu. Quãng đời đi tu của ông để lại tiếng thơm, vì ông là Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm (Sau vua Nhân tông và Pháp Loa).

20 tháng 3, 2013

Bài thơ viết ở Đèo Ngang

Thưa các anh chị lớp E và độc giả blog E.
Có lẽ, em lại là một sự đường đột nữa ở blog E của các anh chị. Em là Hải Yến, bạn của Mai Hương. Được Mai Hương giới thiệu, gần đây, em hay vào đọc blog E. Em rất thích sân chơi đa sắc màu của các anh chuyên Toán. Và, học bạn em nên em cũng đánh bạo gửi bài đăng. Mong là không bị chối từ.
Em vốn thích đi du lịch đó đây. Mỗi khi đến một nơi nào đó, em hay ghi lại những tâm tư. Hôm nay, nhân đọc câu chuyện cười về Đèo Ngang mà anh NCT đăng trong PHÚT THƯ GIÃN, em nhớ tới một bài thơ cũ của em viết khi lần đầu tiên em đứng trên đỉnh Đèo Ngang. Khi đó, chưa đi dưới hầm Đèo như bây giờ. Nhìn trước mặt và xung quanh, chỉ thấy "trời, non, nước" như nữ sĩ ngày xưa từng viết. Nhớ người xưa, em cứ tìm hoài bóng một anh kiếm củi, chẳng còn đâu nữa cái dáng "Lom khom dưới núi ...".Bài thơ của em không hài hước như những mẩu chuyện cười mà các anh chị kể, nhưng em hy vọng sẽ góp được một chút nhỏ gì đó cho blog của các anh.   (Hải Yến)

Chử Đồng tử - Tiên Dung: linh thiêng một tình yêu


Từ ngày 21 đến 23-3 (tức ngày mồng 10 đến 12-2 âm lịch), Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử – Tiên Dung sẽ được tổ chức tại khu di tích đền Đa Hòa thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Năm nay, ngoài các nghi lễ truyền thống như lễ rước kiệu, rước nước, múa sinh tiền… du khách thập phương về dự lễ còn được tham gia các trò chơi dân gian, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc qua các chương trình văn nghệ dân gian như hát chèo, hát chầu văn…
Đặc biệt, vào 20 giờ ngày 21-3 (tức mồng 10-2 âm lịch), đêm giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Chử Đồng Tử, Tiên Dung- thiên tình ca bất tử” sẽ diễn ra ngay tại khuôn viên đền Đa Hòa. Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử- Tiên Dung năm 2013 là một trong những hoạt động điểm nhấn của Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng. Nhân dịp này blog E xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện  Chử Đồng Tử - Tiên Dung thời hiện đại do  bạn Bích Nga sáng tác đã lưu truyền trên mạng (NCT)

18 tháng 3, 2013

Thơ chế: Đám cưới của em

Có một loại dòng thơ châm biếm, hài hước với giọng thô tháp, kiểu như bài đơn xin học của chú bé lớp 11. Trên mạng lưu hành bài thơ này: Hôm nay đám cưới của em. Lại còn lưu hành cả đoạn âm thanh đọc thơ nghe... vãi linh hồn.
Tôi đưa cả thơ văn bản và thơ âm thanh lên đây. Các bạn than vãn dạo này căng thẳng, muốn giải trí mà.

Hôm nay đám cưới của em
Họ hàng hang hốc đến xem rộn ràng
Đáng nhẽ pháo nổ đùng đoàng
Nhưng vì cấm pháo, cả làng im re

Ảo ảnh

Ngày còn nhỏ tôi có nghe người lớn nói về ảo ảnh. Có câu chuyện kể rằng, một số người đi tàu qua sa mạc bỗng nhìn thấy trước mắt mình một thành phố nguy nga lộng lẫy với những hồ nước trong xanh,  nhưng đi mãi vẫn không đến được thành phố đó, rồi bỗng dưng nó biến mất như nó đã từng xuất hiện. Giờ đã có tuổi, chiêm nghiệm lại thấy nhiều lần mình cũng đã nhầm lẫn ảo ảnh với cái có thực trong đời và mỗi lần như thế mình đều phải hứng chịu một hậu quả đáng buồn. Tôi có một bài thơ viết lâu rồi, hơn 30 năm về trước, không ngờ đến hôm nay nó vẫn còn mang tính thời sự đến thế, xin post lên để các bạn cùng đọc và tự suy ngẫm xem mình có ảo tưởng không?  (NCT)