14 tháng 5, 2014

Những tư liệu về Hồ Chí Minh công bố chính thức (ít ai biết)

Tạp chí Hồn Việt, cơ quan của Trung tâm Quốc học, thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (chủ báo là Mai Quốc Liên), số 81, 5/2014, có đăng 1 bài dài 10 trang "Huyền thoại kép Hồ Chí Minh- Vinh quang và những hệ lụy), chính thức công bố nhiều tư liệu, mà trước kia còn úp mở, đồn đại, nay tác giả đã công bố bằng 1 bài báo có chú thích, dẫn nguồn, kiểu viết cẩn thận hiếm thấy của các báo quốc doanh hiện nay.
Do bài quá dài, tôi giới thiệu tóm tắt mấy điểm khá thú vị:

TẦM NHÌN HOÀNG SA


Ngày ấy, phe XHCN mà đứng đầu là “ông anh Cả” Liên Xô ra sức tuyên truyền cho học thuyết “chủ quyền hạn chế”, đặt “chủ nghĩa quốc tế vô sản” rồi “chủ nghĩa quốc tế XHCN” lên trên hết. Người ta hy vọng và mơ ước về một thế giới đại đồng, mọi người được tự do, ấm no, hạnh phúc. “Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Thăm Liên Xô, trong một lần hội đàm, Mao hỏi Khơrútsốp:
- Chủ nghĩa đế quốc sử dụng vũ khí hạt nhân, liệu chúng ta có thể chờ mà không phản kích ngay?
Khơrútsốp:
- Một giây cũng không thể chờ, phải lập tức phản kích.
Mao:
- Làm sao có thể tính toán chuẩn xác, biết lúc nào thì chúng bắn?
- Có thể biết được. Khơrútsốp tiếp tục. Bất cứ một nước XHCN nào bị đế quốc tiến công, chúng tôi đều nhanh chóng đánh trả.
- Quan điểm đó không đúng. Phải xem người ta có yêu cầu không đã. Mao đáp.

13 tháng 5, 2014

Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?

Biển Đông đang nóng... Thực sự đang có một cuộc chiến tranh. BBT xin giới thiệu với các bạn một bài đáng đọc, trên Vietnamnet ở link TẠI ĐÂY hoặc tốt nhất là bạn đọc bài chúng tôi post lại dưới đây. Chúng ta tạm dừng 1 phút dứt khỏi chủ đề văn chương, sống cùng số phận đất nước.

VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?
Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển  chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều.
Hồn dân tộc nghìn năm không chịu khuất!
Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường
(Tiếp loạt bài hiến kế của các nhân sĩ trí thức Việt, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE)

11 tháng 5, 2014

Những bài học tưởng là đã cũ

Bài học 1: Khi nhà Nam Hán hùng hổ mang tàu chiến xâm phạm vào cửa biển Việt Nam, nội bộ cầm quyền ở Đô hộ phủ (Cổ Loa) đang rối ren. Kiều Công Tiễn vừa giết Dương Đình Nghệ. Lòng dân hoang mang, lòng quan phân tán. Kẻ thù xuất chiêu hẳn Thái tử cầm quân, coi đất đai đô hộ là hàng huyện. Xem ra sự khinh thường cũng lớn lắm. Quân hùng tướng mạnh, tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch. (Cần hiểu rằng, khi đó nước ta chưa có triều đình, chỉ có Đô hộ phủ, do quan lại người Trung Quốc cầm chịch, đã bị Dương Đình Nghệ đánh đuổi, rồi thay thế) Bỗng đâu xuất hiện Ngô Quyền. Ông chỉ là con rể họ Dương, làm thứ sử ở một châu miền núi. Đoạn tiếp người Việt ai cũng biết. Lịch sử người Việt lạ lùng, cứ bị dồn đến cùng, tất biến, và nảy sinh anh hùng.

Tự vịnh

Người kề cận sáu mươi chả gọi là già
Cũng chẳng trẻ để mà khuếch khoác
Đã tiêu gần xong bầu nam tính
Anh trở về thiếu phụ hết tiết trinh
Ngại nhắc năm nhớ tháng đã qua mình
Ngại sinh nhật tính đã ngần này tuổi
Bạn thì tốt mừng anh ngày sinh tới
Anh thì không biết mếu hay cười
Cuộc đời kia nước chảy hoa trôi...
Ai cũng chỉ một lần trong trời đất...

 11/5/2014




MỪNG SINH NHẬT NGUYỄN XUÂN HƯNG


TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI MẸ

Cảm ơn đời đã có thêm một mẫu người mẹ mới: người mẹ đơn thân. Cảm ơn mọi người đã chấp nhận hình ảnh người mẹ cùng với con mà không cần đến một ông bố hữu hình kè kè bên cạnh. Cụ thể hơn, cảm ơn hàng xóm láng giềng của tôi, khi nhìn thấy hai mẹ con cùng nhau xuống sân chung cư, đã không dáo dác nhìn ngược nhìn xuôi tìm xem “bố nó đâu”. Tôi không ưa những cái liếc mắt hay cái nhìn tò mò thương hại. 

Tại sao những câu hỏi không đặt ra với những người đàn ông mà luôn chỉ đặt ra với người đàn bà? Người đàn ông ấy cũng có thể đang là bố của một đứa trẻ nào đó chứ. Anh ta không bị nhìn với cặp mắt phê phán, chỉ vì anh ta không mang theo nó trong bụng mình chín tháng mười ngày, không nuôi nấng nó. Sự thiếu trách nhiệm của anh ta, lẽ ra đáng trách, đáng phê phán, thực tế lại đã được lờ đi vì “khuất mắt”. Còn người mẹ, thực ra, cô ấy chỉ làm tròn chức phận của mình thôi: cô ấy mang thai và sinh con, nuôi con, dù có một mình. Khi phải gồng mình lên gánh cả hai trách nhiệm, cô ấy lại bị dè bỉu, kỳ thị, trong khi lẽ ra cô ấy cần được giúp đỡ, cần được trân trọng, bởi đã dám hy sinh tuổi xuân của mình, sức khỏe của mình và thậm chí cả nhan sắc của mình nữa, cho một sinh mệnh mới mẻ có mặt ở trên đời.