29 tháng 3, 2014

Tốt nghiệp đại học xong làm gì?


Đầu đường Xây dựng bơm xe. 
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
Ngoại thương mời khách ăn kem.
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.
Ngân hàng ngồi dập đô la.
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
Sư phạm trước tính làm thầy.
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

28 tháng 3, 2014

Ngô Thì Nhậm và bài thơ phương cách đối ngoại


Trần Đông Phong

Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803): Người Tả Thanh Oai, đỗ tiến sỹ, làm quan dưới triều Lê-Trịnh và Tây Sơn. Có tài văn thơ, chính trị, quân sự, ngoại giao. Các văn từ thay mặt nhà vua giao tiếp với nhà Thanh được đánh giá là xuất sắc và tập hợp trong cuốn Bang giao hảo thoại. Nghiên cứu Phật học có tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh rất có giá trị. Năm 1793 dẫn đầu phái bộ đi sứ nhà Thanh, chuyến đi này để lại tác phẩm Hoàng Hoa đồ phả rất đặc sắc.
            Dưới đây giới thiệu một bài thơ của Ngô Thì Nhậm tặng người bạn đi sứ phương Bắc thể hiện quan điểm ngoại giao đúng đắn và có giá trị đến tận ngày nay.

27 tháng 3, 2014

Liệu chúng ta có còn dám tự hào?

Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao. Nội dung bài viết như sau:

VIỆT NAM –NHÀ GIÀU VÀ NHỮNG ĐỨA CON CHƯA NGOAN

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

26 tháng 3, 2014

Từ học thuê nhìn rộng ra toàn ngành giáo dục

  Vừa qua, bạn đọc đã tranh luận sôi nổi về chuyện học thuê trong xã hội hiện thời. Điều này bắt nguồn từ cơ chế thị trường trong khi cơ chế tuyển dụng thì  lỗi thời, đánh giá năng lực qua bằng cấp, nhưng cái chính là do nhận thức và sự buông xuôi, chạy đua thành tích của ngành giáo dục từ lãnh đạo cao nhất đến những người thầy và cuối cùng là học trò. Hậu quả của nó chúng ta đã thấy rõ. Để các bạn thấy rõ hơn thực trạng giáo dục của nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Thuận Thục đăng trên SM online

Môi trường giáo dục bất an
 
Không biết trước đây khi con cái đi học, các phụ huynh nhà ta có lo cho lũ trẻ nhiều đến thế không, chỉ biết giờ đây, chúng ra đường thì lo đụng xe rồi bị bắt cóc, bị rủ rê chơi điện tử rồi bỏ học… Đến trường, tưởng con được an toàn thì lại mới dấy lên nỗi lo bị thầy cô bắt phạt. Lứa mầm non thì lo bị bạo hành, ép ăn, lứa phổ thông thì sợ bị tát, bị thầy “thẳng tay” phang như trong clip tại trường THPT Nguyễn Huệ, Tây Sơn, Bình Định.

25 tháng 3, 2014

Thơ chém gió

Ba anh chém gió phá trời
Mỹ, Nga và Việt ham chơi hay cười
Chuyện lạ nào nhất trên đời
Đem ra thi kể xem nơi nào bằng