9 tháng 2, 2013

Những lời chúc mừng năm mới hay nhất

1. Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu
Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương
Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quí
Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường

2. Cung chúc tân niên – Vạn sự bình yên – Hạnh phúc vô biên – Vui vẻ triền miên – Kiếm được nhiều tiền – Sung sướng như tiên – Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua – Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà – Vài lời cung chúc tân niên mới – Vạn sự an khang vạn sự lành.

Chuyện rỉ rả ngày cuối năm Ta, đầu năm Tây

 (Tản mạn ngày giáp Tết )

Tác giả và Nhà văn Lê Văn Thảo trên hồ Ba Bể 26 tết
Cữ cuối tháng Chạp âm lịch, cũng là những ngày đầu năm dương lịch, cũ Ta, mới Tây… Những ngày này hầu như ai ai cũng hối hả, Tết Tây qua, chuyện sổ sách đóng lại, nhẩm tính được thua thì đã rồi, còn cái Tết Ta cũng phải lo cho ra hồn. Năm Tân Tỵ 2013, nhìn cảnh hàng hóa xung quanh, mà nhiều người xem hơn mua, tâm thế thật lạ lùng, dường như chắng mấy ai mong Tết.
Hôm qua, ngày 24 tháng Chạp, vừa cúng ông Công ông Táo xong, thì có 2 bác già từ phương Nam đến, gọi đi ăn tối. Người trẻ đáng lẽ hầu chuyện người già, đằng này lại ngược đời, thế thì dù bận mấy cũng phải đi. Đó là 2 bậc đại văn hào Sài Gòn, một đã qua thất tuần, một gần bát thập.
Ông Lê Văn Thảo bảo: Cuối năm, thoát khỏi thành phố mấy ngày đi mày. Đi đâu? Đi đâu đó lên miền ngược. Tôi đồng ý liền. Hôm sau khởi hành, ông Thảo bảo: Ông Sáng buồn lắm, hôm qua uống hết 6 chai con Black, loại chai con du lịch, ông Thảo mua ở sân bay hàng miễn thuế. 6 chai là ½ chai to rồi. Máu ông Nguyễn Quang Sáng có lẽ chảy bằng rượu. Hôm qua ăn tối, ông Sáng kể, thằng Sơn (Trịnh Công Sơn) uống suốt ngày, giá nó còn sống để nó biết tao còn uống hơn nó. Ông Thảo bảo: Nó chết rồi cũng biết chớ sao. Ông Sáng gật: “Phải, nó biết. Tất cả những thằng đã chết đều biết hết, không chỉ biết tao, còn biết những thằng bá láp sáng nay mày ạ…”
Thằng bá láp sáng nay là những thằng nào? Tôi ngồi nghe 2 ông già chuyện trò, hai ông thấy có khán giả càng hăng nói…

Anh như muôn ngàn giọt mưa xuân...

Có một bạn gửi cho tôi video clip ngộ nghĩnh này. Mùa Xuân là mùa tình yêu và hy vọng, mùa của trẻ em hạnh phúc. Nhân ngày Tết, chúng ta cùng thưởng thức...

Con hạc trắng

Đôi Hạc trắng
Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung... Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.

Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Đà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1 người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện.
Tôi bất giác hỏi:
- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ?
Anh tôi cười, nói:
- Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.

Ảnh mầu về Tết 1915

Có một số ảnh mầu của người Pháp chụp, do Albert Kahn tổ chức vào khoảng 1905 đến 1925, hiện lưu hành trên mạng. Trong một cuốn sách mang tên "Villages et Villageois au Tonkin 1915-1920" của một nhóm tác giả cũng dùng nhiều ảnh mầu này. Đó là những tư liệu ảnh mầu đầu tiên về Việt Nam. Ở đây tôi chỉ dùng mấy ảnh, cho thấy năm 1915-1916 người ta đã có thể bày biện sân nhà đón Tết, cũng có cây quất, chậu hoa.
Ảnh thứ 1: Sân một nhà trung lưu. Chú ý có cây quất. Chúng ta thấy quất 1915 cũng không khác mấy quất 2013.



7 tháng 2, 2013

Tại sao gọi là "ông xã"- Bài báo Tết về gia đình


Giới thiệu: Xuất phát từ một bài sưu tầm của LPT về từ Family, mà tôi viết bài về "gia đình". Sau đó, tôi viết thêm phần "tại sao gọi là ông xã", rồi gửi đến một tờ báo. Tờ này tôi thường cộng tác. Họ đã đăng trang trọng trên số báo Tết năm nay với tít bài là "Ngày xuân nói về chủ đề gia đình"
Hai phần đầu đã đăng ở bài "Gia đình" trên blog này, còn sau đây là phần 3: Tại sao gọi là "ông xã"? (Phần chữ mầu là khi đăng báo đã bị cắt) (NXH)


3. Tại sao lại gọi là “ông xã”?
 Tiếc thay, cách xưng hô “nhà tôi” giờ đây có vẻ sắp trở thành cổ xưa. Người trẻ tuổi ảnh hưởng của tập quán phương Tây, gọi nhau anh anh em em, rồi anh ấy, em ấy, rồi "ông xã", đặc biệt là "ông xã", "anh xã", ngày nay đã thành phổ biến. Gọi như vậy, chắc ai cũng nghĩ cho là gọi vợ/chồng mình là ông quan xã, thế thôi. Thực ra lý lịch của từ “ông xã” hơi dài dòng. Vậy thì tại sao lại ra cái từ đó?

6 tháng 2, 2013

Nói với em trước ngưỡng cửa mùa xuân


Mùa xuân về rồi đó em ơi,
Trời nắng mới xôn xao cánh én
Đất trung du thêm một lần hò hẹn
Cỏ xanh non thay sắc đỏ triền đồi.

Lại một mùa xuân đến với cuộc đời,
Dẫu trong em anh vẫn là dấu hỏi?
Dẫu năm tháng phấp phỏng niềm trông đợi
Có bao điều chưa kịp nói cùng nhau.

4 tháng 2, 2013

Đọc bài thơ “Xuân hiểu” của Trần Nhân tông

(NXH)
Nhân ngày xuân, đọc lại bài thơ “Xuân hiểu” (Buổi sớm mùa xuân) của Trần Nhân tông. Bài này đã đăng Tạp chí Nghiên cứu Phật học, nay tôi chỉnh sửa một chút, đăng vào đây cung hiến bạn đọc Blog. 

Bài thơ rất ngắn, có 20 chữ Hán:

睡起啟窗扉
不知春已歸
一雙白蝴蝶
拍拍趁花飛
Phiên âm: 
“Thuỵ khởi khải song phi
 Bất tri xuân dĩ quy
 Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi”
Dịch nghĩa: Ngủ dậy mở cửa sổ ra, không biết rằng xuân đã về rồi. Một đôi bướm trắng dập dìu bay đến hoa.

Ngày xuân nói chuyện nhân sâm

Không hiểu có duyên nợ gì mà ngày còn công tác ở Cục Đầu tư nước ngoài tôi hay được cử đi công tác Hàn Quốc thế. Có năm đi tới ba lần. Quà mang về từ Hàn Quốc thường là sâm củ tươi, hồng sâm,mặt nạ sâm, kem dưỡng da chế biến từ sâm mà vợ tôi và những người quen của tôi rất thích.  Nhiều người đã đến thăm Hàn Quốc, nhưng ít ai có điều kiện đi vào ruộng trồng sâm xem người ta canh tác thế nào. Tôi đã chui vào ruộng sâm, hỏi chuyện người trồng sâm và cả người hướng dẫn viên để biết tường tận về nhân sâm. Dưới đây là tài liệu nói về nhân sâm mà tôi đã thu thập được, thông qua blog8e9e10e xin được giới thiệu tới bạn đọc. (NCT)

TẾT QUÝ TỴ: CÁC BÀI CÚNG, TUỔI XÔNG NHÀ VÀ HƯỚNG XUẤT HÀNH

Rút kinh nghiệm lần trước giới thiệu thủ tục cúng tiễn ông Táo về trời, đăng blog quá muộn khiến mọi người không kịp trở tay, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện về các bài cúng, tuổi xông nhà và hướng xuất hành tết Quý Tỵ để các bạn tham khảo vận dụng thực tế một cách khoa học (NCT)


       

3 tháng 2, 2013

Câu chuyện vô thường, bài 3: Di sản Trúc Lâm (giới thiệu)

Tháng này, tôi tiếp tục đăng kỳ 3 trong loạt bài Câu chuyện vô thường. Bài 3 có nhan đề: Di sản Trúc Lâm; trên Nguyệt san "Nghệ thuật mới".
Sau 2 bài về Nho giáo, đây là bài Cảm nhận về Thiền Trúc Lâm. Bạn nào quan tâm xin xem tại website của tôi: TẠI ĐÂY
Sau bài "Con đường Nho giáo" và "Hình bóng Nho giáo", có rất nhiều ý kiến đã trực tiếp và gián tiếp nói đến tôi. Tựu trung chia làm 3 loại:
-Hoàn toàn nhất trí, khen nức nở (phần lớn là những văn nghệ sĩ ít quen biết tôi)
-Nghi ngờ, kẻ cả, cho rằng, "chú viết văn, đừng mon men vào lĩnh vực ấy, nó đòi hỏi phải nghiên cứu đến nơi đến chốn". Hầu hết các ý kiến này là của các bác lớn tuổi, cả chính trị, quan chức lẫn nhà văn, trí thức già....
-Một số ý kiến chê trách kịch liệt, cho rằng chú chửi các cụ. Chú chỉ nói cái xấu cua Nho giáo, thế là thế nào... vân vân.
Bài này, nói về Di sản Trúc Lâm, tôi biết ý kiến của tôi cũng rất khác biệt. Kiến thức Thiền và Phật học tôi đã tích lũy sau 3-4 năm làm Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Đây chỉ là xới vấn đề lên thôi...

Nhớ xuân Hà Nội (thơ Hoàng văn Huấn)


Nhà thơ Hoàng Văn Huấn, sinh năm 1949 tại Hà Tĩnh, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đầu tư, nguyên Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Phía Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghỉ hưu, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Nhiều ấn phẩm Thơ của Anh đã được xuất bản và được bạn đọc trong nước biết đến như tập thơ Làng và Phố, Duyên Thơ, Một chặng đường, Nhớ... Anh cũng là một độc giả thường xuyên của blog 8e9e10e tại Mỹ. Nhân dịp xuân mới Quý Tỵ, Hoàng Văn Huấn ngỏ ý nhờ Ban biên tập blog 8e9e10e chuyển đến độc giả bài thơ Anh viết vào tết Mậu Thìn (1988), khi còn đang công tác tại Iraq, coi như món quá năm mới của Anh, một người Việt xa xứ, gửi tới mọi người  trên quê hương Việt Nam. Ban Biên tập Blog 8e9e10e xin trân trọng cám ơn Nhà thơ Hoàng Văn Huấn. Xin chúc Anh cùng gia đình một năm mới mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Sau đây, mời các bạn thưởng thức thơ Hoàng Văn Huấn.

CÚNG ÔNG TÁO

Hôm nay trên toàn cõi Việt Nam, nhà nhà đều làm cỗ cúng tiễn ông Táo về chầu trời. Nhưng tôi thấy mỗi nhà làm một phách, chẳng theo một thủ tục, trình tự nào. Xem lại thì thấy vợ mình cũng làm sai bét. Vì vậy, tôi đăng lại bài viết của Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm) để các bố và các mẹ tham khảo xem cái sự  duy tâm của mình đã đúng cách chưa nhé (NCT)
 Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Ván mạt chược phương Đông

Giới thiệu: Bức trang sơn dầu "Bắc Kinh 2008" do một họa sĩ Trung Quốc vẽ, đã được cư dân mạng chém gió sôi nổi khoảng 2009-2010. Chỉ là một bức tranh có các cô gái Trung Quốc, Nga, Nhật, Mỹ đánh mạt chược, ai thua phải cởi quần áo dần dần, nhưng được các tay chơi tán thành nhiều vấn đề chính trị xã hội, về quan hệ các cường quốc và Đài Loan ở biển Hoa Đông. Đọc cái này có lẽ cũng có cái suy ngẫm. Mở ngoặc là tranh của họa sĩ Trung Quốc, nên các giải thích đều có ý thiên vị Trung Quốc.


Nội dung bức tranh có thể chia làm mấy phần như sau: