1 tháng 2, 2014

Mồng 2 tết kể chuyện Trần Lệ Xuân

Câu chuyện này mình đọc được trên Kienthuc.net.vn, thấy hay hay và cũng cần rút kinh nghiệm với các quan chức khi đi chơi với tình nhân. Không biết chuyện thật hay người ta bịa ra nhưng đây là lời nhắc nhở mọi người phải luôn luôn cảnh giác kẻo lâm vào tình cảnh như tướng Trần Văn Đôn và bà Trần Lệ Xuân thì mắc cỡ quá. (BBT).

Bỏ dở lễ mừng thọ mẹ chồng để đi gặp nhân tình

Mồng hai Tết năm ấy, cố đô Huế bỗng tưng bừng nhộn nhịp khác thường. Phi trường Phú Bài tấp nập những chuyến bay từ Sài Gòn ra, chở đầy những nhân vật tai to mặt lớn của chính quyền họ Ngô. Những đoàn xe ô tô nối đuôi nhau hướng về trung tâm thành phố Huế. Những bộ trưởng, tướng lĩnh, dân biểu, tỉnh trưởng cùng các đảng viên đại diện đảng Cần Lao, các Phong trào Cách mạng Quốc gia, Phụ nữ Liên đới trịnh trọng mang lễ vật đổ xô về Phú Cam. Anh em họ Ngô cùng đại diện gia đình đã tề tựu đông đủ tại tư dinh bên bờ sông Bến Ngự. 

31 tháng 1, 2014

Tết nhất như với những người bạn già (Khai bút năm Giáp Ngọ)

1.
Tết đến, xuân về, ai ai cũng nói về tuổi trẻ. Tôi đón Tết, lạ lùng thay, cứ có cảm tưởng gặp lại một người bạn già. Mỗi năm một người bạn. Muôn vàn tính cách, và ngày càng già đi, ngày càng thấu hiểu cuộc đời. Gặp những người bạn như thế, quá khứ sống động trở lại, nhìn về tương lai với con mắt bình tĩnh và vấn vương tiếc nuối.
Cả năm bận rộn, quay cuồng đua chen miếng cơm manh áo, nào lợi quyền, nào danh vị, cứ mỗi khi thời gian đưa chúng ta về gần với Tết, dường như thời gian nhắc nhớ anh sắp đến một thời khắc phải ngưng đọng, phải suy ngẫm. Cho đến đêm ba mươi, trước bàn thờ tổ tiên, thổ công, quây quần với con cháu, họ hàng, dường như thời gian chậm chạp ngừng lại. Sống chậm. Sống chạm vào tâm tư, tình cảm, đụng đến nhân bản và văn hóa. Khi đó thôi nghĩ về chiều rộng, ngẫm về chiều sâu, thôi nghĩ về số nhiều, ưu tư về cái tinh túy. Đó là phẩm chất của một người già hiểu đời, hiểu người. Tết như một người bạn già một năm gặp nhau một lần vậy.

Xuân Giáp Ngọ nói chuyện về ngựa hay trong Tam Quốc

Trần Đông Phong

Bước sang ngày 31 tháng 1 năm 2014 là vào năm Giáp Ngọ theo âm lịch. Năm Ngọ nghĩa là năm Ngựa. Giáp  là ngôi đứng đầu trong thiên can 10 ngôi: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Vậy có thể coi Giáp Ngọ là năm của ngựa đầu đàn hoặc là tuấn mã, bảo mã, hay nói nôm na là ngựa hay. Vậy thế nào là ngựa hay? Ngựa hay là ngựa phải có năng lực đặc biệt và liên quan đến nhân vật, sự kiện lớn tầm quốc gia và nếu có thơ đề vịnh thì càng thú vị. Trên các trang báo Tết năm nay nhắc nhiều đến những con ngựa nổi tiếng trong truyện Tam Quốc, như là ngựa Đích Lư cứu Lưu Bị ở Đàn Khê, ngựa Xích Thố giúp Quan Công chém tướng. Một số bài kể tên ngựa nghe rất kêu, nhưng không đúng như trong Tam Quốc diễn nghĩa, cũng như không nêu xuất xứ tên ngựa. Ngựa cứu Tào Tháo trong sự kiện Uyển Thành tên là Đại Uyển, lại gọi là Tuyệt Ảnh. Triệu Tử Long cưỡi ngựa màu trắng lại được gọi là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử. Trương Phi cưỡi ngựa đen, nhưng lại gọi là Ô Vân Đạp Tuyết, nghĩa là Mây đen giẫm tuyết trắng, có vẻ hoa hòe hoa sói. Những tên này chủ yếu lấy từ các trò chơi games điện tử. Tuy thế vẫn còn thiếu một con ngựa quan trọng.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Đầu xuân năm mới Giáp Ngọ, BBT chúc bạn đọc và cộng tác viên BlogE  một năm dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi tới các bạn bản nhạc Happy New Year do Ban nhạc ABBA trình bày thay cho quà mừng tuổi đầu năm nhé.

30 tháng 1, 2014

TẾT VỀ VẮNG MẸ

Ngô công Thành

Con cháu xum vầy đông đủ cả
Nhà mình chỉ còn thiếu mẹ thôi
Miền thiên cổ ngàn trùng cách trở
Mẹ có về được không, mẹ ơi?.

Con ở xa về không gặp mẹ
Quặn thắt ruột gan mắt lệ nhòa
Quất đau ủ rũ không tạo thế
Đào buồn ngơ ngẩn chẳng tươi hoa.

28 tháng 1, 2014

Nên đi chúc tết thế nào?

Vương Trí Nhàn

Câu chuyện mồng một đi chúc tết bè bạn,  dưới con mắt nhà văn Nguyễn Công Hoan hơn bảy mươi năm trước. Ngòi bút đã viết nên những Oẳn-tà roằn, Đôi giày mất dạy, Cô Kếu gái tân thời.... vốn nhạy cảm với những gì là phi tự nhiên, éo le, kỳ cục. Trong những sáng tác viết về tết, thói quen ấy vẫn được ông khai thác triệt để.
Sở dĩ một thiên truyện như Người ngựa và ngựa người để lại trong bạn đọc cái dư vị chua xót là do nó đã nêu lên một nghịch cảnh mà trong những khi bận rộn tết nhất, người ta ít để ý: ấy là giữa lúc thiên hạ náo nức vui tết với gia đình, có những kẻ vẫn phải lang thang kiếm sống. Và tình thế lại càng thê thảm hơn, khi xảy ra cảnh đò nát đụng nhau, tức là trong cơn tuyệt vọng, hai kẻ khốn khổ đó (ở đây là một phu xe ế hàng và một gái nhà thổ không bói ra khách) còn lừa lọc nhau, rút cục là người nọ làm khổ người kia, và đứng ngoài nhìn, chúng ta chỉ có cách cười ra nước mắt.

27 tháng 1, 2014

Đại sứ quán Việt Nam tại Panama tổ chức Tết Nguyên đán mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

Ngày 26/01/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Panama đã tổ chức Tết Nguyên đán cổ truyền Xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có đông đảo 52 bà con cô bác cộng đồng người Việt Nam tại Panama.


Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, Đại sứ Nguyễn An Duy phát biểu cảm ơn và nhiệt liệt chào mừng bà con, cô bác, người Việt Nam khắp nơi ở Panama đã về dự đông đủ; bày tỏ mong muốn xây dựng cộng đồng đoàn kết, giầu mạnh; khẳng định những thành tựu to lớn của đất nước, giữ vững ổn định phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế đất nước trong khu vực và trên thế giới.

Thơ Haiku của Nhật Bản Hoa bìm bìm và nữ sỹ Chiyo-ni

Trần Đông Phong
Hôm nay lên mạng tình cờ thấy bài phê bình thơ dịch của Thái Bá Tân dịch thơ Haiku của Nhật Bản trên trang điện tử của Báo Đất Việt (http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/thai-ba-tan-dich-sai-pha-hong-tuyet-pham-haiku-nhat-ban-2365129/). Bài thơ nguyên tác chỉ có vài chữ Hán và chữ Nhật, chữ Hán thì mình biết rồi, còn vài chữ Nhật có thể dùng từ điển tra cứu được. Nhân đấy viết thành một bài, vừa để phân tích phê bình, vừa để mọi người thưởng thức thơ Haiku, một thể thơ đặc sắc của Nhật Bản.

26 tháng 1, 2014

Bạn hiểu gì về Tết nguyên đán?

Định danh


Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).