9 tháng 11, 2013

Một châu Phi da vàng- 2. Đường phố bẩn hơn Hà Nội

Những bức ảnh giới thiệu Antananarivo, thủ đô Madagascar, trông rất nhiều màu sắc, đẹp rực rỡ với màu tím cây zakazanza, nhưng đó chỉ là bề ngoài, là sóng nổi trên bề mặt biển. Nhìn gần vào đường phố thủ đô, thấy ngay sự buông lỏng về vệ sinh môi trường và yếu kém về cơ sở hạ tầng. Hồ Anusy ở trung tâm thủ đô rất đẹp, nhưng đó là một cái hồ hầu như bỏ hoang. Mặt hồ có nước, nhưng các góc hồ thì tha hồ bèo rác. Nếu đi qua hồ phía Tây, ngọn gió mang theo mùi thối không thể chịu được. Tình hình này giống như các hồ Hà Nội những năm bảy mươi. Bức ảnh tôi chụp hồ Anusy đưa lên ở bài 1 là đã cắt cúp, nay post lại để bạn hình dung cảnh bờ hồ, cây cỏ, rác rưởi tự do mọc. Quanh hồ, ở một phía có cây và trồng hoa, nhưng hầu như không ghế đá, người da đen vô gia cư nằm ngả ngốn, ngồi vạ vật, xả rác và ăn uống, sinh hoạt tự do phóng túng.

7 tháng 11, 2013

Một châu Phi da vàng - 1.Thủ đô Hoa phượng tím

1. Thành phố Hoa phượng tím
đường phố với nhũng hàng
phượng tím
Nhiều bạn có thể đã đến Mỹ, hoặc dễ dàng đến châu Âu, nhưng chúng ta người châu Á thì chắc ít người đến châu Phi, nếu có đến, cũng chỉ có ở một vài nước và có khái niệm là châu Phi da đen. Khi xưa có một số đi Angola làm chuyên gia, sau này, hình thành cộng đồng lao động chui ở Angola. Đó là một nước Phi da đen nói tiếng Bồ ở Tây Phi. Cũng có một số đi lao động ở Lybi, một nước Bắc Phi...
Nhưng châu Phi có một nước duy nhất mà dân da đen là thiểu số, tất nhiên da trắng cũng rất ít, mà đại đa số là dân da vàng có gốc gác tổ tiên di cư đến đây từ chính Đông Nam Á. Ngày nay, do lai đa hệ, nhiều sắc da khác nhau, nhưng số da vàng vẫn là đa số.

Thơ của Nhà kế hoạch Lê Duy Phương

Lê Duy Phương (sinh năm 1939) đã có thơ đăng từ những ngày đầu miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Nguyễn Công Trứ của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Tuy anh đã từng là Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, chuyên viên cao cấp nhưng tâm hồn lại rất thi sĩ. Khai bút 2004 anh đã viết:
Sáu mươi năm tuổi có gì đâu
Hình như tất cả mới bắt đầu
Kế hoạch làm thơ và viết báo
Ba nghề ba nghiệp mấy nông sâu.

6 tháng 11, 2013

Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo và mối tình"sét đánh"

Phan Duy Kha
Lịch sử khoa cử Nho học nước ta đã có 46 vị Trạng nguyên, trong đó, có 3 vị được phong là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Thứ nhất là Mạc Đĩnh Chi, thứ hai là Nguyễn Trực, thứ ba là Nguyễn Đăng Đạo.

Trạng nguyênNguyễn Đăng Đạo (1651 - 1719) quê ở làng Hoài Bão, tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du (nay là xã Liên Bão, Tiên Sơn, Bắc Ninh) là một người tư chất thông minh, sáng láng. Năm 16 tuổi, ông thi đỗ Tam trường rồi được gia đình cho lên kinh đô Thăng Long học tập.
Trong thời gian học ở kinh đô, nhân ngày rằm tháng Giêng, tục gọi là Tết Nguyên tiêu, Đăng Đạo cùng vài đứa tiểu đồng đến chùa Báo Thiên vãn cảnh. Đến trước cổng chùa, ông thấy một cỗ xe hoa, xung quanh là đầy tớ theo hầu xúm xít. Từ trên xe bước xuống là một tiểu thư đài các. Chàng trai Đăng Đạo sững sờ trước vẻ đẹp của tiểu thư, chỉ biết theo gót chân nàng bước vào chùa.

5 tháng 11, 2013

Núi Đôi núi - Núi Đôi thơ

Ngô Văn Bình - Phạm Huy Tưởng
    Ai đã từng yêu thơ, đã từng cắp sách đến trường mấy mươi năm lại đây không thể không biết tới bài thơ Núi Đôi. Bài thơ đã được in đi in lại trong các tuyển tập thơ, được đưa vào sách giáo khoa và được ngâm, diễn trên sóng phát thanh, sóng truyền hình cả ngàn lần. Đó là một bài thơ hay, bài thơ mà nói đến thơ ca kháng chiến, thơ ca thời 9 năm không thể không nhắc tới... Bài thơ là câu chuyện tình trong chiến tranh giữa một anh bộ đội và một cô thôn nữ. Câu chuyện tình thật đẹp, thật thơ nhưng cũng thật xa xót, buồn thương, bi tráng. Câu chuyện tình thời chinh chiến của anh chiến sĩ tuổi đôi mươi và người con gái mới mười bảy "trẻ nhất làng" ấy đã và sẽ được người đời sau nhớ, thuộc dài dài.

Mỗi tuần một tin lạ: Kiểu tắm tập thể chỉ có ở Nga

Cuối năm 1990 đầu năm 1991 tôi được cử đi thực tập tại Nhà máy dụng cụ cắt Maxcova. Lúc đó Liên xô đã bước vào giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng. Chính trị bung bét, kinh tế suy thoái, đạo đức suy đồi. Dân Nga lúc đó đa phần rất căm ghét người Việt Nam. Họ nghĩ rằng chúng ta sang khuân hết hàng hóa của họ mang về nước. Thời đó tôi đã rất lấy làm lạ vì cách nghĩ, cách làm của những người đã xây dựng nên "thành trì" của Chủ nghĩa xã hội. Có thể đó là tính cách Nga chăng?

4 tháng 11, 2013

Trung Đông và văn minh Lưỡng Hà

Trần Đông Phong
          Hôm nay tôi vừa dự Hội thảo hợp tác Việt Nam với các đối tác Trung Đông và Bắc Phi. Bên lề Hội thảo tôi có gặp một số đại biểu đến từ khu vực này như là Iran, UAE, Irac, Arap Xê út, Cô Oét…. Các hoạt động của Hội thảo này có đưa tin trên TV và báo chí. Trong một phút cao hứng tôi đã giới thiệu bài thơ tôi làm về vùng đất Trung Đông này và tặng họ tập thơ đã phát hành có in bài đó. May mà mình có làm tiếng Anh nên việc trao đổi rất thuận lợi. Nói chung các bạn tỏ ra rất thích thú, có mấy bạn còn xin thêm vài quyển về để tặng lãnh đạo ở nhà và đề nghị mình ghi tên tặng cho một số chức danh cụ thể.

Thơ tình tháng 11 (bài 1)

Bạn Hiền Mai khi nhận xét bài Thơ tình tháng Mười (bài 3) đăng trên blogE tuần trước đã viết rằng, tôi có nhiều thơ tình mà bài nào cũng thật tâm trạng, không buồn nhớ thì "chơi vơi". Tôi thấy cần giải thích vì sao tôi làm nhiều thơ tình và vì sao thơ tình lại chứa nhiều tâm trạng đến vậy? Thực tế làm thơ tình khó hơn làm thơ thế sự, vì bên cạnh cảm hứng nó đòi hỏi phải có sự rung động thực sự của con tim thi sĩ. Vất vả lắm nhưng đời mình đã vướng nghiệp văn chương thì gỡ ra làm sao? Xin giới thiệu với bạn đọc bài thơ tôi vừa viết xong. (NCT)

3 tháng 11, 2013

Новость на Newsland: Историю лишат "великой социалистической" революции

Nhân kỉ niệm lần thứ 96 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, chúng tôi xin giới thiệu bài viết đăng trên tạp chí Thời mới của Nga được dịch và đăng tải tiếng Việt trên Kichbu.blogspot.com để bạn đọc có thêm thông tin về sự kiện trọng đại này (BBT)

KHÁI NIỆM "CÁCH MẠNG XHCN THÁNG MƯỜI VĨ ĐẠI" SẼ KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ NGA

 Trong sách giáo khoa lịch sử mới của Nga sẽ không có  khái niệm Cách mạng Tháng Mười riêng biệt với từ “vĩ đại” và "xã hội chủ nghĩa"  nó sẽ biến thành sự tiếp nối của "Cách mạng Nga vĩ đại" bắt đầu  vào tháng Hai năm 1917.