Suy ngẫm về một sự kiện lịch sử, nhưng 2 người trong cuộc thì kể khác nhau. Chuyến về nước ngày 6/2/1941, Hồ Chí Minh đi cùng nhóm có Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp, Phùng Chí Kiên, Hoàng Lộc và Thế An. Trong số này, Hoàng Lộc và Thế An chỉ là những người phục vụ, Phùng Chí Kiên hy sinh cuối năm đó. Sau này, ông Đặng Văn Cáp kể rằng, đoàn về nước này không đi qua cột mốc biên giới 108, mà được ông Vũ Anh và Hoàng Sâm (đã về từ trước đó để làm "tiền trạm") đón thẳng xuống gần hang Cốc Bó, sau đó Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm mới đi tìm cơ sở.
Còn Lê Quảng Ba thì kể rằng, đoàn đi qua mốc biên giới 108, và Hồ Chí Minh còn cúi xuống đọc chữ ở cột mốc. Ông Lê Quảng Ba nói rõ, hai mặt cột mốc đều có chữ Tàu và chữ Pháp. Theo Lê Quảng Ba, đoàn đi đến nhà cơ sở (ông Máy Lỳ) rồi khi thấy nhà nghèo quá, Hồ chí Minh mới bảo đi ra rừng ở, ông Máy Lỳ chỉ cho đoàn cái hang Cốc Bó...
Điều lạ là 2 câu chuyện hồi tưởng này, của Lê Quảng ba và Đặng Văn Cáp, đều in trong sách "Bác Hồ với Việt Bắc", NXB Chính trị quốc gia, 2011.
Lê Quảng Ba sinh năm 1914, sau là Trung tướng; Đặng Văn Cáp sinh năm 1896, sau chỉ làm Chủ tịch Hội đông y VN... Hồi ký Lê Quảng Ba kể chi tiết hơn, nhưng không đưa ra nhân chứng nào, cứ như chỉ có ông biết mọi chuyện; còn ông Đặng Văn Cáp thì kể sơ sài thôi, nhưng lại có thêm nhân chứng là Hoàng Sâm và Vũ Anh. Tiếc thay đến nay tất cả các ông đều từ trần cả rồi...
Tôi đang đọc về thời kỳ Việt Minh, một thời kỳ có một đội quân trẻ trung thực sự vì lý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc, gắn bó với nhân dân... Nhưng có đọc kỹ thì mới phát hiện ra nhiều điều băn khoăn, trên đây chỉ là một trong nhiều sự kiện...
Ghi chú thêm: Vũ Anh vào năm 1941 là Ủy viên Trung ương hoạt động ở Côn Minh, cùng với Phùng Chí Kiên. Hoàng Sâm sau là Thiếu tướng, hy sinh năm 1968.
Blog của tất cả những thành viên đã từng học Lớp Chuyên toán Hải Hưng, Cấp 3 Hưng Yên 1972-1975
30 tháng 11, 2013
Từ Washington DC nhỏ nghĩ về Hà Nội "to"
Khi tìm tư liệu để soạn bài nói chuyện với sinh viên về chủ đề quản lý quy hoạch thấy bài của tác giả Hiệu Minh đăng trên blog cá nhân ngày 14/05/2010. Chợt thấy áy náy quá. Mình đúng là điếc không sợ súng. Chuyên ngành đào tạo chính quy nhất là Kĩ sư nhiệt luyện mà được thử thách qua bao nhiêu nghề, từ sĩ quan vũ khí - đạn, đến nhà báo rồi chuyên viên quản lý dự án đầu tư nước ngoài và bây giờ là nhà quản lý quy hoạch, mà vị trí nào cũng được cấp trên khen là làm được việc. Mình thấy cần phải post lại bài viết của Hiệu Minh để các bạn thông cảm cho mình, mỗi khi thấy bức xúc về chuyện quy hoạch ở nước ta (NCT).
TỪ WASHINGTON DC NHỎ NGHĨ VỀ HÀ NỘI TO
29 tháng 11, 2013
Định mệnh “Lá diêu bông”
Xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện rất thực do chính Cố Thi sĩ Hoàng Cầm kể lại khi còn sống, đã đăng trên trang Blog: Lethieunhon.com. Câu chuyện sẽ giúp đọc giả hiểu biết thêm về sự lãng mạn và tính dị thường của những người trời phú cho năng khiếu văn chương. (BBT)
Tôi thực sự cũng không hiểu vì sao mà tôi sớm bước vào cửa của tình yêu. Sớm quá! Có lẻ chỉ thua Môza một tí thôi! Từ 8 tuổi đầu, tôi đã say mê như người mười tám, đôi mươi say mê nhau. Lúc đó, tôi vẫn đi trọ học ở tỉnh. Vì nhớ mẹ cho nên cứ chiều thứ 4, thứ 7 hoặc những ngày lễ, tôi nghỉ học, đáp tàu từ ga Phủ Lạng Thương để 15 phút sau đã có mặt ở nhà, thường là buổi chiều, đã nắng xiên khoai rồi. |
28 tháng 11, 2013
MAI HƯƠNG CŨNG CÓ MỘT CÕI THIÊN THAI
Mấy tháng của năm học mới thật bận rộn. Mai Hương ít có điều kiện đọc và viết ở
blog E của các anh Chuyên Toán. Hôm nay vào đọc, thấy bài MƠ ĐẾN THIÊN THAI của
anh NCT và comments của mọi người về một Cõi Thiên Thai, MH nhớ đến bài văn
mình viết đã lâu, cũng có một Cõi Thiên Thai của riêng mình. Ai cũng có quyền
MƠ về một Cõi Tiên như thế. Xin được trải lòng cùng các anh chị và độc giả.
AO LÀNG
Làng tôi không có nhiều ao tù con con đầy bèo tấm rải rác khắp nơi như mấy làng lân cận. Có bốn năm cái ao lớn gần như bao quanh làng. Bờ phía trong ao là nhà. Bờ phía ngoài ao là luỹ tre. Bởi vậy, làng tôi xưa không khác một hòn đảo là mấy. Nhưng người đi ngoài đường lớn nhìn vào thì không có cảm giác đó. Chỉ thấy xanh om tre trúc và đường ngõ quanh co dẫn vào làng.
26 tháng 11, 2013
Mỗi tuần một tin lạ: Cưới khoả thân - Tại sao không?
Mùa cưới đang rộ. Mỗi tuần được mời dự mấy đám cưới. Phong tục mỗi nơi một khác. Con gái mình cũng sắp cưới, thuê một bộ váy cưới mất 4 triệu trong một ngày. Chợt nhớ đến cảnh một số nơi người ta tổ chức cưới khoả thân chẳng cần phải quần áo. (Chắc ở những nơi đó không có cửa hàng cho thuê áo cưới). Xin giới thiệu với các bạn vài hình ảnh về những đám cưới khoả thân đó. Bạn nào muốn xem video quay trực tiếp thì VÀO ĐÂY (BBT)
Đám cưới nude tập thể
Vào ngày lễ Valentine năm 2012, 9 cặp đôi người Mỹ đã quyết định cùng
nhau khỏa thân kết duyên chồng vợ. Họ quyết định cùng đeo nhẫn và trao cho
nhau những nụ hôn ngọt ngào tại một đám cưới tập thể ngay cạnh bãi biển du lịch
thơ mộng Negril, đảo Jamaica trong tình trạng "không quần áo".
Thơ tình tháng 11 (bài 3)
Có một bạn nữ không
xưng tên, cũng không cho địa chỉ, đọc bài thơ HOA TÍM BẰNG LĂNG của tôi viết tặng
Hải Yến, bỗng thấy tâm hồn rung động, rồi nhắn tin vào máy của tôi. Bạn ấy biết
số điện thoại của tôi khi đọc HOA TÍM BẰNG LĂNG đăng trên tập san Sáng tác mới do Câu lạc bộ Thơ Công nhân thuộc Chi hội nhà văn công nhân xuất bản tháng 8/2013. Bạn nữ ấy khẳng định rằng, mình giống như “Những
cánh hoa rụng tím mặt đường” trong bài thơ tôi viết. Chẳng lẽ bây giờ
thơ vẫn còn lay động lòng người đến thế và cảm xúc chợt ùa về, tôi ngồi vào bàn viết ngay bài thơ này trong vài chục phút. Chẳng có địa chỉ để gửi tặng
nữ độc giả yêu thích thơ tôi, đành đăng bài thơ lên blogE để các bạn cùng thưởng thức.
Biết đâu, ở nơi nào đó, nữ đọc giả dấu tên sẽ đọc được bài thơ tôi viết tặng em
(NCT).
25 tháng 11, 2013
TRƯNG CẦU Ý KIẾN BẠN ĐỌC BLOGE
Thân gửi độc giả blog E,
NXB
vừa gửi cho tôi 3 phương án trình bày Bìa 1 cuốn thơ tiếng Pháp sắp in.
Bìa lấy bối cảnh ảnh hoa Iris đã đăng trên BlogE bài Ao thu như đang
ngủ. Tôi thấy 3 kiểu trình bày đều ổn cả, nên rất phân vân không biết
quyết định chọn kiểu nào. Chợt nảy ra ý định trưng cầu ý kiến bạn đọc trên
BlogE. Quy ước PA1, PA2, PA3 từ ngoài nhìn vào, từ trái sang phải.
Phương án nào được nhiều like nhất sẽ được chọn.
24 tháng 11, 2013
Thơ Đường trong quan hệ Mỹ-Trung
Trần Đông Phong
Trong quan hệ Mỹ-Trung
các cuộc viếng thăm cấp cao diễn ra khá thường xuyên kể từ khi tổng thống Mỹ lần
đầu tiên thăm Trung Quốc năm 1972 tiếp theo sự kiện ngoại giao bóng bàn khi đội
tuyển bóng bàn Mỹ đã có trận thi đấu giao hữu lịch sử với đội tuyển bóng bàn
Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1971.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)