25 tháng 10, 2014

Đi ăn rươi (Đi ăn mlt)

Gọi nhau đi uống bia ở ngay Hà Nội thì khó lắm, nhưng ới nhau về tận Hải Dương Tứ Kỳ để ăn rươi, thì hô một tiếng, gần chục ông lốc nhốc nhét lên 2 cái xe 7 chỗ đi ngay. Phóng như rồ từ Hà Nội đến Tứ Kỳ hơn 60km, ăn bữa rươi tối rồi lại giải tán, thật chỉ có những kẻ biết cái ngon ma mị của rươi mới hiểu.
Hải Dương, Hải Phòng miền nước lợ lãnh địa Dương Kinh nhà Mạc cũ, là lãnh thổ của rươi. Tôi ở quê Kinh Môn cũng lắm rươi, mọi khi cữ tháng chín đôi mươi tháng mười mồng năm là hay về quê kiếm bữa rươi tươi. Nhưng mấy năm nay, mới phát hiện ra là ở Tứ Kỳ (Hải Dương) người ta đã thương mại hóa con rươi, bê rươi lên cỗ bàn nhà hàng đặc sản giỏi như thế nào. Vẫn con rươi, mà ở Tứ Kỳ họ chế ra nhiều món không ngờ, dân dã mà hiện đại.

Tìm hiểu tầng lớp trí thức mới của Nhà nước Nga Xô Viết để hiểu cách đào tạo trí thức ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1954

   Tập tiểu luận  Về trí thức Nga ( La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch, nxb Tri thức H. 2009)  gồm có nhiều bài viết xuất sắc
+ Chân lý của triết học và sự thật của người trí thức
+ Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh của tầng lớp trí thức cả hai cùng của  tác giả N.A. Berdaev
+ Tầng lớp kỹ giả -- Alekssandr Solzhenítsyn
+ Phẩm tính trí thức -- Dmitri Likhachev
Riêng bài Bàn về  số phận của tầng lớp có học ở Nga của Sergey Kirilov thì bàn sâu vào lớp trí thức Nga sau 1917. Tầng lớp này  đã được quan niệm như thế nào, nhà nước xô viết đã hình thành họ theo những cách thức ra sao, tại sao giới trí thức Nga  lại có bộ mặt như chúng ta đang thấy, tại sao trong thời đại mới,  đa số những người này dừng lại ở cái trình độ thảm hại và kèm theo  những suy đồi  về đạo đức quá rõ so với trí thức Nga trước Cách mạng.
Chúng tôi lược thuật  bài này, cốt để các bạn xa gần qua đó, từ trí thức Nga sau 1917, có thể hiểu thêm về lớp trí thức được đào tạo ở Hà Nội sau 1954.
Trong cơn thức tỉnh sau chiến tranh, nay là lúc xã hội thường hay chê trách lớp trí thức này về mọi mặt.  Nhưng nếu hiểu được người trí thức ở ta là thế và được nhào nặn như thế, chúng ta sẽ độ lượng với họ hơn với nghĩa… bớt hy vọng ở họ hơn.

Cũng như ở các nền văn hóa khác, nền văn hóa Nga trước 1917 mang tính thượng lưu. Lí do, chỉ có một số người có thể làm được việc mà đa số không thể làm nổi. Trí thức nói chung chỉ chiếm tối đa 10%, còn thấp nhất là 2 - 3%. Ở các cộng đồng khác đã vậy, ở Nga trước 1917 cũng vậy.
Đến thời Xô Viết, có một xu thế chỉ đạo việc đào tạo, đó là tạo nên giới tri thức không có sự tách biệt với dân chúng như thời Nga hoàng. Để làm được việc đó, người ta xóa bỏ những chuẩn mực cần thiết, tạo ra một lớp trí thức yếu ớt phàm tục, không có khả năng độc lập mà phụ thuộc nhà nước, do đó sống chết cũng phải trung thành với nhà nước. Tầng lớp trí thức này luôn luôn được bổ sung bởi các bộ phận ít học là quần chúng công nông, cho nên nó chỉ có trình độ rất thấp và một cấu trúc dễ bị phá vỡ.

24 tháng 10, 2014

LỜI CẢM TẠ

Mẹ chúng tôi là cụ Nguyễn Thị Thảo đã từ trần hồi 8 giờ 15 phút ngày 17 tháng 10 năm 2014 (tức ngày 24 tháng 9 năm Giáp Ngọ), hưởng thọ 88 tuổi. Tang lễ đã được cử hành trọng thể theo nghi lễ truyền thống tại nhà riêng, số 25 Lê Thành Tông, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương. Thay mặt gia đình, chúng tôi xin chân thành cảm tạ Ban liên lạc cựu học sinh lớp E chuyên toán Hải Hưng 1972-1975 và toàn thể các bạn trong lớp đã đến viếng mẹ chúng tôi và gửi lời chia buồn tới gia đình chúng tôi.
Trong lúc tang gia bối rối, gia đình có điều gì sơ suất mong được các bạn thông cảm và lượng thứ.
Một lần nữa xin được ghi nhận tình cảm quý báu của các bạn.
Vợ chồng Lê Phúc Thắng – Đào Thị Phương Lan