2 tháng 2, 2013

Bìa sách tập thơ của Tạ Hữu Gay (trưng cầu ý kiến)


Tôi đang chuẩn bị đưa in tập thơ của bác Tạ Hữu Gay. Sau đây là 2 mẫu bìa sách. Bìa 1 thì đã có đồ họa tốt, bìa 2 thì thiết kế chữ ở dạng thô. Đề nghị các bạn cho ý kiến xem thế nào? Bác Pitagay thì cứ một mực bảo tùy tôi (NXH)



Bìa 1
<--
Bìa 2
-->

1 tháng 2, 2013

Tâm sự đảng viên


 Sắp đến ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mình chợt nhớ năm nay mình tròn 30 năm tuổi đảng. Cùng tuổi đảng với mình trong số cựu học sinh lớp E chuyên toán HH72-75 có Trần Hồng Kỳ và ai nữa nhỉ? Ba mươi năm trôi qua mà con người biến đổi nhiều quá. Tư tưởng thay đổi, ý chí có vẻ giảm sút. Nghe người ta nói: “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”, bỗng thấy giật mình. Thế mà cả đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), được tiến hành rầm rộ từ Trung ương tới địa phương, không nơi nào phát hiện thấy có hiện tượng suy thoái tư tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, không tìm thấy một con sâu mọt nào lọt vào nội bộ Đảng. Cơ quan nào, chi bộ nào cũng khẳng định “không có một bộ phận không nhỏ”, sao Ban Chấp hành Trung ương lại khẳng định “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống ”?. Đọc lại bài thơ viết vào ngày mình tuyên thệ dưới cờ Đảng 30 năm trước mà thấy xấu hổ với chính mình (bài thơ dưới đây). Tám mươi ba tuổi rồi mà Đảng vẫn phải giương cao khẩu hiệu:  Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh "là đạo đức là văn minh” ư?

31 tháng 1, 2013

Khủng và hoảng: Cái chết và sự hồi sinh

Giới thiệu: Tác giả của bài "Tái cấu trúc...", "Khủng và hoảng" viết tiếp về tương lai nền kinh tế, và căn nguyên chúng ta sai từ đâu.

(tiếp theo)
Như thường lệ, các dự báo của tổ chức này, ngân hàng nọ, định chế tài chính kia lại đều đặn được lên khuôn cho những số báo nóng hổi, những chuyên mục kinh tế, kinh doanh của hầm bà lằng các loại báo vào mỗi dịp bắt đầu quý 4, quý cuối cùng trong năm, quý tổng kết một năm bết bát. Cũng chẳng có gì lấy làm lạ khi các cụ được đều đặn nhồi vào đầu một viễn cảnh màu hồng, một viễn cảnh mà nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong tầm nửa năm đến một năm tới. Báo mạng với báo giấy thi nhau quất lời cụ này, trích lời chuyên gia kia, hứa hẹn từ bộ này, bộ nọ và dù cái tên có thể khác nhau, chức vụ có thể khác nhau, nhưng tổng kết lại luôn là câu: "Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng tôi tin, nền kinh tế sẽ ổn định và quay lại trong x,y,z tháng tới". 
  Em xin được nói luôn và ngay: Quên mẹ nó mấy quả báo cáo đấy đi. Chả có cái cứt gì trong vòng 12 đến 24 tháng tới cho cái nền kinh tế nói chung và cho cái túi tiền của các cụ nói riêng đâu, nên nếu cứ há miệng ra chờ sung thì em lấy làm tiếc phải thông báo với các cụ, còn lâu lắm, sung mới rụng được. 

Kỷ vật: Hoa ngọc lan, công bố một bài thơ tặng bạn

Hồi học lớp 10, ông TQH mỗi lần đến lớp là trong túi lại có 1 bông hoa ngọc lan. Điều đó khiến tôi rất thán phục. Khi ông TQH đi qua lớp 8G, tôi thấy ông ấy tươi rói. Sau này, chuyện hoa ngọc lan còn được nói đi nói lại nhiều. Trong quyển Sổ tay Thanh Niên của tôi, bây giờ tôi mới đọc lại, thấy bài thơ này, hồi ấy làm tặng TQH, đặt cạnh bài thơ tặng NCT, và cũng chưa có dịp nào đưa cho ông TQH đọc. Đây là tự sự của nhân vật, chứ không phải lời của tác giả. Nhân vật này ở một nhà mà ngoài cửa sổ có cây ngọc lan, như nhà ông QH ở, hoặc là gần đấy, trong xóm... (trong nguyên bản, trình bày thơ 5 chữ, ở đây tôi trình bày thành tự do)








HOA NGỌC LAN
(TẶNG QH)
Ai năm 16 tuổi không một lần yêu hoa
Tôi năm 16 tuổi phải lòng hoa ngọc lan

30 tháng 1, 2013

Ngôn ngữ thời @ (bài 3)

 (tiếp theo)
10. Lúa.
Nếu có ai bảo: Mày lúa thế. Tức là họ chê bạn… nhà quê. Từ “lúa”, tương tự như từ “khoai” hồi những năm 80 thế kỷ trước. Chắc cũng bắt nguồn từ chuyện chê người nhà quê. Nó có nghĩa là đần đần, ngớ ngẩn, nhưng nhẹ hơn, có vẻ không biết. Nhưng “lúa” còn chỉ cả hành trạng, trang phục, chứ không chỉ trí óc, hiểu biết.

11. Ném đá.
Nếu nhiều người chê trách ai điều gì, người ta bảo rằng đó là “ném đá”.
Từ này hiện nay dùng nhiều, ở dạng phổ thông rồi. Nhưng đây cũng là từ mới, mới khoảng hai chục năm nay. Báo chí cũng dùng. Trước đây, cũng với nghĩa thế, thì dùng từ “đánh hội đồng”. Bây giờ không nói bị đòn hội đồng, mà là bị ném đá. Thế đấy.

Khủng và hoảng

Cùng với giọng điệu như bài "Tái cấu trúc...", ở đây, tác giả lý giải việc tại sao chúng ta thấy gần đây tiền rất thiếu, và nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Vậy tiền biến đi đâu? Với giọng văn còn khủng và tục tằn hơn bài trước. Đây cũng là một kiểu ngôn ngữ báng bổ mà mạng Internet dùng, phản ảnh văn hóa ngôn ngữ tục tĩu của thanh niên bây giờ (Tuy nhiên, tác giả đã viết chệch đi, hoặc cố ý sai chính tả). Khá nhiều bút mực đã mổ xẻ về việc tục bậy khi nói của lớp trẻ, nhưng ở đây không bàn đến khía cạnh văn hóa ấy. Dù sao chúng ta cũng phải đối mặt với nó.  (Bài lấy trên mạng pp). Nếu lược đi những từ tục, thì đây cũng là một bài giảng kinh tế rất giỏi (tôi để nguyên)

…Hôm nay anh rảnh, anh trả nhời cho chúng mài, những con bò đang ngơ ngác biết chuyện gì đang xảy ra trong nền kinh tế, ai đã móc túi tiền của các chú, nó sẽ xảy ra thế nào, và nó sẽ đi về đâu. Nhoen!

Bổ túc kiến thức: Kinh tế học
Thú thực, anh cũng đóe phải sinh viên giỏi kinh tế vĩ mô. Riêng môn Macroeconomics anh thi lại đến 4 bận còn chưa đỗ. Mà trường anh dù nó không bị bệnh thành tích như trường làng của các chú, dưng đã mang tiếng là Ivy League mà có sinh viên ngu thế, nên nó chán. Sau lần thi thứ 4, nó cho anh đỗ. Nói thế để các chú hiểu anh đóe phải loại giỏi giang gì về kinh tế [:D] nhưng anh khôn [:D] các thuật ngữ, các cấu trúc và phản ứng của nền kinh kế, cái gì đóe hiểu, anh sẽ mang về cái chuồng lợn nhà anh. Thế là hiểu hết.

29 tháng 1, 2013

Tôi đã trở lại nhờ N22 bình thơ

Lâu nay bận bịu với công việc đi đòi nợ ở các công trình nên bỗng nhiên tôi biến thành con nợ của N22. Em đã có nhã ý bình một bài thơ của tôi mà tôi cứ loay hoay mãi không chọn được bài nào đáng để đăng. Tôi thấy em có vẻ thích bình thơ tình nên ngại quá, vì thơ của tôi đều viết về nhân tình thế thái. Hôm nay tình cờ tìm lại được bài thơ cũ viết trong cuốn sổ công tác, thấy có vẻ là thơ tình, tôi đăng lên blog8E để N22 bình giúp nhé. Em cứ nhận xét thật khách quan vào vì khoản thơ tình tôi  kém lắm, không bằng được NCT, VĐT đâu. Tôi cũng nhờ NCT dán hộ vài cái ảnh cho bài thơ thêm phần thi vị giống như bài thơ của VĐT ấy (LPT).

Tái cấu trúc...


Giới thiệu: Đây là bài điển hình về văn chương mạng, dùng từ thoải mái thô tục, nhưng chuyển tải nội dung nghiêm túc. Phải công nhận người viết có tài, có hiểu biết sâu. Tiến sĩ NCT, THK nên đọc kỹ và xem tác giả này có sai gì không? Tôi thì cho rằng, anh ta giỏi hơn các giáo sư kinh tế đấy. Đầu bài nguyên bản là: Tái cấu trúc cục cứt. Bài xuất hiện khoảng hơn 1 năm trước

Thật ra thì bên CIEM họ đã có một báo cáo gần 100 trang về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế rồi và thú thật với các cụ là em đọc mà chả hiểu mẹ. Tuy nhiên em cũng liều mình làm mấy dòng về cách hiểu của em về việc tái cấu trúc nền kinh tế và quan trọng hơn, đi tìm cho câu trả lời, chúng ta phải làm gì để bảo toàn đồng vốn, rồi kế đến mới là gia tăng giá trị tài sản của chúng ta.
Trước hết, nền kinh tế của Việt Nam là gì?

28 tháng 1, 2013

Ngôn ngữ thời @ (bài 2)

NCT commnet bài 1, thắc mắc hỏi có bài 2 không. Thì đây, bài 2, và còn bải 3, bài 4...  

(tiếp theo)
6. Xoắn.
Trong blog này, có bạn comment: “thích thì nhích, sao phải xoắn?”. Đố các bác U60 biết họ nói gì. Tôi dịch nhé: Thích thì làm luôn, sao phải băn khoăn. Như vậy, ‘xoắn” là trạng thái băn khoăn, phân vân. Nhưng tại sao sinh ra từ “xoắn”, tôi không biết vì sao. Từ “chém gió”, hay “phê”, mình đoán nó ở đâu ra, chứ còn “xoắn” mà lại nghĩa là phân vân thì bất ngờ quá. Vì “xoắn xít” nghĩa ngược hẳn với băn khoăn.
7. Moa.
Bạn @ nào đó có comment trong blog này: hi, hi, moa moa… Tôi không rõ là gì. Lần mò hỏi thì mới giật mình. Moa, moa chính là bạn ấy bảo… thơm, tức là hôn. 

Mình cũng có một bài thơ hay về cây xấu hổ

Ngày còn là sinh viên, mình cũng chép vào sổ tay bài thơ CÂY XẤU HỔ, mà chẳng biết tác giả là ai. Chỉ nhớ: "Bờ đường chín có lùm cây xấu hổ/ chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười". Bây giờ NXH giới thiệu mới biết tác giả bài thơ nổi tiếng đó là đại tá nhà thơ Anh Ngọc. Năm 1980 do ảnh hưởng của bài thơ này mình cũng viết một bài thơ về cây xấu hổ tặng cô gái mình si mê, nhưng không hiểu sao cô gái đó lại không thèm đoái hoài gì đến mình? Giờ đọc lại bài thơ viết từ 33 năm về trước mà thấy phục mình quá. Mời các bạn thưởng thức và cho ý kiến nhận xét nhé.(NCT)

27 tháng 1, 2013

Ta già, địch cũng già rồi.

Giới thiệu: Nhà thơ Anh Ngọc, sinh năm 1943, đại tá về hưu, nguyên cán bộ (chức vụ gì tôi quên rồi) ở Tạp chí Văn nghệ quân đội, một nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ, thế hệ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh. Thơ ông tinh tế, nổi tiếng bài "Cây xấu hổ", trường ca có "Sông Mê Công bốn mặt".
Vừa rồi, ông có bài thơ tặng bạn thơ Nguyễn Bắc Sơn. Nguyễn Bắc Sơn cũng là nhà thơ ở Phan Thiết. Hai ông quen nhau khi ông Anh Ngọc theo đoàn quân giải phóng vào giải phóng Phan Thiết, rồi bạn bè với nhau. Không rõ Nguyễn Bắc Sơn làm gì trong quân đội Việt Nam cộng hòa không. Theo Anh Ngọc, nghe tin Nguyễn Bắc Sơn ốm nặng, ông đã gửi bài thơ vui tặng bạn, động viên bạn vượt qua bệnh tật. Mọi người bật loa, Anh Ngọc đọc thơ cùng nghe, sau đó tất cả cùng vui.
Bài thơ như sau:

Công bố kỷ vật đặc biệt: Bài thơ gửi bạn mà chưa gửi

Đây là cuốn sổ tay của tôi năm 1987, năm đó vẫn còn làm cán bộ Đoàn. Trong cuốn sổ ấy, có tạp pí lù giao ban, ghi chép, đơn nguyên liệu, tính thiết kế, và có cả thơ. Một bài thơ định gửi cho Ngô Thành, nhưng không rõ là đã gửi chưa. Hồi đó tất cả mới có vợ, mới có con. Ông Thành hình như ở tầng năm, 40 mét vuông. Đấy là nay đọc lại thấy thế, chứ mình chả nhớ. "Mười hai năm ta đã học lớp 10"... "5 năm sinh viên, 4 năm bộ đội, 3 năm trở về vất vả kỹ sư trơn". Đại khái đó là thơ, mà cũng có thể chỉ là suy nghĩ vớ vẩn thôi, chả phải là thơ. Tôi thường không tự tin khi làm những cái vần vè gọi là thơ. Hồi đó, không hiểu sao lại nghĩ, sao ông Thành không làm thơ nữa nhỉ? Tôi sẽ không đánh máy lại, công bố nét bút năm 1987. Hồi đó viết chữ đã xấu rồi, nhưng bây giờ có viết chữ bằng bút, cũng không thể viết như vậy. Giải mật sau 25 năm. Cũng có thể những suy nghĩ hồi đó không còn đúng. Thì nó là kỷ vật mà.