18 tháng 1, 2013

Câu chuyện tiếp theo về bài thơ "đom đóm": Thực và ảo.

Có một "vĩ thanh" về bài thơ Đom đóm, hôm nay tôi mới kể để chủ yếu là giới thiệu thêm với các bạn một bài thơ khác. Tôi viết văn, nên mỗi bài thơ ra đời chỉ là để chơi thế thôi, chứ không có ý thức làm thơ như khi viết văn.

Chuyện đàn bà

Cách đây gần 5 năm, mùa xuân 2008, tôi đã đăng báo bài tản văn sau đây, nay viết lại mua vui với blog (NXH):
Một lúc trà dư tửu hậu, nhà thơ Đỗ Trung Lai kể: “Có 2 thằng nhà thơ ngồi với nhau, chợt thằng nhà thơ thứ 3 đi đến, hỏi các ông có chuyện gì đấy. Hai ông nhà thơ đồng thanh nói: Chúng tớ đang nói xấu cậu, nay cậu đến đây rồi, ba chúng ta nói xấu thằng khác”. Cười sặc lên… Nhà thơ này tự diễu cái thói xấu “buôn chuyện” của cánh nhà thơ. Đỗ Trung Lai nói: “Tôi đề nghị chúng ta rút ra khỏi cái sai lầm ấy”.
Hôm đó có Nhà văn Hà Đình Cẩn, ông Cẩn nói: “Vậy thì tôi đề nghị nói chuyện... phụ nữ. Nguyên tắc của tôi là không nói chuyện cơ quan, không nói chuyện gia đình, chỉ nói chuyện... đàn bà”
Ông Cẩn giải thích: “Làm thằng đàn ông sao lại mang chuyện cơ quan ra nói? ít nhất là lộ bí mật công tác, hoặc hai ba câu thế nào cũng chê thủ trưởng, bực đồng nghiệp, chửi cấp dưới. Giỏi thì làm đi? Làm thằng đàn ông sao lại mang chuyện gia đình ra nói? Gia đình là nơi thiêng liêng, chuyện vợ con là bí mật cá nhân, có tức bực cũng nên giải quyết tế nhị, nếu sung sướng thì mời ông giữ lấy làm hạnh phúc ngọt ngào, đằng này cứ nói dăm ba câu thế nào cũng chê vợ mình già, xấu, lắm mồm... Giỏi thì làm việc như vợ đi? Nên em khuyên các bác nên bảo vệ cơ quan, nơi điều hành chính trị xã hội, các bác cần giữ hạnh phúc gia đình, là giữ vững tế bào xã hội. Chỉ nên nói chuyện... gái ngoài xã hội”
Lúc đó có một ông bạn làm ở cơ quan tên có số, A25, 63 hay gì đó, vỗ đùi nói: “Phải quá. Tôi từng nghe ngạn ngữ Hungari nói: Ba thằng đàn ông ngồi với nhau, chỉ có ba chuyện, một là nói xấu chế độ, hai là nói xấu thằng khác, và ba là chuyện đàn bà con gái. Tôi ủng hộ chúng ta toàn nói chuyện phụ nữ”

Xem 1 trang báo Phong Hóa cách đây vừa tròn 80 năm, mời đối có thưởng

Đây là một trang báo Phong Hóa, số ra ngày 24/1/1933, vừa đúng 80 năm rồi.
Chú ý góc trên bên trái, có chữ 24 Janvier 1933. Góc trên phải có bài thơ Tú Mỡ, còn bên dưới phía phải thì có mẫu thách đối thú vị sau đây: "Giải thưởng 10p00 (10 phrang Pháp). Ai đối được 2 vế câu đối này, xin gửi về báo trước ngày 31 tháng 3 Tây, bản báo sẽ lục tục đăng các câu đối lên báo, câu nào hay nhất sẽ được giải thưởng 10p. Giải thưởng tuy chẳng được là bao, song gọi là mua vui cùng độc giả và văn nhân
1. Cái con bé nhớn nhà ta to nhớn gần bằng bà Bé Tý
2.Thằng bé con nằm ghế bố, ngã bỏ mẹ.
Không biết các vế đối thế nào. Sau 80 năm, liệu bây giờ các bạn có đối được không?
Sau đây là một trang quảng cáo xe Renault và trang đầu báo (phải)

17 tháng 1, 2013

Ai là tác giả bài thơ "Em bảo anh đi đi..."?

Khi comment bài thơ về Suối Yến tặng em N22, ông LPT đã dẫn bài thơ này: Em bảo anh đi đi,/Sao anh không đứng lại?/ Em bảo anh đừng đợi,/Sao anh lại vội về?  Lời nói gió bay đi,/Đôi mắt huyền đẫm lệ./ Sao mà anh ngốc thế !/ Không nhìn vào mắt em.
Đây là một bài thơ nổi tiếng. Hồi tôi sinh viên, tôi biết rất nhiều bạn chép bài thơ này. Nhưng tác giả thì ghi lung tung. Chỗ thì bảo đó là thơ Hai-nơ (nhà thơ Đức), chỗ thì Putskin, chỗ thì bảo Xuân Diệu…
Gần đây, tôi tra ra, hóa ra câu trả lời rất ngạc nhiên. Đó là nhà thơ nữ người Ac-me-ni-a. 

16 tháng 1, 2013

Giấc mơ suối Yến (phúc đáp N22)

                       Thân mến tặng em N22

Tôi biết thể nào mình cũng gặp nhau
Bởi trong tôi như có dòng suối Yến
Suối  mơ màng chảy mãi về phía biển
Nơi chân trời dâng vương miện bình minh.

Dòng suối kia sẽ chẳng vô tình

Để em phải cồn cào trông đợi
Ngày rắc tím đôi bờ hoa cỏ dại
Có con đò chờ sẵn đón em đây.


Đêm mưa... dịch thơ

Đêm không ngủ, tiếng mưa lâm thâm, chợt đọc thấy bài thơ tình tứ tuyệt của Cao Bá Khoát. Đọc bản dịch, thấy không ưng. Nên dịch lại.

15 tháng 1, 2013

Nhớ lớp xưa

BBT: Đây là bài thơ mà hồi làm sách năm 2000, Ban Biên tập đã lấy ra 6 câu để cho vào ảnh của gia đình Vũ Kim Hào (những câu in nghiêng đậm dưới đây). Bạn Vũ Kim Hào mới gửi cho Blog
Tìm về Phố Hiến ngày xưa
Cái nôi kỷ niệm tuổi thơ học trò
Lượn vòng quanh một đoạn đê
Bảo Châu xóm nhỏ ta về hôm nay.

Thăm Nguyễn Thế Vân


Nhân chuyến công tác TP.HCM của Vũ Đình Tiến, ngày 13/1/2013, LPT và VĐT đã xuống thăm gia đình Nguyễn Thế Vân ở Trảng Bom - Đồng Nai (Bình Móm bị đau tay, không đi được).
Nguyễn Thế Vân giờ đã thành địa chủ nổi tiếng ấp Sông Trầu, không còn khó khăn như hồi năm 2001 khi tôi cùng Thành, Kỳ, Bình đến thăm. Bạn  sở hữu một khu đất rộng 3000 m2, phát triển sản xuất kinh doanh toàn diện cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Về nông nghiệp, Nguyễn Thế Vân chọn mũi nhọn là phát triển ngành chăn nuôi, với một trại chăn nuôi gồm 3 lợn nái và 22 lợn thịt chuẩn bị phục vụ tết Quý Tỵ.

14 tháng 1, 2013

Tin khôi hài: Các blogger Trung Quốc đòi đất của Nga và Mông Cổ, đòi trả đảng cộng sản cho Nga

Mẩu tin dưới đây có dẫn nguồn từ 2 tờ báo mạng của Nga, blog Kichbu đăng lại ngày 5/12/2013
Китайцы требуют у России земли и хотят вернуть компартию
Nguồn: newsland.ru/news và v3koroba.com (Ảnh: Phần đỏ là phần các blogger đòi, hiện thuộc Nga và Mông Cổ)
 Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc đã quyết định mở microblog của mình trên site phổ biến “Sina”tương tự “Twitter” của Mỹ.
Ngày 1/12 những người Nga đã chào các blogger Trung Quốc: “Chào các bạn! Đây là đại sứ quán Nga tại Trung Quốc! Hôm nay chúng tôi mở microblog, mời các bạn, hãy chú ý đến chúng tôi!”
Blog mới trở thành đại diện chính thức duy nhất và đầu tiên của Nga tại Trung Quốc, nơi những người Trung Quốc bình dân có thể tự do bày tỏ tất cả những gì họ nghĩ mà không bị hạn chế. Và những người Trung Quốc đã có cái được nói.

13 tháng 1, 2013

Bài thơ "Phút cuối" (Bạn đọc N22 gửi cho Blog)

(Xin xem ghi chú của BBT phía dưới bài thơ)
Tự giới thiệu: Bài đầu tiên, N22 em muốn gửi đến các anh 8e9e10e và độc giả của blog bài thơ em viết đã khá lâu, khi em còn là một cô gái 20 tuổi. Một nhóm toàn Quỷ Nữ chúng em đi chùa Hương. Chúng em đã mê hồn với vẻ đẹp hoang sơ của cảnh Hương Sơn khi đó, và chúng em càng mê đắm bởi một anh lái đò. Anh ấy có một vẻ đẹp giản dị, chân chất pha một chút phong trần. Và đặc biệt là nụ cười của anh ấy… Chao ôi, suốt cuộc đời này, chắc em không thể thấy lại một người đàn ông thứ hai nào có nụ cười đẹp đến thế. Lũ chúng em, đứa nào đứng cũng không vững nữa. Rôi chúng em hát đồng ca trêu anh ấy. Nhưng anh ấy chẳng nói lời nào. Cứ cười, như thể muốn làm những con tim thiếu nữ của chúng em tan nát…
Thuở ấy, đến được Hương Sơn một lần là rất khó khăn. Bây giờ, hàng năm đi Lễ Hội, em vẫn kiếm tìm. Nhưng, cảnh vẫn đấy mà người xưa không thấy! Mà có thấy, thì chắc gì đã nhận ra nhau. Cuộc đời vẫn thế mà. Em gửi tới các anh các chị “một thoáng xao lòng” ấy của em qua mấy lời thơ …

Nhớ

(Tạ Hữu Gay)
Quen nhau vừa vài tháng
Mối tình đã nặng sâu
Giờ này em có biết
Ta sắp phải xa nhau