27 tháng 4, 2013

Chúng ta nên học tập người H'mông

Đêm lướt mạng thấy có bài thơ, chẳng thấy đề tên tác giả, kể chuyện anh chàng người mèo (H'mông) bênh cô giáo mà cãi Trưởng phòng giáo dục, thấy lý lẽ của anh ta sắc sảo quá, nhân văn quá, đáng để người kinh chúng ta học tập trong ứng xử với nhau. Xin giới thiệu để các bạn cùng thưởng thức. (NCT)

CÁI LÝ NGƯỜI MÈO

Có cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy học
Tuổi thanh xuân chôn giữa chốn rừng già
Tuổi hăm vùn vụt trôi qua
Tuổi băm ào ào ập tới
Không có tiền thưa gửi làm sao được chuyển vùng.

Làng và Phố

Một lần tôi được nghe nhà thơ Ngô văn Phú bình về bài thơ Làng và Phố như sau: "Cách viết lạ, hình ảnh trong thơ hiện ra như một phần cảnh phim, rất hoạt, rất chọn lọc... Bài thơ kín đáo, ý tại ngôn ngoại, khiến người đọc phải tự hiểu lấy về những điều đang xảy ra hiện nay ở các làng quê Việt Nam" Tác giả bài thơ là thi sĩ Hoàng Văn Huấn, nguyên Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Đầu tư. Một bài thơ như thế không thể không giới thiệu với độc giả blog E.

LÀNG VÀ PHỐ
                           Hoàng Văn Huấn

Họ cãi nhau cần đưa phố về làng
Họ cãi nhau nên đưa làng ra phố
Làng và phố đâu hay, đâu dở
Họ cãi nhau như thế suốt đêm trường

26 tháng 4, 2013

Sự thay đổi chế độ ở Ba Lan diễn ra như thế nào?

Giới thiệu: Trong bài cách mạng Nhung (Sec) có câu: 10 năm Ba Lan, 10 tuần Đức, 10 ngày Tiệp... Như thế đủ thấy cách mạng ở Ba Lan gian khổ và phức tạp thế nào. Bài này giới thiệu sự thay đổi chế độ ở Ba Lan, không êm và "nhung" như ở Sec, có nhiều khúc phức tạp. Bài của tác giả Lý Thái Hùng tổng hợp, khai thác trên mạng.


I- Sơ lược Bối cảnh lịch sử Ba Lan:
Nằm giữa hai siêu cường Nga và Đức, Ba Lan luôn luôn hứng chịu những bất hạnh nghiệt ngã do các thế lực chính trị của hai quốc gia này chèn ép. Cách đây hơn 200 năm, Ba Lan đã bị đế quốc Nga xâm lăng rồi bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1795. Phải hơn một thế kỷ sau, Ba Lan được tái sinh, vừa nhờ công lao của vị anh hùng dân tộc lúc đó là tướng Josef Pilsudski khởi binh chống lại chế độ Nga Hoàng dưới triều đại vua Nicolas II, vừa nhờ những áp lực của Đức ở biên giới, khiến cho chính quyền non trẻ của đảng cộng sản Nga phải ký hòa ước Brest Litovsk với Đức, trả lại độc lập cho Ba Lan, sau Đệ Nhất Thế Chiến. Mặc dù biên giới Ba Lan được phân chia trở lại theo hòa ước Versailles, nhưng đến năm 1921, chính quyền Cộng sản Nga mới chính thức công nhận biên giới hiện giờ của Ba Lan.

25 tháng 4, 2013

Cách mạng Nhung- Đầu đuôi như thế nào?

Lời giới thiệu: Từ lâu, tôi chỉ biết lẻ tẻ thông tin về sự đổ vỡ của chính quyền các nước Đông Âu XHCN ngày xưa. Điều mà hệ thống XHCN anh em bỗng nhiên sụp đổ, khiến tôi đặt câu hỏi: Nó diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây thuật lại cụ thể, tỷ mỉ tiến trình của cuộc cách mạng Nhung tại Sec, nước trước đây gọi là Tiệp Khắc (thêm nước Slovakia đã tách ra). Đây là một nguồn thông tin, bạn nào không quan tâm thì ngay sau câu này không nên đọc, còn nếu bạn quan tâm thì xin mời đọc bài sau này. Cũng có thể coi đây là một thiên tiểu thuyết, điều mà lịch sử đã xảy ra, không ai có thể bịa ra ly kỳ và hấp dẫn đến thế. 

Tác giả: Victor Sebestyen
Phan Trinh dịch

Giới thiệu của người dịch
1. May thay, cuộc đấu tranh cho quyền làm người tại các nước cộng sản Đông Âu là một câu chuyện có hậu. Cách mạng Nhung 1989 diễn ra tại Tiệp Khắc, xứ sở của Franz Kafka, cũng là một câu chuyện có hậu.
Nhưng có hậu cho dân lại là bi kịch cho người cộng sản. Bi kịch vì đang ở chót vót quyền lực, người cộng sản bỗng bị truất phế, trắng tay. Nếu có trí tưởng tượng, rất có thể anh ta sẽ thấy mình giống nhân vật Gregor, trong Hóa thân của Kafka, một buổi sáng thức dậy thấy mình hóa thành một con sâu.
Vị lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam cũng có trí tưởng tượng như thế, gần đây ông cũng nhắc tới sâu. Nhưng, thay vì như Gregor, thấy mình là sâu, ông lại thấy người khác là sâu. Không tự biết mình cũng là một bi kịch của người cộng sản trong Cách Mạng Nhung.

24 tháng 4, 2013

30-4-1975 - CHUYỆN CŨ KỂ LẠI

Tôi còn  nhớ như in ngày 30/4/1975 vào giữa trưa, tin giải phóng Sài Gòn được lan truyền tới tất cả học sinh lớp 10e chuyên toán cấp 3 tỉnh Hải Hưng cùng những người dân thị xã Hưng Yên. Chúng ta đã nhày cẫng lên hò reo sung sướng. Hòa bình đã trở lại. Thanh niên sẽ tiếp tục được đi học đại học và đi làm ở các công trường, nhà máy. Sẽ không còn phải chứng kiến cảnh bom đạn chết chóc trên quê hương mình. Sẽ không còn phải chứng kiến cảnh những gia đình đau đớn khóc lóc khi nhận được giấy báo tử người thân ở chiến trường. Một tương lai huy hoàng đang mở ra trước mắt những người dân nghèo khổ đã phải chịu 20 năm chiến tranh tàn khốc. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn chưa biết tường tận vào thời điểm đó những chuyện gì đã diễn ra trong và ngoài Dinh Độc lập ở cả hai phía tham chiến?
Nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, BlogE xin tóm lược từ những tác phẩm được lưu truyền trên mạng giới thiệu với bạn đọc những thông tin tương đối khách quan, trung thực phản ánh chi tiết tình hình tại thời điểm trọng đại đó để các bạn có cách nhìn nhận đúng về cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm trên đất nước thân yêu của chúng ta (NCT).

23 tháng 4, 2013

Mỗi tuần một tin lạ: Lễ hội Cacnaval Rio 2013 (Braxin)

Lâu rồi, bạn đọc giải trí hơi cao siêu, bằng các truyện cười.
Tuần này, xin hiến một video clip giải trí Cacbaval 2013 ở Rio (Braxin). Đây là lễ hội đường phố rất nổi tiếng của Braxin...
XEM TẠI ĐÂY (Trang Tin lạ)
Hoặc mở trực tiếp dưới đây:

22 tháng 4, 2013

CÓ MỘT CỰU HỌC SINH LỚP E TRÙNG NGÀY SINH VỚI LENIN

Đó là bạn Vũ Đức Tấn, sinh ngày 22/4/1957, một con người có dáng dấp và tư duy gần giống với V.I.Lenin. Khi cả lớp nghe theo lời thầy Toán đăng ký vào học Trường Bách Khoa hoặc Trường Y, thì Vũ Đức Tấn đăng ký vào học Đại học cơ điện Thái Nguyên. Khi các bạn chen chân không thể vào được các ngành “hot” lúc bấy giờ như ngành vô tuyền điện, điện khí hóa xí nghiệp và phải vào học ngành hóa, luyện kim, kĩ sư kinh tế... thì Vũ Đức Tấn ung dung vào thẳng ngành điện. 

Nhân ngày 22-4 kể chuyện bảo quản thi hài Lenin

Ngày 22/4 là ngày sinh V.I. Lenin, người đã làm đảo lộn cả thế giới suốt một thế kỷ qua. Thành trì Chủ nghĩa xã hội mà ông đặt nền móng ở nước Nga - quê hương ông bằng cuộc cách mạng vô sản long trời lở đất năm 1917, đã sụp đổ tan tành sau 75 năm tồn tại. Di sản còn lại về Lenin trên thực tế có lẽ chỉ còn Lăng và thi hài ông trải qua năm tháng vẫn được bảo toàn nguyên vẹn sau nhiều biến cố lịch sử. Năm 1999, nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 129 của ông, hãng phim NTV của Nga đã trình chiếu bộ phim “LĂNG”, trong đó công bố nhiều thông tin tuyệt mặt trước đó liên quan đến chuyện xử lý và bảo quản thi hài Lenin, một trong những thành tựu  mang tầm thời đại của các nhà khoa học Xô viết. Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 143 ngày sinh Lenin, BlogE xin giới thiệu một số thông tin tóm lược nhằm giúp các bạn hiểu thêm về kỹ thuật xử lý và bảo quản thi hài lãnh tụ như thế nào? (NCT)

21 tháng 4, 2013

Văn hóa ứng xử của người Nhật

Lễ hội văn hóa mùa xuân Việt – Nhật 2013 diễn ra trong hai ngày 20-21/4/2013 tại Hà Nội đang được các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền rùm beng. Nhưng tôi không thấy TV hay tờ báo nào giới thiệu về văn hóa ứng xử của người Nhật. Không ai có thể cúi đầu đúng kiểu hơn người Nhật, cũng không thể cứ mặc ki-mô-nô hoặc uống rượu sa-kê thì sẽ thành người Nhật. Có thể dễ dàng nhận thấy người Nhật luôn giữ cho mình bản sắc riêng, không có hiện tượng bắt chước các nền van hóa khác, kể cả Mĩ hoặc Trung Hoa. Phải chăng điểm cốt lõi của nền văn hóa Nhật Bản chính là lòng chân thành, hay nói cách khác, không bao giờ có chỗ cho sự giả dối trong văn hóa? Tìm hiểu kỹ về văn hóa Nhật Bản, chúng ta mới hiểu và lý giải được nguyên nhân tại sao nước Nhật bị tàn phá tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ hai lại có thể bật dậy nhanh chóng, để trở thành một cường quốc mà cả thế giới phải kính trọng. Blog E xin giới thiệu với các bạn độc giả một số nét trong văn hóa ứng xử của người Nhật mà chúng tôi thu lượm được. Hy vọng rằng, người Việt chúng ta sẽ tìm được điều gì đó đáng học tập từ người Nhật nhân sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước. (NCT )