6 tháng 2, 2014

Thử làm bài tập làm văn về tết trồng cây

Trần Quang Hưng 
Mình ngày xưa đi học dốt văn lắm. Hôm nay vào mạng thấy trên QUÊ CHOA có ai đó ra đề tập làm văn tốt nghiệp phổ thông về tết trồng cây,thử làm một quả xem văn vẻ có tiến bộ lên tí nào không. Các bác xem giúp,nếu không đáng tốt nghiệp phổ thông thì cho nhà cháu tốt nghiệp câp 1 cũng được. Bài văn của nhà cháu như sau.
Năm nay các vị lãnh đạo đảng và nhà nước ta có một sáng kiến thật vĩ đại về tết trồng cây. Cháu nói " vĩ đại" vì từ bé đến giờ,đúng hơn là từ khi cụ Hồ phát động tết trồng cây đến giờ,nhà cháu chưa thấy ai trồng cây như thế.

Xuất hành chúc tết bạn

Ngày 2/2/2014, tức 3 Tết, một số bạn do Trần Quang Hưng dẫn đầu, đã đi về Thanh Miện chúc tết Vũ Kim Hào.
Đoàn gồm có: Trần Quang Hưng, Nguyễn Xuân Hưng, Doãn Anh Tú, Vũ Đình Tiến. Đến nhà Vũ Kim Hào thì Nguyễn Thế Ngự đã ở đó rồi.
Vũ Kim Hào mắc trọng bệnh (u phổi) từ cách đây khoảng 2 tháng. Hiện nay dù cho vẫn chức danh ở Trường Trung cấp Nghề Lục Yên (Yên Bái), nhưng Vũ Kim Hào đang nghỉ ở quê gần Bến Trại, Thanh Miện. Nhân dịp năm mới, mọi người gặp nhau, chúc một năm mới nhiều may mắn cho Vũ Kim Hào.
Lớp còn có bạn Tạ Hữu Gay cũng đã qua thời chữa trị, nghe tin đã khỏe rồi. Mong rằng một số bạn sẽ có dịp đến thăm.

Đầu xuân Giáp Ngọ đọc bài thơ của Hồ Chủ tịch nói đến ngựa

Trần Đông Phong
         
Sinh thời Hồ Chủ tịch làm khoảng 200 bài thơ, trong đó ba phần tư là thơ bằng chữ Hán theo thể Đường luật. Các bài thơ này không chỉ tác dụng đối với công việc mà còn có giá trị văn học, nghệ thuật cao. Tìm hiểu về Bác, ta thấy những thước phim cảnh Bác đang cưỡi ngựa ở chiến khu Việt Bắc. Về thơ ta chỉ thấy một bài Bác đề cập đến ngựa, đó là bài Tặng Bùi Công làm năm 1948. Bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần “i”.

4 tháng 2, 2014

Mùng 2 Tết xuất hành Quảng Ninh

Trần Đông Phong
          
       Giáp Tết nhận được tin ông chú ruột ở Quảng Ninh bị mệt, nên tôi lên kế hoạch phải đi thăm sớm. Vậy là 6 giờ sáng mùng 2 Tết GLK 300 đã xuất phát từ 23 Xóm Hạ Hồi, đến cầu vượt Bắc Ninh đón thêm mấy người họ hàng từ quê làng Hữu Nghi, Bắc Giang ra đi cùng. Đầu năm lại vào lúc sáng sớm, đường vắng nên tốc độ cũng hơi cơi nới. Chỉ một thoáng xe đã vượt cầu Phải lại, qua Sao đỏ, Mạo Khê, Uông Bí, đến Tuần Châu khoảng 8 giờ.

MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG

GS. Trần Quốc Vượng

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hai nhân vật lịch sử có liên quan chặt chẽ với nhau là nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của giáo sư Trần Quốc Vượng (1934-2005), một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa, khảo cổ ở nước ta 50 năm trở lại đây. Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (tức các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.(BBT)

3 tháng 2, 2014

MỘT CÁCH NHÌN TOÀN DIỆN VỀ NGUYỄN HUỆ - QUANG TRUNG

Nhân dịp kỉ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Hoàng đế Quang Trung đánh tan 20 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta (1789), chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Bình Nam, giới thiệu một cách nhìn tương đối toàn diện về vị tướng tài ba Nguyễn Huệ - Quang Trung để bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời ông (BBT).


 MỘT CÁCH NHÌN TOÀN DIỆN VỀ NGUYỄN HUỆ -QUANG TRUNG
Trần Bình Nam

Ghi chú của người viết: Sử Việt thời đại Tây Sơn không được ghi chép rõ ràng. Vì hai lý do. Thứ nhất, các sử gia thường ghi theo tài liệu cũ, đôi khi không theo một thứ tự hợp lý;  thứ hai, Tây Sơn là kẻ chiến bại. Sự kiện trong các tài liệu còn lưu lại thường khác nhau, đặc biệt là về nguồn gốc, dòng họ, và sự phiêu bạc trốn tránh của vợ con, cháu chắt của dòng họ Nguyễn Tây Sơn. Về công chúa Ngọc Hân, vợ vua Quang Trung, lịch sử ghi chép về bà khác nhau gần như huyền thoại.
            Trong bài viết này tôi chọn dữ kiện nào hợp lý nhất trong nguồn tài liệu giới hạn tôi có được. Hy vọng sau này sẽ có một Hàn Lâm Viện Việt Nam nghiên cứu và chỉnh đốn lại bộ sử Việt Nam.
**

2 tháng 2, 2014

Thơ Haiku - Bài thơ Vách núi và tiếng ve của Basho


Trần Đông Phong

Matsuo Basho , 松尾 芭蕉, Tùng Vĩ Ba Tiêu (1644 - 1694):  Người sáng tạo ra thể thơ Haiku độc đáo, nổi tiếng của Nhật Bản. Ông được coi là nhà thơ lớn nhất về dòng thơ này. Thơ Basho có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa Nhật Bản từ khi sáng tác và đến tận ngày nay, đồng thời cũng lan tỏa ra thế giới và được đánh giá cao, như là linh hồn của nước Nhật.
Thơ Haiku rất ngắn chỉ gồm 17 âm tiết, mỗi từ tiếng Nhật có thể phát âm thành hơn một âm tiết, nên số từ trong một bài thơ lại ít nữa. Nguyên tác được viết thành một hàng nhưng khi đọc chia thành 3 khúc với kết cấu số âm tiết theo mỗi khúc là 5-7-5.