QUÁN NHỎ PHỐ QUÊ
Bắc Giang, Yên Dũng,
phố Tân Dân
Dã ngoại, cơm trưa, dịp cuối tuần
Diếc bạc trám đen, niêu đất mặn
Cải xanh, tôm đỏ, gạch cua vàng
Vị gừng nước đắng, vơi đâu nữa
Hương lúa rượu cay, rót nhỡ tràn
Quán nhỏ, phố quê, say bõ rượu
Cô nàng bán quán, mắt đong thần.
Dã ngoại, cơm trưa, dịp cuối tuần
Diếc bạc trám đen, niêu đất mặn
Cải xanh, tôm đỏ, gạch cua vàng
Vị gừng nước đắng, vơi đâu nữa
Hương lúa rượu cay, rót nhỡ tràn
Quán nhỏ, phố quê, say bõ rượu
Cô nàng bán quán, mắt đong thần.
(TĐP)
Sáng
Chủ nhật ngày 14-9-2014 về Bắc Giang dự lễ khánh thành đình làng Cổ Mân, xã Yên
Sơn, huyện Lục Nam. Cùng đi có Tuấn, Học viện chính sách phát triển, em ruột
anh Lâm là nhà tài trợ 90% đình làng, Nghị, Vụ Hợp tác xã, Tiến, Vụ Kinh tế
công nghiệp đều là dân Bắc Giang. Trên đường về đến thị trấn Tân Dân, huyện Yên
Dũng vừa độ cơm trưa, ghé lại quán ăn bên đường. Tân Dân mới được thành lập năm
2007, nằm trên con đường từ thành phố Bắc Giang đi chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La)
nổi tiếng, nên tuy cảnh quan còn đơn sơ, nhưng
người lại qua khá tập nập. Nghe nói giá đất ở đây tầm 15 đến 20 triệu/m2.
Tuấn vốn là khách quen của quán này. Cô chủ
quán người gốc phố Quang Trung, thành phố Bắc Giang. Cơm toàn món chân quê như
tôm sông hấp trông đỏ au với hai càng dài, trám rừng Yên Thế kho với cá diếc
trong nồi đất. Kho rất khéo, trám thấm đẫm vị cá, còn cá thì nhừ nhuyễn ăn hết
cả xương. Cải ngồng luộc chấm nước mắm giầm trứng luộc. May trong xe còn hai
chai rượu nếp cái hoa vàng Phù Đổng thơm mùi lúa. Nước luộc cải ngồng đắng có
gừng rất dã rượu, thoáng cái đã hết bát nước rau luộc, đành dùng rượu cho đỡ vị
mặn của cá kho. Dặn các cậu rót rượu không để tràn vì nếu hết rượu thì không
còn gì để uống. Tuy nhiên vẫn còn bát canh cua đồng phủ gạch để ăn với cà pháo
muối xổi. Lúc này lại nhớ đến câu thơ của cụ Nguyễn Trung Ngạn đời nhà Trần đi
sứ Trung Quốc lúc nhớ nhà: “Tảo đạo hoa hương giải chính phì”, nghĩa là “Hương
thơm lúa mới cua đang béo”.
Ăn xong lại mua thêm bốn niêu cá diếc kho
trám, cô chủ quán dặn về nhà nhớ đun nhỏ lửa để niêu không bị nứt, khi nào quay
lại trả niêu sẽ được hoàn tiền niêu mười nghìn. Cô ta quen kho cá bằng niêu đất
Phù Lãng. Trong lúc uống nước chè xanh, Tuấn hỏi anh có bài thơ nào không? Trả
lời: Phố quê quán nhỏ, món ăn thuần nông rất thú vị, cứ từ từ khoai sẽ nhừ. Về đến Từ Sơn qua nhà anh Lâm, biệt thự,
sân vườn mấy hécta, lại có hồ câu. Nhân tiện có cần và nhờ Tiến móc mồi. giật
được mấy con cá, khá vui.
Về đến nhà, xe trát bùn đỏ, đưa đi rửa.
Trong lúc đợi xe chợt có mấy ý. Phải vội về để ra bể bơi, vì có chương trình
hướng dẫn bơi bướm cho cậu người Pháp. Bà vợ còn nói với theo về sớm để cùng ăn
niêu cá kho. Hôm nay chỉ bơi 500 mét bướm thôi thay vì 1000 mét như mọi ngày,
vì đi cả ngày và vừa khỏi viêm họng hơi mệt. Bơi xong thì hoàn thành bài thơ.
(TĐP)
(TĐP)
Ôi hay quá, một bài thơ đậm chất quê
Trả lờiXóaThơ chân quê nhưng lại rất phiêu với "đôi mắt đong thần của cô chủ quán
Trả lờiXóaMình người Yên dũng ăn bao nhiêu cá kho, canh cua, uống bao nhiêu rượu, mà thấy thường. Đọc bài này thấy quê mình đẹp lạ, đúng là nhà thơ hơn người thường.
Trả lờiXóaBác Phong câu cá ở dâu mà ngon thế
Trả lờiXóaThị trấn Tân Dân vui nhé, có thơ hay
Trả lờiXóaÔi trời ơi, "mắt đong thần" thế này thì chết rượu
Trả lờiXóaBài này có 5 màu: bạc, đen, xanh, đỏ, vàng; có 4 vị: mặn, gừng, đắng, cay; có 1 mùi: hương lúa.
Trả lờiXóa