Cánh
phóng viên nhộn nhịp hẳn lên khi nghe tin ngày mai sẽ đi thăm Đất Mũi. Họ gồm phóng viên Báo Nhân Dân, Báo Hà Nội Mới,
Việt Nam Thông tấn xã, Báo Đầu tư. Trong đoàn ai cũng tị với mình vì có phóng
viên của Cơ quan tháp tùng riêng là em Thanh Hương, phóng viên Báo Đầu tư. Đấy
là tình cờ thôi chứ nhà báo bây giờ năng động lắm, họ đi theo nhóm có xe riêng,
trang thiết bị hiện đại, máy quay camera đời mới nhất, máy ảnh tê lê khủng, máy
tính nối mạng vệ tinh truyền tin trực tiếp. Đâu có tin hot là có phóng viên.
Từ
thành phố Cà Mau ra đến Đất Mũi khoảng 120 km đường sông biển. Trên chiếc tầu
cao tốc lướt nhanh với tốc độ 60 km/giờ mọi người cảm giác hơi chuếnh choáng
nên dồn hết vào trong khoang để đỡ bị bồng bènh. Mình chọn chỗ ngồi đầu tầu để
ngắm cảnh. Vì nhớ lại ngày trước ngồi tầu thủy từ Bến Bính, Hải Phòng đi Hòn
Gai, Quảng Ninh trên boong ngắm được cảnh. Hai bên bờ sông là dừa nước bạt ngàn
của rừng U Minh, khiến mình lại nhớ đến truyện Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi.
Bác
Nê ngồi trong khoang nói lên: Cậu Phong ngồi mũi tầu không sợ say sóng gió sao?
Trả lời: Dạ, em đang nhớ đến mấy câu thơ về
sóng gió của Léc Môn Tốp, nên không sợ gì cả. Mình nói thế không ngại vì biết
bác Nê đã từng học ở Nga 9 năm, học đến Phó Tiến sỹ.
Bác
Nê: Cậu này ghê nhỉ, có còn nhớ nguyên tác không?
Mình đọc ngay: А он,
мятежный, просит бури,
Как будто в бурях есть покой!
Thúy toàn dịch: Thuyền không nghỉ mà cầu xin bão tố,
Dường
như tìm trong đó sự bình yên.
Anh
Xuyên trong đoàn, đã từng học ở Moscova 6 năm: Phong học tiếng Nga bao giờ mà
nhớ thơ ghê thế.
Trả
lời: Hai chục năm trước em học tiếng Nga nâng cao một năm ở trường Đại học ngoại
thương Hà Nội, đã đoạt giải ba hội diễn tòan trường về đọc thơ của Pushkin.
Đến
Đất Mũi mọi người chụp ảnh ở Điểm đánh giấu cực Nam của Việt Nam, rồi lên Đài
ngắm biển, rừng cây ven biển. Ở đây có thể nhìn thấy góc nhọn cực nam trên bản
đồ Việt Nam.
Bữa trưa có sự góp vui của nhóm đờn ca tài tử
của thôn ngay gần đó. Toàn là người dân dã mà trình độ rất điêu luyện. Người thầy
đờn bị gãy tay mà chơi ghita đệm rất khéo, cô gái quê mộc mạc mà hát rất ngọt.
Trên
đường về mấy vần thơ chợt đến. sau này hoàn thiện thành hai bài gọi là Giác địa
nhị thủ (Đất mũi hai bài), in làm bài đầu tiên trong cuốn Cảm Diêm Thần (NXB
VHTT). Bài 1 Tác điện du nói về hành trình từ Cà Mau đi Đất Mũi. Bài 2 Đờn ca
tài tử khúc xin giới thiệu ở đây.
角地(二手)
其二
琴歌才子曲
望臺朝浪海沿林
偶聽琴歌才子音
折臂琴師真妙手
歌聲村女實無凡
悲哀到度顏痕淚
歡笑無窮酒入心
角地秋天聞此曲
出差遠路約回尋
折臂琴師真妙手
歌聲村女實無凡
悲哀到度顏痕淚
歡笑無窮酒入心
角地秋天聞此曲
出差遠路約回尋
Giác
Địa (nhị thủ)
Kỳ
nhị
Cầm
ca tài tử khúc
Vọng
đài triêu lãng hải duyên lâm
Ngẫu
thính cầm ca tài tử âm
Chiết
tí cầm sư, chân diệu thủ
Ca
thanh thôn nữ, thực vô phàm
Bi
ai đáo độ nhan ngân lệ
Hoan
tiếu vô cùng tửu nhập tâm
Giác
địa thu thiên văn thử khúc
Xuất
sai viễn lộ ước hồi tầm.
Chú
dẫn:
-
Vọng đài: Đài quan sát ở đất mũi Cà Mau
-
Cầm ca tài tử: Đờn ca tài tử, một loại hình ca nhạc đặc sắc của Nam bộ
-
Cầm sư: Thầy đờn, người chơi đàn giỏi đệm đàn cho hát đờn ca tài tử.
Dịch
nghĩa:
Đất
Mũi (2 bài)
Bài
2
Khúc
đờn ca tài tử
Trên
đài quan sát thấy sóng biển lúc ban mai, rừng cây ven biển,
Ngẫu
nhiên nghe tiếng nhạc đờn ca tài tử,
Người
thầy đờn gẫy tay, mà chơi đàn rất khéo,
Cô
thôn nữ có giọng hát tuyệt vời,
(Điệu
ca) buồn, thương đến độ, mặt có ngấn lệ,
(Tiếng
hát) vui, cười hết mức, rượu dẫn vào tim,
Trời
thu ở nơi đất mũi nghe khúc điệu này,
Đi
công tác trên con đường xa, hẹn ngày quay trở lại tìm.
English
explanation:
Cape
Land (2 poems)
Poem
2
Melody
of amateur music of the Southern
On
the watching tower I view waves in the morning and coastal forest,
By
chance I hear the sounds of amateur music of the Southern,
Music
master with a broken hand plays the musical instrument in an excellent way,
Village
girl sings with a divine voice,
Sadness
and sorrow go up to level that on face has sign of tears,
Cheeriness
and laugh without limitation, so wine can get into heart,
Hearing
this melody in the Cape Land, under the autumn weather,
Taking
mission on long journey, I appoint myself to come back and look for.
Ảnh
chụp ở Điểm cực nam của VN
Từ
trái qua phải:
Hàng
sau: Thứ 2: Anh Đỗ Đông Xuyên, Thư ký
Ban chỉ đạo nhà nước các công trình năng lượng trọng điểm.
Thứ 3: Ông Thái Phụng Nê, Phái
viên chính phủ về các công trình năng lượng trọng điểm
Thứ 4: Tác giả
Thứ 6: PV Hoa, báo Nhân Dân
Hàng
trước: Thứ 1: PV Mai, Báo Hà Nội mới
Thứ 2: PV Thanh Hương, Báo Đầu
tư
Thứ 3: PV ảnh Ngọc Hà, VNTTX
Đây
là chữ thư pháp bài Cầm ca tài tử khúc của Quách Nguyên Binh, giáo viên thư
pháp của Trường Đại học sư phạm Quảng Tây đề tặng cho cuốn Cảm Diêm Thần.
(TĐP)
Đính chính: Quánh = Quách
Trả lờiXóaHay
Trả lờiXóaAnh Trần Đông Phong viết như một phóng viên báo thực sự. Bài viết của anh rất hấp dẫn mà vẫn khoe được cái tài thi sĩ một cách hợp lý. (LPT)
Trả lờiXóaĐờn ca tài tử thành di sản văn hóa nhân loại
Trả lờiXóa- Trong phiên họp chiều 5/12 (giờ VN) của Ủy ban Di sản Unesco diễn ra tại Ai Cập, Đờn ca tài tử đã chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/152434/don-ca-tai-tu-thanh-di-san-van-hoa-nhan-loai.html
Giữ rừng nơi chân sóng: Dữ dội và hùng tráng
Trả lờiXóaTP - Mũi Cà Mau được bồi đắp bởi phù sa sông Mê Công hùng vĩ, tồn tại nhờ rừng ngập mặn sinh lực dồi dào, mà giữ rừng là bao lớp người của cả nước. Có người gần trọn cả cuộc đời. Những câu chuyện về họ thật dữ dội và hùng tráng.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/giu-rung-noi-chan-song-du-doi-va-hung-trang-676066.tpo
Bản tiếng Việt bài thơ này:
Trả lờiXóaBản đờn cầm ca tài tử
Đài cao sóng sớm rừng ven biển
Nghe vẳng đờn ca tài tử trầm
Tay gãy thầy đờn chơi thật khéo
Ca hay thôn nữ giọng vô phàm
Buồn thương đến mức nhan mi ướt
Vui thỏa vô chừng rượu ngập tim
Đất Mũi trời thu nghe khúc nhạc
Đường xa mai sớm nhớ về tìm.
Trần Đông Phong