Nam quốc sơn
hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định
tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai
xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ
bại hư.
Sông núi nước Nam vua Việt ở,
Sách trời đã định rõ mười mươi.
Nếu như giặc cướp sang xâm phạm,
Chúng sẽ thấy ngay thất bại thôi .
1- Xuất xứ :
Bài thơ "Thần
-(Nam quốc sơn hà)" được xem là bài Tuyên ngôn
độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi
của Lý Thường Kiệt (1019-1105), xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống
xâm lăng năm 1077, kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt, được ghi lại
trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư như sau : "Mùa
xuân, tháng 3, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu
thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, ....sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt
đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người,
Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta. (Người đời truyền rằng
Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở
trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng :
"
Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên phân định tại thiên thư. Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !".
Sau
đó quả nhiên như thế.)(1)
Và Việt Điện U
Linh :
"Đến
thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý
Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền
có tiếng thần ngâm thơ:
"
Nam quốc sơn hà Nam đế cư…….. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.".
Rồi
quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước".(2)
Ngoài ra bài thơ
này còn xuất hiện ở nhiều văn bản khác với những khác biệt nhất định, đáng kể
nhất là Lĩnh Nam Chích Quái.-
"Đêm
ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba
đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh
hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
"Nam
quốc sơn hà Nam đế cư,
Hoàng
thiên dĩ định tại thiên thư.
Như
hà Bắc lỗ lai xâm phạm,
Bạch
nhẫn phiên thành phá trúc dư".
Quân
Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan...Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong
thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân ...sai dân phụng thờ ...nay
vẫn còn là phúc thần"(3)
Tác phẩm này cho
ta biết rằng bài thơ này được đọc trên sông Như Nguyệt thời Lê Hoàn và cũng
không nói rõ ai là tác giả. Như vậy về xuất xứ của bài thơ thì đến nay vẫn chưa
thống nhất được. Theo thời gian cho đến nay các nhà nghiên cứu đã ghi lại có
trên 30 bài NQSH được viết thành văn bản, ngoài ra còn có các bản được khắc ở
các di tích, đền thờ, giữa các bản có sự khác nhau, nhưng tựu trung hầu hết đều
chọn bản trong ĐVSKTT làm chuẩn.
Như đã nói trên,
sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư,Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái đều viết
bài thơ được đọc lên trong ngôi đền. Vì vậy nên về sau ta thường gọi là thơ THẦN;
đồng thời không khẳng định ai là tác giả bài thơ này. Tất nhiên phải có ai đó
sáng tác, chính vì vậy có nhiều người đã để tâm nghiên cứu và đề nghị một
con người cụ thể là tác giả, như bài viết của Nguyễn Thị Oanh (Văn nghệ số
12. 21-3-2009) cho rằng tác giả NQSH có thể là đại sư Khuông Việt hay như Lê
Mạnh Thát (Lịch sử Phật Giáo tập2 Tập 2. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh -
2001) cho rằng NQSH của Pháp Thuận. Các đề nghị này chủ yếu dựa vào mối quan hệ
của các Thiền sư nói trên với các vua thời ấy nên chưa có tính thuyết phục cao.
Trong bài viết
này, cùng suy nghĩ phải có ai đó trong số những trí thức dân tộc thời ấy là tác
giả của bài thơ, nên tôi cũng đề nghị ở đây một con người cụ thể, người mà tôi
cho rằng có nhiều yếu tố để có thể là tác giả bài thơ NQSH. Tuy nhiên,trước khi
xem xét đến con người mà tôi đề nghị có thể là tác giả hay chính là tác giả bài
NQSH, có một vấn đề cần phải giải quyết trước, đó là :
Như đã nêu trên,
có hai truyền thuyết về sự ra đời của bài thơ thần:
A - Thời Lê Hoàn
(981)- Theo Lĩnh Nam Chích Quái
B - (Thời Lý
(1076) - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
A - VỀ SÁCH LĨNH NAM CHÍCH
QUÁI
Tác giả LNCQ đến
nay vẫn chỉ là giả thuyết, chưa chắc chắn, Trần Thế Pháp là ai, thân thế và sự
nghiệp ra sao, vẫn là một dấu hỏi. Nội dung LNCQ thì ít ỏi, chủ yếu lấy từ sách
khác, không có tính sáng tạo cao. Do lấy từ sách khác, như nghĩa của từ
"chích" trong tên sách mang lại, nên có người cho rằng bài NQSH cũng
chép từ sách khác, có nghĩa là trước đó đã có sách viết về câu chuyện đó rồi,
nên cho là đáng tin cậy từ đó cho rằng việc Ngô Sĩ Liên viết rằng NQSH được
viết và đọc vào thời Lý là ngoa truyền. Tuy nhiên, câu chuyện về bài thơ thần
trong LNCQ ngoài khác biệt so với ĐVSKTT như: thời đại -Tiền Lê thay vì thời
Lý- Trên sông Như Nguyệt thay vì Bạch Đằng, thời gian cũng khác. LNCQ viết "Canh
ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng".
ĐVSKTT viết " Mùa xuân , tháng 2". Ở đây
có điều làm cho ta phải đặt dấu hỏi. Như ta biết cuối tháng 10 âm lịch, ở
miền bắc nước ta đang là giữa mùa đông, thời tiết mưa gió, rét như cắt da, lại
thêm tiết Nguyên đán gần kề tâm lý binh lính sao khỏi chạnh lòng, sao nhà Tống
lại điều binh sang xâm lăng nước ta vào lúc này, liệu các nhà cầm quân của
triều Tống có điên không? Thất bại của quân Nam Hán năm 938 là một minh chứng.
Về ngôn từ của bài thơ trong LNCQ cũng khác So sánh với bài thơ Thần
trong ĐVSKTT bài trong LNCQ có những giới hạn như sau :
- Câu 2 viết
" Hoàng thiên......thiên thư".
Đã
là sách trời thì do trời viết hay nói khác nội hàm ngữ nghĩa của từ "thiên
thư" là đã có trời rồi, vậy cần gì phải "Hoàng thiên" . thêm vào
đó "thiên thư " nghĩa đen là sách trời, nhưng ta phải hiểu là "sách
công lý" có nghĩa là điều đó xưa nay ai cũng biết. Do đó thêm "
Hoàng thiên" chỉ làm yếu đi, nếu không nói là thừa so với cách dùng
"Tiệt nhiên" của ĐVSKTT.
- Câu
3 LNCQ đã cụ thể giặc là " Bắc lỗ" thay vì "nghịch
lỗ" . Làm như thế có ý chỉ thẳng giặc là ai, nhưng lại mất đi tính phổ
quát của một tuyên ngôn, bởi vì viết như thế thì bài này chỉ có giá trị với
giặc phương bắc thôi, còn giặc các phương khác thì sao?
- Còn câu
cuối thì " gươm bén chẻ như chẻ tre" so với câu " Nhữ
đẳng....thủ bại hư" thì lời lẽ hơi thô . Bởi vì chuyện thất bại của quân
xâm lược đâu chỉ là qua việc chém giết, mà nó còn thất bại trên nhiều mặt khác
nữa, do đó nói nếu giặc phương Bắc sang thì sẽ dùng gươm bén mà đánh cho tan
tát như chẻ tre thì rỏ ràng đây chỉ là ngôn từ của chốn riêng tư chứ nếu đem
làm thông điệp của một quốc gia là không phù hợp.
-
Đối tượng của bài thơ trong LNCQ là quân Tống . (Quân Tống
nghe thơ xéo chạy). Trong lúc đánh nhau như thế thì làm sao mà
nghe thơ cho được, cho dù lúc ấy có đọc thì đọc theo âm Hán Việt, nên
quân Tống dù có nghe cũng đâu hiểu gì mà hoảng chạy.
B - VỀ SÁCH ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
Nội dung ĐVSKTT
là một bộ sử hết sức công phu, có tính bác học, điều này cho thấy đây là một
công trình mang tính tập thể mà Ngô Sĩ Liên là chủ biên. Một công trình được vua
sai làm thì đâu thể không cẩn trọng. Trong tác phẩm này đã rất nhiều lần (29
lần) đề cập tới Lê Văn Hưu, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký, với dòng chữ "Lê
Văn Hưu viết......" điều này chứng tỏ ĐVSKTT phần lớn dựa vào ĐVSK của Lê
Văn Hưu. Như thế có nghĩa là bộ ĐVSKTT là một tác phẩm được viết nên bởi công
sức của rất nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức uyên bác, với phương pháp
làm việc hết sức nghiêm túc dưới sự tài trợ của triều đình qua hai triều đại
Trần - Lê thì lẽ nào thông tin trong bộ sách này lại viết tùy tiện. Đồng
thời với ngần ấy thời gian và con người, lẽ nào không phát hiện cuốn sách có
nội dung mà LNCQ ghi lại.
Điều đáng
quan tâm nữa là đối tượng bài thơ này trong ĐVSKTT là quân sĩ nước Việt. Đây là
một hình thức chiến tranh tâm lý, vì vậy mới cho đọc trong đền thờ, vào đêm
khuya. Tất nhiên là hầu hết lính Việt có nghe chăng cũng chẳng hiểu gì, vì thời
ấy đa số không biết chữ, chủ yếu được tuyên truyền qua cấp chỉ huy, và dĩ nhiên
cái quan trọng nhất đối với binh linh là yếu tố tâm linh. Đã có THẦN tuyên bố
như thế rồi thì ta tin chắc thắng.
Từ
những so sánh, phân tích trên, với tính khả tín của bộ ĐVSKTT, tôi cho rằng bài
thơ thần đã được viết và đọc vào thời Lý Thường Kiệt phá quân Tống trên sông
Như Nguyệt năm 1076.
Mình thích bản dịch của Trần Hương Giang hơn, bản dịch của Viên Như nghe không được hào sảng lắm. Bản dịch dưới đây của Trần hương Giang nhiều thế hệ học trò đã từng nghe:
Trả lờiXóaSÔNG NÚI NƯỚC NAM
Sông núi nước Nam,vua Nam ở
Rành rành đinh phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời