Bùi Viện (1839-1878) người gốc Thái Bình dưới thời vua Tự Đức (1829-1883) thuộc nhóm chủ trương canh tân nửa sau thế kỷ 19 mong muốn làm cho đất nước cường thịnh, được coi là nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam đến Mỹ và Nhật Bản.
Công tích dấu ấn của Bùi Viện để lại là trấn an thủy
khấu và mở mang vùng đất nay là Hải Phòng. Ngoài ra Bùi Viện còn làm công tác
ngoại giao đi Mỹ để đặt quan hệ ngoại giao. Việc chưa thành thì Bùi Viện mất ở tuổi 40. Trong các bút lục của Bùi
Viện để lại, các nhà nghiên cứu tìm thấy hai bài thơ chữ Hán, Đường luật do Bùi
Viện làm và xướng họa với một người bạn mà Bùi Viện gặp ở Nhật Bản. Người ta
không xác định được tên tuổi, nhân thân của người này. Nhưng qua lời thơ thì thấy
rất là thân thiết và là người quen cũ đã từng gặp ở đâu đấy trước cuộc gặp ở Nhật
Bản. Hơn nữa trong thơ còn thể hiện một lời hẹn ước đến Mỹ để đặt quan hệ ngoại
giao.
Các nghiên cứu hướng đến một giả thuyết cho rằng, Bùi
Viện theo một sứ mệnh ngoại giao đã đến Hồng Kông (thuộc Anh từ 1842) và đã gặp
một viên lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông có mẹ là người Hoa, bố là người Mỹ nên thạo tiếng
Hoa, có thể làm thơ bằng chữ Hán. Hai người hợp nhau và rất đồng cảm. Do đó viên
lãnh sự này viết thư giới thiệu Bùi Viện với người quen ở Mỹ để Bùi Viện đến Mỹ
đặt quan hệ ngoại giao. Sau đó họ lại gặp nhau ở Nhật Bản trong chuyến đi Mỹ lần thứ hai của Bùi Viện.
Có nghiên cứu cho rằng Bùi Viện đã gặp tổng thống Mỹ Grant (1822-1885).
Bài thơ của Bùi Viện tặng
người bạn Mỹ:
Ly chước Hoành Tân cửu
nguyệt thu
Nam vân hồi thủ chính
du du
Ba đào mộng tỉnh sinh
tân hứng
Thủy thổ hoài thâm ức
cựu du
Ca vũ tằng đài kim Hải
Quốc
Phồn hoa nhân vật cổ Bồng
Châu
Vi hoan tự tích hoàn
vi biệt
Tiên lữ hà niên cộng
phiếm chu.
Chú thích :
- Hoành Tân : Yokohama, địa danh ở
Nhật Bản
- Hải Quốc : Nhật Bản, nước Nhật gồm
nhiều hòn đảo bao quanh là biển.
- Bồng Châu : Nhật Bản
Dịch nghĩa:
Ở Yokohama nâng chén rượu chia ly trong
cảnh thu tháng 9.
Quay đầu nhìn về phương nam thấy rõ mây
đang trôi lững lờ.
Chợt tỉnh giấc mộng phiêu bạt trong
sóng gió, niềm cảm hứng mới dâng trào.
Nghĩ đến đất nước, lại nhớ một cách sâu
đến chuyến đi cũ.
Từng thưởng thức ca múa trên đài cao của
quốc đảo hôm nay.
Đã gặp những nhân vật nổi tiếng của xứ
Bồng Lai xưa.
Trong lúc vui vẻ này tự thấy tiếc lại phải
chia tay.
Năm nào có thể gặp lại người bạn tiên
trên cùng một con thuyền ?
Bài thơ của người bạn Mỹ họa lại nguyên
vận bài thơ của Bùi Viện :
Hoành Kiều liễu sắc tiệm ly thu
Ác thủ công trình vạn lý du
Cựu ước Hoa Thành ưng viễn phỏng
Kỳ phùng tiên đảo cánh huề du
Nguyệt lương khách ý phi tam nhật
Hồ hải quân tâm hữu tứ châu
Liệu đắc minh triêu tương ức xứ
Trùng dương vân thủy các cô chu.
Chú thích :
- Hoành Kiều : Yokohama, địa danh ở
Nhật Bản.
- Hoa Thành : Hoa Thịnh Đốn, Washington, địa danh ở Mỹ.
- Tiên đảo: Đảo tiên chỉ Nhật Bản. Ngày trước người
Trung Quốc cho rằng ngoài biển khơi xa xôi có hòn đảo là nơi tiên ở. Sau này
xác định là Nhật Bản.
Dịch nghĩa:
Ở Yokohama
lúc này cây liễu ngả màu dần dần qua mùa thu.
Bạn vì công việc bang giao nên đi vạn dặm.
Theo mối hẹn cũ đến Washington, nên bạn có chuyến viếng thăm xa
xôi.
Do vậy chúng ta có cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở đảo tiên này và
lại cùng nắm tay nhau vui chơi.
Sáng như ánh trăng, bạn có ý định lâu dài.
Rộng như biển cả, tấm lòng của bạn ôm cả thế giới.
Liệu có được không ngày mai chúng ta cùng nhau nhớ về
một nơi,
Biển cả, mây, nước mỗi người một con thuyền cô độc.
Qua hai bài thơ cho thấy hai người có tình cảm rất sâu
sắc. Gọi nhau là bạn tiên, khi gặp lại thì mừng vui khôn xiết, lúc chia tay thì
lưu luyến, mong gặp lại và rất nhớ nhau. Buổi liên hoan gặp mặt rất trọng thể
trên đài cao, có ca múa và các nhân vật nổi tiếng ở Nhật. Đặc biệt người bạn Mỹ
rất tôn trọng và đánh giá cao Bùi Viện như là có sự nghiệp lớn về bang giao với
Mỹ, thành ý lâu dài như ánh trăng sáng, tấm lòng bao la như biển, ôm cả thế giới.
Tóm lại đây là hai bài thơ xướng họa hay, có tình quốc
tế cao cả, một giai thoại văn chương đẹp, xuyên quốc gia, xuyên châu lục.
(TĐP)
Bây giờ ở Hải Phòng và TP HCM đều có phố Bùi Viện
Trả lờiXóaHà Nội cũng có phố Bùi Viện
XóaNguyễn Trường Tộ, Vũ Duy Thanh cũng thuộc nhóm canh tân
Trả lờiXóaQuan điểm Canh tân của Việt Nam cùng nội dung và cùng thời gian với chính sách Duy tân của Minh Trị ở Nhật.
Trả lờiXóaTự Đức chán như con gián
Trả lờiXóaCó bạn hỏi tại sao câu thứ 6 trong bài nguyên tác có từ "tứ châu", nghĩa là 4 châu lục, trong khi chúng ta vẫn biết là thế giới có 5 châu? "Hồ hải quân tâm hữu tứ châu".
Trả lờiXóaTrả lời: Thời điểm làm bài thơ này là nửa cuối thế kỷ 19 khoảng 1873-1875, trong 2 lần Bùi Viện đi Mỹ, có dừng lại ở Nhật. Lúc đó thế giới chỉ có 4 châu là Âu, Á, Mỹ và Phi. Còn châu Úc chỉ được tính đến từ sau năm 1901 là năm thành lập nước Úc, trên cơ sở nước Úc và các đảo lân cận như New Zealand,.... Nên tác giả nói "tứ châu" là tình hình địa lý thế giới luc bấy giờ.
TĐP
Có bạn hỏi: Tại sao giải thích Bồng châu là nước Nhật Bản?
Trả lờiXóaTrả lời: Bồng châu chữ Hán là 蓬洲 nghĩa là vùng đất Bồng Lai 蓬莱. Truyện kể rằng Thời nhà Đường (618-904), ở TQ có người đẹp Dương Quý Phi được vua Đường Minh Hoàng hết lòng yêu mến. Đất nước có loạn, Dương Quý Phi bị giết. Sau khi dẹp được loạn, nhà vua nhớ người đẹp khôn nguôi. Có người đạo sỹ tài giỏi đi khắp trên trời, dưới đất, ra biển đến đảo Bồng Lai thì gặp được người đẹp tên là Thái Chân (tên của Dương Quý Phi khi ở trong chùa) và chuyển lại nhà vua vật ước cũ. Sau này người ta xác định được đảo Bồng Lai đó là nước Nhật Bản. Có nghiên cứu cho thấy, Dương Quý Phi không chết, mà được đưa trốn ra ngoài biển, lưu lạc đến Nhật Bản. Định cư ở đó, sau khi chết được dựng tượng và thờ cúng. Bài thơ Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị có nói đến việc này "Hốt văn hải thượng hữu tiên sơn, Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân, Duy tương cựu vật biểu thâm tình, Bồng Lai cung trung nhật nguyệt trường", nghĩa là Chợt nghe thấy ngoài biển có núi tiên, Trong đó có một người tên là Thái Chân, Lấy vật cũ trả lại vua để biểu lộ mối tình sâu sắc, Ở trong cung điện Bồng Lai lâu dài cùng năm tháng. Về sau trong thi văn người ta dùng chữ Bồng Lai, Bồng châu, tiên đảo để chỉ Nhật Bản.
TĐP