Tạp chí Hồn Việt, cơ quan của Trung tâm Quốc học, thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (chủ báo là Mai Quốc Liên), số 81, 5/2014, có đăng 1 bài dài 10 trang "Huyền thoại kép Hồ Chí Minh- Vinh quang và những hệ lụy), chính thức công bố nhiều tư liệu, mà trước kia còn úp mở, đồn đại, nay tác giả đã công bố bằng 1 bài báo có chú thích, dẫn nguồn, kiểu viết cẩn thận hiếm thấy của các báo quốc doanh hiện nay.
Do bài quá dài, tôi giới thiệu tóm tắt mấy điểm khá thú vị:
1. Giải mã sự mất tích của Hồ Chí Minh giai đoạn 1931-1935 trong các tiểu sử từ trước đến nay. Việc này giống như bài báo của Tạp chí Xưa- Nay của Hội sử học đã viết, về nghi vấn Hồ Chí Minh bị một ban kỷ luật của Nga xét xử. Trong đó, công khai nêu rõ Hà Huy Tập, Trần Phú đã công kích Nguyễn Ái Quốc như thế nào.
2. Nói rõ vai trò Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng. Ông Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị văn kiện đại hội, gửi Quốc tế cộng sản, bị phê phán là dân tộc chủ nghĩa và thỏa hiệp, cuối cùng, một lớp học trò của Nguyễn học từ Nga về, trung thành với lý tưởng cộng sản, cho ra đời Luận cương năm 30, rồi ông Nguyễn Ái Quốc không được chức gì trong Đảng năm 1930.
3. Việc Hồ chí Minh tuyên bố giải tán Đảng, và hệ lụy của nó sau này trong việc Stalin công nhận chính quyền Việt Minh. Lúc này, ông Trần Ngọc Danh, khoảng tháng 10/1949 đã viết thư tố cáo Hồ Chí Minh phản bộ cộng sản, rồi chạy khỏi phái bộ Việt Minh tại Thái Lan, chạy về Nga, khiến cho việc đối ngoại đấu tranh Liên Xô công nhận Việt Nam bị khó khăn.
4. Khoảng 1947, Việt Nam kháng chiến bị cô lập, Chính phủ Hồ Chí Minh đã cử phái đoàn đi Nam Kinh, đút lót chính phủ Tưởng Giới Thạch, chuyến đi này chưa giải mật.
5. Phái đoàn chính phủ kháng chiến đi Nam Kinh, Thượng Hải có mang theo cuốn tiểu sử "Hồ chí Minh truyện" xuất bản ở Thượng Hải tháng 6/1949, trong đó tô vẽ Hồ Chí Minh là người theo tư tưởng Tam dân, theo Tôn trung Sơn, bạn với các tướng chính phủ Tưởng.
6. Tuy nhiên, đến 10/1949, Mao có chính quyền ở Trung Quốc, nên toan tính của Hồ Chí Minh phải thay đổi. Đàm phán Trung- Việt thuận lợi, từ đó Hồ Chí Minh muốn đi Nga gặp Stalin.
7. Tư liệu Stalin tiếp Hồ Chí Minh như thế nào. Stalin hỏi Hồ Chí Minh 3 câu: Tại sao giải tán Đảng; Chính quyền là chính quyền gì? Tại sao không cải cách ruộng đất? Rồi Stalin chỉ thị cho Trung Quốc cấp vũ khí cho VN kháng chiến, dùng các vũ khí Liên Xô cấp cho Trung Quốc nay không đánh nhau nữa, để cũng rỉ. Tóm lại khi đó Stalin không muốn dính vào Việt Nam, nghi ngờ ông Hồ.
8. Phần tư liệu, tác giả dẫn câu chuyện Hồ Chí Minh xin cái ảnh Stalin, rồi xin ông ấy kí tặng (chiêu này thành công mỹ mãn với tướng Se-nô hồi năm 1945), nhưng đêm ấy, KGB đột nhập khách sạn, lấy mất cái ảnh ấy.
9. Phần tư liệu có câu chuyện thú vị: Moris Thorez, Tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp năm 1946, đang làm Phó thủ tướng trong Chính phủ liên minh của Pháp, nói với Đô đốc D'Argenlieu rằng: "Tất nhiên tôi mong mọi việc giải quyết êm thấm với Việt Minh, nhưng tóm lại (với giọng chắc nịch) màu cờ của chúng ta là trên hết. Vậy phải đánh thì cứ đánh, đánh cho mạnh" Thế đấy. Người Pháp ở châu Âu không ấu trĩ vì ý thức hệ, họ coi quyền lợi dân tộc là trên hết. Cùng cộng sản ư? Đánh thì cứ đánh vì nước Pháp, kệ mẹ cộng sản. Sao chúng nó năm 1946 đã thông thái thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.