17 tháng 3, 2014

Học thuê

Trước đây chục năm, sinh viên có thể kiếm tiền thêm bằng cách làm gia sư, phát tờ rơi quảng cáo, bán thuốc lá cho các hãng, bán bia ở quán, ... Nay thì thêm một nghề: Đi học thuê. Ở các lớp tại chức, hoặc đại học bằng hai, người ta thuê sinh viên đến ngồi điểm danh chép bài, với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/buổi. Vậy là, các cô cậu sinh viên có thêm một nguồn thu nhập. Những người không thể đi học, nhưng vẫn thi qua kỳ thi cuối môn, vì khi thi thì được tự do (hoặc thành lệ) mở vở quay cóp thoải mái (vì đã đóng tiền).
Bạn, hoặc tôi, đều thấy nhãn tiền, trong cơ quan mình, đơn vị mình, có những người vẫn đi làm, vẫn đi kinh doanh, nhưng đùng một cái có bằng đại học loại ưu, bằng thạc sĩ, nhưng trình độ chuyên môn vẫn không hơn kẻ thất học. Bởi vì họ đã học hệ đại học, học bằng hai, hoặc học thạc sĩ rồi. (theo kiểu học thuê)



Nhà trường đại học ngày nay thật lạ và tệ, khi mà đối xử với sinh viên như là học thêm trên trung học, điểm danh thật chặt, giảng thao thao, học trò ghi cắm cúi, rồi thi viết bằng giấy, thu tiền "chống trượt", để học sinh tha hồ quay cóp. Đó là một sự băng hoại không chỉ về giáo dục, mà đổ đốn về đạo đức xã hội. Ngành giáo dục đã nuôi dưỡng cho thói chuộng hình thức, giả dối kinh khủng đó, nhưng các thày giáo lãnh đạo ngành thì cứ như mù. Giống như chúng ta ra đời, cuối năm bình bầu thi đua, lấy phiếu tín nhiệm, sinh hoạt chi bộ, đầy vẻ hình thức và giả dối. Đây là một nền giáo dục không khuyến khích tài năng và nhân cách.
Chỉ cần đơn giản quay lại ngày xưa, tôi nhớ thập kỷ 70 đi học đại học Bách khoa Hà Nội, (các bạn học trường khác tôi không biết). Thày giáo giảng không hề điểm danh, nhưng học sinh không dám nghỉ, hoặc chỉ mong đến dự thính để nghe thày. Thi vấn đáp, dù anh có đi học hay không, hoặc anh có năng lực đọc sách siêu phàm, thì anh giỏi hay anh dốt đặc cán mai vẫn lòi ra. Đâu có chuyện học đại học như là tiếp tục giáo dụ phổ thông cấp 4 như ngày nay.
Dưới đây là đường dẫn link một hội nghị đổi mới giáo dục quốc tế ở Hà Nội. Các bạn không biết có đọc nó không, nhưng tôi chán nản đến nỗi chỉ đọc tít và một khổ đầu. Nếu các lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam chấm dứt được cảnh học thuê ở các trường đại học Việt Nam, thì may ra Việt Nam mới ra khỏi vũng bùn dối trá, hình thức chủ nghĩa, lúc đó hãy nói đến đổi mới giáo dục. (NXH)

37 nhận xét:

  1. Ở cơ quan tôi, có cô học trung cấp, sau đó học tiếp hệ đại học 4 năm hẳn hoi, nhưng không mấy khi thấy cô ta đi học. Rồi thấy cô mang bằng tốt nghiệp đại học hạng khá về đòi sếp đổi ngạch lương sang ngạch chuyên viên. Sếp nói: Cô đang làm hành chính, lao động phổ thông, thủ kho, giờ tốt nghiệp đại học kinh tế tài chính rồi, cho 3 tháng thực tập, nếu làm được kế toán viên ở phòng kế toán thì ok. Sau 3 tháng, cả trưởng phòng lẫn cô ta đều công nhận, cô này không thể làm kế toán được. Nguyên chuyện đánh máy word vẫn không thạo, nói gì định khoản định khiếc. Mà kế toán ngày nay có phần mềm chuyên biệt, không cần làm tính trên excel. Cuối cùng, cô kia xin chuyển cơ quan, nghe nói vẫn đi làm quét dọn nhà, nhưng ăn lương cử nhân. Ôi cuộc sống này...

    Trả lờiXóa
  2. Công lao tạo ra một lượng cực lớn "bằng thật-học giả" là chiến công vĩ đại của ngành giáo dục,đào tạo nước nhà. Nếu không sẽ không có đủ số lượng công chức,viên chức phục vụ xã hội. Bạn cứ thử tưởng tượng bác bí thư,chủ tịch tỉnh,huyện mà không có bằng đại học thì nói ai nghe? Mà các bác ấy bận lãnh đạo thì có mặt ở lớp thế nào được. Vậy thì phải thuê thôi! Mọi thứ đều mua được thì sá gì ba cái chuyện lẻ tẻ (may cho các cháu sinh viên nghèo có thêm thu nhập). Các công chức cấp thấp thì cứ noi gương lãnh đạo thôi. Cứ chuẩn bị sẵn ít bằng,có tiền rồi sẽ được cơ cấu. Các cháu học thật,bằng thật thì cứ chờ đấy vì không biết,không quen mua bán như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh14:13 18/3/14

      Thưa anh E 11:22, em là người công tác trong ngành giáo dục, chẳng phải khiêm tốn gì, nhưng em chả dám nhận về ngành mình hết "chiến công vĩ đại" như anh nói đâu ạ. Mỗi kết quả của việc học, đều có GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ạ. Trò ngoan, trò giỏi hay trò hư trò dốt ... đều hội tụ đầy đủ 3 yếu tố trên.
      Riêng cá nhân em, bất cứ trò nào vắng mặt trên lớp, sau 5 phút là em đánh dấu vào sổ gọi tên, 15 phút sau là phụ huynh nhận được điện thoại.

      Xóa
    2. Chào N 14:13, chắc em là giáo viên phổ thông yêu trò,yêu nghề?! Em điểm danh học trò và không cho cô,cậu nào học thuê cả. Chắc em cũng có nhiều trò giỏi nhưng chắc các trò phải học thêm để đem lại thành tích "vĩ đại" cho nhà trường. Tiết lộ cho em một bí mật là tất cả các anh trong danh sách lớp E không có ai đạt "học sinh giỏi" trong cả 3 năm học cuối phổ thông (trong đó có hai anh suýt vào đội tuyển thi Toán quốc tế). Đơn giản vì không ai giỏi toàn diện cả (nhà văn NXH giỏi toán nhưng không đạt 8,0 môn văn). Thế đấy, thời bọn anh đi học toàn học sinh trung bình và kém thôi.
      Bài viết trên viết về giáo dục đại học và trên ĐH. Về các khóa tại chức đào tạo toàn các thiên tài (vì học sinh vừa công tác, vừa học rất giỏi). Không cần đến lớp,thuê người khác học mà kiến thức vẫn vào đầu. Các trường đại học rất yêu quý các lớp tại chức này vì nó là nồi cơm của trường nên không được đập vỡ(nguyên văn câu nói của cựu bộ trưởng GDDT) .

      Xóa
    3. Nặc danh22:26 20/3/14

      Anh E 16:53 nói rất đúng, ở cơ quan em, có Xếp đi học cao cấp chính trị lúc thi viết mới được một lúc Xếp lăn ra ngủ lại còn ngáy rất to, kết quả Xếp vẫn đỗ loại Giỏi.

      Xóa
  3. Nặc danh13:29 17/3/14

    Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Không làm được thì thuê

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh11:47 18/3/14

      Muốn thuê được thì cần phải có tiền, vì thế nên viết câu trên thành:
      Không có việc gì khó
      Chỉ sợ tiền không nhiều
      Đào núi và lấp biển
      Không làm được thì thuê.

      Xóa
  4. Nặc danh09:43 18/3/14

    Các bác E nói hơi quá rồi, lớp em đang theo học mới thi được 10 môn, báo điểm 8 môn mà đã có 3 người trượt rồi ( trong đó có 2 người bị trượt những 2 môn kia đấy). Đúng là ngành giáo dục có " chiến công" nhưng chiến công ở mặt khác cơ chứ không phải ở mặt "bằng thật - học giả" như các bác nghĩ đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh10:03 18/3/14

    Thi tốt nghiệp phổ thông mà vẫn đỗ 99% thì giáo dục còn rởm

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh16:29 19/3/14

    He he em đi trông thi tốt nghiệp còn trông thanh tra cho các cháu chép bài cơ, thương chúng nó 12 năm đèn sách mà trượt tốt nghiệp thì tội lắm. Thôi thì 99% cũng chả sao....

    Trả lờiXóa
  7. Còn em, nếu em được đi coi thi em sẽ cố gắng để 100% các em đỗ vì sợ nếu có 99% đỗ, 1% còn lại không đỗ các em đị nhảy lầu tự tử thì khổ lắm, như thế hóa ra mình là người gián tiếp giết người sao? Thôi thì đành " Cứu một người phúc đẳng hà sa" vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời ơi, toàn các bạn có lòng nhân ái bao la thế này! Chắc các thày cô ngày dạy chúng tôi ngay xưa là "đao phủ" hết cả. Vì các thày,cô cho nhiều điểm dưới trung bình lắm. Học sinh chuyên toán mà bị điểm 4,5 môn toán là thường.
      Chắc do nhiều người nhân ái quá nên xã hội bây giờ có nhiều kẻ chỉ mong sống dựa, ăn bám vào người khác. Các bạn xem đường dẫn sau nhé http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/song-an-bam-2958414.html

      Xóa
  8. Nặc danh22:04 21/3/14

    Xin hỏi bác E 10:42, thế con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại bác có ăn bám bác không? Bác đã để cho những ai ăn bám vào mình rồi? Nếu họ không ăn bám`bác và bác cũng không cho ai ăn bám thì bác chớ có tuyên bố rằng " xã hội bây giờ có nhiều kẻ chỉ mong sống dựa, ăn bám vào người khác" nhé! Nói như thế là nói nhằng nói bậy đấy.Còn nếu con cháu bác đang ăn bám bác và bác cho người khác ăn bám vào mình thì xin hỏi bác rằng bác lấy tiền ở đâu để cho họ ăn bám? Trong khi tiền lương chỉ có hạn. Liệu có phải bác đã ....giống ông quan Huyện Hinh nào đó không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh13:47 22/3/14

      ND 22:04 đích thị là cô giáo trẻ, phát biểu cay cú thế làm gì, các anh E phản ánh đúng hiện tượng XH đấy chứ.

      Xóa
    2. ND 22:04 đã đọc bài báo theo đường link cuối comment chưa? Nên đọc. Số lượng kẻ ăn bám còn phải cộng thêm 30% công chức không làm việc (con số của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đấy nhé). Vậy là "con số không nhỏ" rồi.
      ND 22:04 nên học văn hóa tranh luận (nếu là cô giáo trẻ thì càng phải học vì nếu không sẽ áp đặt học trò). Bạn nên tìm lý lẽ, các dẫn chứng thực tế khi tranh luận,thảo luận thay vì tấn công đời tư đối thủ. Phương pháp của ND22:04 không mới. Đó là lối tranh cãi bá đạo, đôi khi còn dùng quyền lực( nếu kẻ đó có quyền) tiêu diệt kẻ tranh luận khi đuối lý.
      Lẽ ra tôi không trả lời các câu hỏi riêng tư,nhất là cách hỏi như ND 22:04. Song không sao. Câu trả lời của tôi thế này : Tôi có con vẫn ăn bám vì còn đi học.Tôi không trở thành quan huyện Hinh được vì không là công chức,không có ai đút lót.Tôi có thu nhập khá và vẫn đang cần mẫn đóng thuế nuôi số 30% ăn bám mà ông Phó thủ tướng đã nhắc đến (E 10:42).

      Xóa
    3. Gửi thêm cho ND 22:04 đường link bài báo này nữa nhé http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/166160/vuot-suoi-bang-tui-nilon--sao-toi-thay-dung-dung-.html
      (E 10:42).

      Xóa
    4. Nặc danh06:29 24/3/14

      Bác E10: 42 đã bực mình rồi à ? Bác dám khẳng định xã hội bay giờ nhiều kẻ ăn bám, ND 22:04 mới hỏi bác vài câu hỏi mà bác đã khó chịu thế sao? Bác nhiều tuổi hơn ND 22:04 rất nhiều đấy hãy thử nhìn lại mình xem, mình nói đã đúng chưa? Đã cư xử đúng chưa? Đành rằng giáo dục có nhiều điều bất cập nhưng suy cho cùng cái bất cập đó là do đâu? Do những người có chức có quyền chỉ đạo? Do những nhà cải cách sách, hay do những người trực tiếp đứng lớp đây? Vậy mà bác dám khẳng định cái điều không nên khẳng định ấy. Còn nữa, bác cho hỏi luôn thế các cô giáo trẻ là người có quyền tuyển công chức, viên chức sao? Những người có quyền tuyển công chức, viên chức chính là những người có số tuổi nhiều gần như bác, bằng bác đó thôi? Nếu thế thì các cô giáo trẻ có "vinh dự" để dạy những người như vậy không? Còn chuyện áp đặt học sinh ư? Nếu áp đặt được chúng thì ND 22: 04 sẽ áp đặt chúng rằng học cho thật giỏi, phấn đấu thật nhiều để có chức có quyền rồi đừng có tuyển thừa công chức, viên chức mà chỉ tuyển đủ thôi, khi tuyển nhớ tuyển người có năng lực, chớ nhận tiền hối lộ để ròi tuyển những người không làm được việc. Đấy ND 22: 04 sẽ áp đặt chúng như thế đó, bởi vì bất cứ một cô giáo nào cũng dạy trò của mình điều hay lẽ phải, bất cứ thầy cô nào cũng mong muốn trò của mình trở thành người có ích cho xã hội chứ không có thầy cô nào mong muốn trò của mình trở thành kẻ ăn bám đâu thưa bác E10:42.

      Xóa
    5. Nặc danh09:25 24/3/14

      Ô, vậy là ND 06:29 chính là ND 22:04 (Vì thế mới biết bác E "nhiều tuổi hơn ND 22:04 rất nhiều"!). Vậy thì phải bảo mình là ND 22:04 cho dễ "nói chuyện" chứ?
      Luận bàn là tốt, nhưng cái kiểu "luận" của ND 06:29 đích thị là cãi vã, lý cùn, chỉ trích cá nhân ...
      Hay bạn muốn tạo scandal để bác E chủ ý đến mình? Nhưng hình như cách này đang chứng tỏ bạn coi thường chính mình, như kiểu cô giáo Tòng Thị Minh chui vào túi nilong qua suối đấy?

      Xóa
    6. Nặc danh13:43 24/3/14

      Vào blog E thì ai chả biết các bác E nhiều tuổi. Chỉ có những người mắt có vấn đề thì mới không nhìn thấy thôi ND 09:25 ạ. Và vì mắt có vấn đề nên nhìn cái gì cũng không rõ, không chính xác như thế đấy. Thế nên nói toàn những điều ngớ ngẩn như: " Ô, vậy là; chính là; bảo mình là; đích thị là chứng tỏ...". Nếu giỏi hãy trả lời các câu hỏi của ND 06: 29 đi! Bạn ấy nói đúng quá nên gộp bạn ấy vào tôi à? (ND22:04)

      Xóa
    7. Nặc danh14:58 24/3/14

      Tất nhiên rồi, ai chẳng biết các anh chuyên Toán bao nhiêu tuổi. Các anh ấy chúc sinh nhật nhau trên blog E thường xuyên mà! Vấn đề là: Bạn không phải ND 22:04 đúng không, bạn ND 06:29? Nếu vậy thì cũng "có họ" rồi thì mới biết tuổi của Mrs. 22:04 chứ?
      Còn tôi, bạn thấy tôi "ngớ ngẩn" lắm à? Vậy mà tôi chưa thấy ai nói mình như vậy đấy? Cám ơn nhé! Còn tôi, tôi không "giỏi" lý cùn như bạn đâu. Cách nói này của bạn làm tôi không muốn tiếp tục đối thoại nữa
      (ND 09:25)

      Xóa
  9. Nặc danh14:39 22/3/14

    Nói đến sự học, tôi gửi tới các bạn một góc nhìn khác. Mong làm dịu bớt những bức xúc của các bạn. Bài đã đăng tại k20h.blogspot.com

    GÓC NHÌN TRẺ THƠ
    Tôi đăng bài văn tả ông nội của một cháu bé. Chắc là do ảnh hưởng của các bài văn mẫu?

    Nhà em có nuôi 1 ông nội. Ông còn khá trẻ, chưa già lắm, trạc ngoài 70 tuổi. Mắt ông đáng lẽ phải sáng quắc nhưng không phải, mắt ông lại mờ nên hay phải đeo kính. Bắp chân, bắp tay ông cũng không nổi cuồn cuộn mà mềm và nhăn nheo cả. Đặc biệt, ông chắc không phải người kinh vì da ông hơi hồng và tóc ông trắng xóa, chỉ hơi hơi đen thôi. Ông suốt ngày được xem ti vi và đọc báo mà không bị mẹ em mắng bao giờ. Mẹ em cũng không bắt ông phải học. Thế mà có hôm mẹ bận, em phải đưa ông đến trường. Ông bắt em phải đưa ông đến gặp cô giáo chủ nhiệm. Chắc ông đến để xin đi học. Khổ thế, trước ông không học nên bây giờ phải học bù.
    Em rất thích ông nội nhà em, vì có ông nên em không phải quét nhà, không phải nhặt rau và không bị mẹ mắng.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh18:17 22/3/14

    30% không làm việc, còn 70% làm việc như thế nào? Tích cực hay là kinh tế tăng trưởng tụt, nhập khẩu hàng tỷ đô tàu cũ về đắp chiếu, dự án vượt vốn hàng nghìn tỷ, đường lún, cầu sập, nợ xấu khổng lồ, tồn kho BĐS triệu tỷ, quy hoạch treo bạt ngàn vv và vv, nhóm ta vẫn vui như tết, và thăng quan tiến chức vù vù, lộc vào ào ạt và lại được đánh giá là tốt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhóm ta" vẫn chưa là gì! Cái nhóm học dốt, không vào được đại học phải học tại chức mới lên nhanh và thăng quan tiến chức vù vù.

      Xóa
  11. Nặc danh18:45 22/3/14

    Tôi là một giáo viên nên rất gắn bó với sự dạy và học. Bàn về bài HỌC THUÊ của nhà văn NXH, tôi cũng đã góp một ý kiến ở trên (ND 14:13 ngày 18/3).
    Nay thấy bạn ND 22:04 và các anh E luận bàn sôi nổi về sự dạy và học, tôi vốn không muốn nói nhiều về tâm tư của mình và ngành mình, thì tôi cũng không đừng được nên muốn chia sẻ thêm một chút.
    1/ Tôi đồng ý với anh NXH anh E có comment (về cơ bản). Từng là học sinh và sinh viên Đại học hệ chính quy của ngày xưa. Nên tôi chỉ mong sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển về được đến ... ngày xưa. Ước mong thế có khi cũng rất "dở hơi", nhưng nói thật, tôi chỉ mong có vậy. Cứ dạy thật, học thật như ngày xưa ấy đi đã, rồi học cái gì của thế giới nữa thì học sau.
    2/ Từ trước đến giờ, tôi đều dạy học rất nghiêm túc. Nghiêm khắc điểm danh học trò, nghiêm khắc kiểm tra và cho điểm học trò, nghiêm khắc trước những sai phạm của học trò. Nên tôi rất khó chịu với việc học giả theo kiểu "học thuê", "cấy điểm" trong quá trình học (Như bài của nhà văn NXH và một số comment đã bàn).
    3/ Nhưng tôi cũng rất xấu hổ về mình, vì mình đã không nghiêm khắc được đến tận cùng. Quá trình dạy học hàng ngày thì nghiêm khắc, nhưng khi trò đi thi, với vai trò mình có thể, nhiều khi tôi cũng đã đồng lõa với người khác trong việc góp phần đẩy kết quả giáo dục đến HS tốt nghiệp 99%. Biết là không nên mà nhiều khi vẫn theo "bệnh thành tích". Tôi cũng trong cái vòng luẩn quẩn chung của ngành, không tìm được lối ra ...
    4/ Tôi cũng rất buồn trước thực trạng dạy học văn chương theo khuôn mẫu. Đúng là việc dạy học này đã tạo nên hàng vô vàn bài văn theo kiểu bài tả ông nội nói trên. Bởi vậy tôi rất tâm đắc với bài tản văn TÂM TƯ CÔ GIÁO TRƯỜNG LÀNG của Mai Hương đã đăng trên blog này.
    5/ Tôi cũng chẳng mấy tin tưởng vào cái định hướng ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC đang bàn ở cấp trung ương kia đâu? Vì sao ư? Giáo dục ĐH thì tôi không biết, nhưng giáo dục PT thì ... ôi thôi, hơn chục điểm đỗ vào ĐH SP, 8, 9 điểm đỗ vào CĐ SP. Tôi sợ nhiều thầy cô giáo của ngành tôi, tới đây, đọc hiểu còn khó khăn nữa cơ!
    6/ Có điều, ngành nghề nào cũng thế, vẫn có cái xấu cái tốt. Trong mỗi con người cũng vậy, có mặt được và tồn tại. Khi đánh giá cũng nên nhìn nhiều chiều.. Các anh E chẳng nên cực đoan, còn bạn ND 22:04 cũng đừng nên cay cú vì người ta động chạm tới mình.
    Có lẽ tôi nhiều lời quá rồi chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:15 22/3/14

      Cảm ơn ND 18:45, đã chia sẻ rất sát thực tế mong bạn ND 22:04 đọc tâm sự này.

      Xóa
  12. Nặc danh14:02 24/3/14

    Tạm dừng công việc 2 phó tổng giám đốc đường sắt
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/166976/nghi-an-hoi-lo-16-ty--yeu-cau-giai-trinh-hang-loat.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:32 24/3/14

      Hóa ra là chỉ có mấy ông phó, còn ông trưởng vẫn ngon

      Xóa
    2. Nặc danh22:44 24/3/14

      Phó chỉ có thể ăn vặt

      Xóa
  13. Nặc danh14:03 24/3/14

    Cần phải đình chỉ ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh14:25 24/3/14

    18 năm trước khi đi học Sư Phạm thầy giáo tôi nói rằng thầy đã đọc được những bài thi trong kì thi tuyển sinh ĐH như sau: " Đêm khuya, Tố Hữu đang mơ mơ ngủ thấy tiếng chuông điện thoại reo vang, giật mình tỉnh giấc ông cầm điện thoại lên thì thấy người đầu bên kia thông báo với ông rằng cụ Nguyễn Du đã mất. Đau buồn và thương tiếc nên Tố Hữu đã làm bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du". Còn bản thân tôi có lần đi coi thi tốt nghiệp THCS coi đúng vào một phòng có học sinh viết như sau " Chép thơ cần phải chép câu 6 thụt vào, câu 8 thò ra đầu dòng viết hoa" Chẳng là trước đó có cô giáo nhắc học sinh rằng chép bốn câu thơ đầu trong
    đoạn trích Chị em Thúy Kiều nhớ phải chép câu 6 thụt vào, câu 8 thò ra, đầu dòng viết hoa mà.( cô giáo nhắc lúc ấy cũng sắp về hưu rồi đấy) Độc giả blog E nghĩ gì về những chuyện này? Lỗi tại ai đây, hay vẫn là tại các cô giáo trẻ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh16:11 24/3/14

      Bạn ơi, mình cũng làm nghề dạy học như bạn. Mình là cô giáo "gần già" ...
      Mình đồng ý với một bạn đồng nghiệp đã nói ở trên: Mỗi sản phẩm của giáo dục, là kết quả của gia đình, nhà trường và xã hội. Mọi người đánh giá cần có cái nhìn đa chiều.
      Bạn học sư phạm 18 năm trước, vậy bạn có phải là "cô giáo trẻ" đâu mà phải nhảy lên vậy?
      Còn chuyện "chép thơ" cười ra nước mắt nói trên, chẳng là do cô giáo "gà" bài cho HS đấy thôi. Được giao nhiệm vụ "gà" thì cô già, cô trẻ đều phải làm! Tôi nghĩ đó là những chuyện đau lòng của "bệnh thành tích". Hãy "đóng cửa mà bảo nhau" rồi ta tự chữa bệnh thôi. Còn nói gì đến tại "cô giáo già" ấy chứ "cô giáo trẻ tôi" giỏi hơn nhiều?

      Xóa
  15. Nặc danh20:53 24/3/14

    Trời đất! Có mỗi chuyện học thuê thôi, mà còn thế này, bảo sao bọn trẻ bây giờ hơn tí là đánh nhau giữa đường giữa chợ. Dừng lại thôi các anh các chị ơi. Ban biên tập Blog E đâu rồi? Các anh cho bài hát hoặc bài thơ nào đó đi để xóa tan cái không khí này đi chứ!

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh10:52 25/3/14

    Vài con tốt

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh12:35 25/3/14

    Chuyện học thuê thì còn có người thuê và người nhận thuê và trả tiền đàng hoàng. Ở đây không có người thuê cãi nhau mà lại có những người lại cãi nhau trên mạng mà chẳng được đồng nào. Đúng là tính cách người Việt, thế này con cháu ta học tập thì gay đấy.

    Trả lờiXóa
  18. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  19. Nặc danh13:12 25/3/14

    Nói chung đa số những người làm nghề giáo viên rất bảo thủ và áp đặt. Mình nhìn thấy rất rõ bạn ND 06:29 và ND 22:04 thể hiện như thế. Mình học sư phạm khá vất vả nhưng sau khi đi dạy được vài năm rồi bỏ luôn, đến giờ này chẳng thấy hối tiếc gì cả. Gặp lại những người bạn vẫn theo nghề dạy học đa phần các bạn ấy cũng đã học xong thạc sĩ cả rồi nhưng ôi thôi cái vấn đề thạc sĩ đó cũng có nhiều điều đáng nói lắm...cơ bản là các bạn giáo viên nữ cứ vừa chửa vừa đẻ cũng hoàn tất được cái bằng thạc sĩ. Ấy vậy mà khi nói gì về nạn giáo dục hiện nay là các bạn lại nhảy tưng tưng lên ra điều bị tổn thương ghê gớm lắm cơ.

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh08:05 26/3/14

    Chào các bác blog E và các độc giả của blog E,
    Thật thú vị với một cuộc trao đổi vô cùng sôi nổi từ một sự việc rất thật trong việc đào tạo hệ không chính quy ở các trường đại học hiện nay của nhà văn, nhà báo NXH.
    Các bác E và độc giả blog E đã đưa ra nhiều ý kiến (cả xoáy sâu vào vấn đề trung tâm - học thuê tại các trường đại học - hay bên lề, tình trạng học giả bằng thật, v..v..) về vấn đề này. Xin phép được trình bày ý kiến của riêng mình, một người theo nghề dạy, dạy nghề.
    Thực trạng học thuê xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân do đâu?
    Nguyên nhân sâu xa có lẽ bắt đầu từ một "bệnh" của gần như đa số chúng ta! Khi đi học mầm non vấn đề được quan tâm hàng đầu của gia đình là việc có hay không được "Phiếu bé ngoan"? Lớn hơn, đi học thì câu hỏi luôn được đặt ra từ phụ huynh "..mấy điểm?", cao hơn, đi học nghề thì lại quan tâm có được học bổng hay không, chưa hết, khi đi xin việc, một trong các tiêu chí xét tuyển ở đa số nơi tuyển dụng đó là "bằng tốt nghiệp loại gì?". Dường như đã quên đi tiêu chí cho những đánh giá này! Hạ tiêu chí đánh giá, số lượng những điểm số, phiếu đánh giá, loai bằng cấp đẹp tăng lên, còn nâng cao tiêu chí đánh giá, điểm thấp đi, loại bằng Khá, Giỏi ít đi, chuyện đơn giản ai cũng biết. Nếu ta quan tâm đến điều thực là kiến thức chắc những câu hỏi loại trên sẽ bớt đi, và giá trị chắc sẽ gần với thực tế hơn.
    Tùy vào cách sống của chúng ta, ta sẽ chọn cách hành xử cho riêng mình.
    Tuy nhiên, mỗi cá nhân chúng ta không phải là những Robinson sống trên hoang đảo. Chúng ta đang sống trong một xã hội với rất nhiều những đan xen chồng chéo giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không dễ để làm theo ý mình.
    Tại sao có tình trạng học thuê, vì có người cần thuê người đi học hộ. Tại sao có người lại thuê người khác đi học hộ mình, vì có nơi sử dụng tiêu chí đánh giá là bằng cấp chứ không phải kiến thức thực sự. Chuỗi nhân quả ấy kéo dài và cuốn theo bao hệ lụy.
    Nếu nói tại hệ thống giáo dục, vậy phải chăng chỉ những người trực tiếp tham gia và hoạt động giáo dục mới có trách nhiệm với vấn nạn này?
    Theo ý kiến của riêng mình, tôi muốn nói đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
    Nếu ta lên án nó, thấy nó sai, hãy chống lại điều đó tới cùng, đừng thỏa hiệp, đừng sợ mình trở thành Đông-ky-sốt. Hãy là viên sỏi nhỏ cuốn theo những lớp rêu đầu tiên trong việc chống lại những tiêu cực! Chỉ vậy thôi.
    Riêng tôi, một giáo viên dạy nghề (trong cụm từ này có hai từ “giáo viên”, không biết mình có được tham gia vào cái được gọi là hệ thống giáo dục hay không?!), tôi đã chọn cho mình cách không thỏa hiệp. Không thể có người học thuê tồn tại được trong lớp học của tôi, đơn giản tôi không chọn cách điểm danh hình thức như bác XH đề cập mà chọn cách thích hợp (khi truyền nghề) để phát hiện và loại phần tử này trong nhóm và những học viên của tôi có muốn cũng không thể (dám) có ý định thuê người đi học hộ mình.
    Học thuê - đó mới chỉ là một mắt xích rất nhỏ trong vấn nạn lớn hơn “Bằng thật, Kiến thức giả”. Và bàn về vấn nạn này chắc tốn nhiều thời gian và giấy mực. Xin phép được tạm dừng ở đây.
    Chúc các anh lớp E và độc giả của blog E có nhiều sức khỏe.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.