20 tháng 3, 2014

MỌI NGƯỜI LẠI BÀN VỀ THÀNH LẬP ĐẶC KHU KINH TẾ

Đối với nhiều người, đặc khu kinh tế dường như đã là chuyện của quá khứ. Hơn 30 năm trước, những đặc khu kiểu này đã được thành lập và phát triển hiệu quả ở Trung Quốc. Đặc khu kinh tế theo ý tưởng của Đặng Tiểu Bình đã tạo ra con đường tắt đi tới hiện đại hóa và thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh trong 3 chục năm qua.
Hôm nay, khi mà thế giới đang ngày càng "phẳng" hơn, tiến trình toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược, khi mà mọi nguồn lực được tự do lưu chuyển, các khu kinh tế tự do xem như đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử "dẫn dắt" kinh tế thế giới đi tới tự do hóa. Thế nhưng, Việt Nam lại đang bắt đầu bàn đến chuyện mở một số đặc khu kinh tế ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Văn Phong (Khánh Hòa) và thành phố Đà Lạt (một thành phố du lịch đặc thù).

Các đặc khu kinh tế sẽ hoạt động trong bối cảnh mới như thế nào? Nhân lực Việt Nam có đáp ứng yêu cầu của đặc khu kinh tế không? Liệu đặc khu kinh tế có phát huy được hiệu quả về kinh tế - xã hội và đảm đương được sứ mệnh trong đại mà người ta kì vọng hay không sẽ còn là chuyện dài lâu. Nhưng trước mắt các diễn giả - những nhà lãnh đạo và những trí thức hàng đầu của đất nước đang bàn chuyện xây dựng Luật về đặc khu kinh tế và xây dựng các đề án thành lập các đặc khu kinh tế để trình lên cấp lãnh đạo cấp cao nhất.

Tại sao chúng ta không tìm được một hướng đi riêng cho mình mà cứ phải theo con đường mà người ta đã đi qua hàng chục năm rồi. Không thể có con đường hay mô hình phát triển chung cho tất cả các nước. Chúng ta hãy chờ xem chuyện này rồi sẽ đi đến đâu. Có lẽ Hiến pháp 2013 sắp tới sẽ phải chỉnh sửa bổ sung thêm liên quan đến vấn đề này.

Cũng cần lưu ý rằng, học tập kinh nghiệm Trung Quốc và  vận dụng sáng tạo vào Việt Nam, trên 63 tỉnh thành phố trong cả nước đã thành lập 15 khu kinh tế ven biển và 32 khu kinh tế cửa khẩu, ba khu kinh tế ven biển khác đã có trong quy hoạch đang chờ quyết định thành lập. Cho đến nay chưa thấy khu kinh tế nào có hình hài ra hồn kể cả Khu kinh tế Dung Quất và Khu Kinh tế mở Chu Lai đã đầu tư phát triển từ 20 năm trước.

Tôi thì vẫn ái ngại việc xây dựng các đặc khu kinh tế và lấy đó làm trụ cột phát triển kinh tế (nói theo cách thời thượng hiện nay là tái cơ cấu nền kinh tế), bởi vì, qua theo dõi ý kiến của diễn giả và các chuyên gia thì dường như chúng ta vẫn vận dụng phương pháp đúc cột bê tông cốt tre vào xây dựng các trụ cột này. Theo một chuyên gia Ngân hàng Thế giới, thì đã có hơn 50% các đặc khu kinh tế được thành lập thời gian qua bị chết yểu
(NCT)
 

7 nhận xét:

  1. TQ làm đã hơn 30 năm trước rồi. Chúng ta bây giờ mới vác mai đi đào. Thế gọi là tư duy theo đuôi đấy (mà theo cũng chậm quá.Thế giới thay đổi rồi !). Sao không có ai nghĩ ra cái gì khác nhỉ?? Các trí tuệ đỉnh cao đi đâu hết rồi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh16:22 21/3/14

      Hình như rất nhiều "đỉnh cao trí tuệ" ở ngay quanh mình. Hình như lớp E các anh cũng rất nhiều.
      "Thấy người ăn khoai cũng vác mài đi đào" đôi khi cũng hay chứ ạ? May mắn vớ được của khoai to thì sao!

      Xóa
  2. Nặc danh16:16 21/3/14

    Em vốn chẳng có kiến thức chuyên sâu gì về kinh tế (Chỉ có con em là cử nhân kinh tế tương lai). Bởi vậy em hầu như không dám luận bàn về đề tài này.
    Vậy mà bài của TS Kinh tế NCT vẫn rất hữu ích với em. Chẳng là khi em dạy học trò Tiếng Việt, có bài "Sự phát triển của từ vựng", khi đề cập đến những từ ngữ mới hình thành những năm gần đây để biểu đạt những khái niệm mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ... có một từ ngữ được đề cập: ĐẶC KHU KINH TẾ.
    Có điều, sau khi giảng nghĩa của tổ hợp từ "Đặc khu kinh tế" (Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đãi), em lấy ví dụ một số đặc khu kinh tế ở VN, nhưng hình như những nơi đó cũng không phải là ... "đặc khu kinh tế" cho lắm!
    Hy vọng sau Hội thảo của các "anh trai" không bao lâu, em có thể dõng dạc dạy học sinh của mình (Sau khi giảng từ ngữ): Chúng ta có đặc khu kinh tế Vân Đồn, đặc khu kinh tế Phú Quốc, đặc khu kinh tế Văn Phong ...

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh21:29 21/3/14

    Hôm qua em thấy Thời sự Trung ương đưa tin về Hội thảo Khoa học quốc tế về phát triển Đặc khu kinh tế (Diễn ra tại Hạ Long). Chắc TS Kinh tế NCT - Phóng viên của blog E - viết bài trên tại hội thảo này chăng?
    Ở xa mà em cũng nghe được một câu kết luận của Mr. GS - TS Vương Đình Huệ: "Chúng ta chưa có một đặc khu kinh tế nào đúng nghĩa ..."
    Hy vọng tới đây, chúng ta sẽ có nhiều "đặc khu kinh tế đúng nghĩa"?
    (HY)

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh12:02 23/3/14

    Hôm xưa, tôi đi Trung Quốc, thăm Thâm Quyến, một anh bạn người TQ thấy tôi ca ngợi Thâm quyến thì bảo tôi với giọng Việt tự học ở bãi bia: có cái téo hì, khoanh một vùng, rồi cho nó làm y như tư bản, thế thì thành tặc ku, cái mà tư bản nó sống thường xuyên thì ta cho là tặc bệt. Người Tung Của giống như người Biệt, cứ cho tha hồ giẫy chết là giầu có thôi, mày khen cái téo gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một ý kiến rất thực tiễn. Một khi không chấp nhận một đất nước ít nhất có haI chế độ khác nhau thì đặc khu cũng không thể tồn tại và phát triển được.

      Xóa
  5. Nặc danh12:28 27/3/14

    Dạo này độc giả BlogE ít được đọc thơ tình của thi sĩ NCT, sao vậy nhỉ ?

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.