Diễn đàn khu vực hợp tác
kinh tế Pháp ngữ diễn ra trong 2 ngày 3-4 tháng 4 năm 2014 tại khách sạn Mélia,
Hà Nội. Hơn một trăm đại biểu thuộc khu vực nói tiếng Pháp từ Á, Âu, Phi, Mỹ đã
đến dự. Diễn dàn này được tổ chức để chuẩn bị nội dung cho Hội nghị thượng đỉnh
Pháp ngữ sắp được tổ chức vào tháng 6 tới tại Dakar, Senegal. Rất nhiều tham luận
và thảo luận đã được trình bày theo các chủ đề đa dạng như kinh tế, văn hóa,
giáo dục, ngôn ngữ, nông nghiệp, y tế….. Nếu để ý một chút, người ta có thể thấy,
trong khi trình bày, bên cạnh nội dung chuyên môn, các diễn giả còn cố ý thể hiện
trình độ tiếng Pháp của mình thông qua cách sử dụng tiếng Pháp nhuần nhuyễn như
phát âm giọng mũi kiểu Paris, nói với tốc độ cao nhưng vẫn tròn vành rõ chữ, sử
dụng các từ, cụ từ mở đầu, kết thúc, nối đoạn mỗi ý một cách cầu kỳ.
Hơn 20 mươi năm trước, mấy
năm làm đại diện ở UNIDO, Italia vẫn dùng tiếng Pháp hàng ngày, còn dạo này thì
một năm 2 lần nói tiếng Pháp là dịp Quốc Khánh Pháp 14 tháng 7 thường được mời
tới dự buổi chiêu đãi của Sứ quán Pháp và cuối năm công ty Pháp EDF đến chào xã
giao. Vừa may nhận được Giấy mời tham dự Frorum Pháp ngữ này. Sau khi làm thủ tục
đăng ký đại biểu, lững thững đi vào. Hội trường đông nghịt, không còn một chỗ
trống. May quá đầu hàng ghế cuối còn một chố, ghé xuống ngồi, bên cạnh là một
em gái nói giọng Huế rất dễ thương. Hóa ra là em rất biết thơ Pháp, cùng nhau
trao đổi mấy câu thơ Pháp về Alfred de Vigny, hoa thạch thảo, Cầu Mirabau. Chợt
có một thanh niên đến nói nhỏ vào tai, mời chú lên hàng ghế đại biểu, trên đấy
có biển tên chú rồi. Tiếc quá thế là phải chia tay em gái Huế, vội tặng em cuốn
thơ dịch thơ Pháp, Nhớ chuyện nay, mà không kịp ghi lời đề tặng.
Trên bàn các Đại biểu ngồi cạnh
là ông Osian Jones, Trưởng văn phòng điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc
tại Việt Nam. Trao đổi mấy mới biết ông
này là người vùng Bretagne, Pháp, nơi hạm đội của thủy sư đô đốc Pháp, de
Villegaignon xuất phát đi đón nữ hoàng Marry Stuart và trở về. Sự kiên này đã tạo
tiền đề cho Bài thơ Son-nê của nữ hoàng An-ba của Mary Stuart và bài Chữ ký của
nữ hoàng An-ba của Anatole France in trong cuốn Nhớ chuyện nay (2 bài này đã
đăng trên BlogE). Tặng Osian cuốn thơ với mấy lời đề tặng.
Bên lề Diễn đàn, gặp gỡ giao
lưu thơ Pháp với khá nhiều đại biểu trong và ngoài nước. Đặc biệt có đại biểu
không phải là người Pháp nhưng thấy trong cuốn thơ Nhớ chuyện nay có tác giả là
người nước mình nên đề nghị cùng chụp ảnh với dịch giả để làm kỷ niệm. Đó là
Ian Morissette, người Quebec, Canada, Đại diện Phái bộ của Chính phủ Quebec về
Pháp ngữ và đa biên tại Paris. Ian rất thích bài thơ Tiếng gió thôi to (La
grande voix du vent) của nhà thơ Hector de Saint-Denys Garneau, người Quebec,
Canada. Rồi đến Samuel Waelty, người Thụy Sỹ, Giám đốc Văn phòng hợp tác của Thụy
Sỹ với Việt Nam. Đó là 2 bài thơ của 2 tác giả Thụy Sỹ, Bài Mùa hè ám ảnh nắng
vàng của Louis de Courten và Bên sườn núi Mô-lê-dông của Célestin Castelle (đã
đăng trên BlogE).
Dưới đây giới thiệu bài thơ Tiếng
gió thổi to của Hector de Saint-Denys Garneau để mọi người cùng thưởng thức.
Hector de
SAINT-DENYS GARNEAU
(1912-1943): Họa sỹ, nhà thơ tiếng Pháp, người Canada, sinh ra ở Montréal, mất
ở Sainte-Catherine-de-la-Jacques-Cartier, Québec, được
coi là nhà thơ hiện đại thực thực thụ nhất, ông nội là nhà thơ Alfred Garneau,
cụ nội là nhà sử học Xavier Garneau.
La grande voix du vent
La grande voix
du vent
Toute une voix confuse au loin
Puis qui grandit en s'approchant,
Devient
Cette voix-ci, cette voix-là
De cet arbre et de cet autre
Et continue et redevient
Une grande voix confuse au loin.
Toute une voix confuse au loin
Puis qui grandit en s'approchant,
Devient
Cette voix-ci, cette voix-là
De cet arbre et de cet autre
Et continue et redevient
Une grande voix confuse au loin.
Tiếng thổi lớn của gió
Tiếng
đâu gió thổi ù ù
Nghe
qua như lẫn tiếng xa thồi về
Càng
gần tiếng gió càng to
Chỗ
kia cũng thấy, chỗ này cũng nghe
Cây
này cho tới cây kia
Liên
miên gió thổi chuyển đi lại về
Tiếng
to nghe lẫn nơi xa
Trở
thành tiếng gió lúc xa lúc gần.
Cháu chào pác Phong, số đầu tuần mới lại gặp pác. Một bài rất cập nhật thời sự và luôn có thơ.
Trả lờiXóaThơ về gió đúng là anh Phong
Trả lờiXóaCác bài của TĐP luôn thể hiện đẳng cấp
Trả lờiXóaBài nào cũng link đến thơ
Trả lờiXóa