7 tháng 3, 2014

Sự nên thơ của... mông phụ nữ

Trên số báo Văn nghệ, nhân dịp 8/3/2014, có điểm giới thiệu thơ của phụ nữ và viết về phụ nữ do nhà văn Mỹ gốc Do Thái Karen Alkalay Gut viết.
Chủ đề của bài báo bàn về trình diễn thơ. Tác giả bàn về cách trình bày thơ của các nhà thơ nữ. Với nhà thơ Lucille Clifton, theo tác giả, Lucille "chinh phục cử tọa ngay lập tức bằng bài thơ "Trang chủ của đôi mông tôi"
Toàn văn bài thơ như sau:



đôi mông này là đôi mông lớn
chúng cần không gian
để lấp đầy vào
chúng không thích những khe hở nhỏ
những chỗ ngồi tầm thường
đôi mông này đôi mông tự do
chúng không thích bị giam cầm níu kéo
đôi mông này không bao giờ nô lệ
chúng đi đâu là sở thích riêng
đôi mông này là đôi mông toàn năng
đôi mông này là đôi mông kỳ vĩ
tôi biết chúng rất rõ
để dán bùa vào một chàng trai
rồi quay anh ta đến nơi đến chốn
Theo người bình thơ, khi tác giả thôi đọc thơ, "nó tước vũ khí hoàn toàn của mọi độc giả đang lơ mơ buồn cho thân phận phụ nữ. Thậm chí những người muốn nổi cáu về đề tài dung tục cũng phải nén nhịn"
Tôi (NXH) muốn giới thiệu bài này, để các bạn có khái niệm nào đó sơ khai về sự cách tân thơ, về sự táo báo trong sáng tạo thơ của các nhà thơ hiện đại Mỹ. Tôi chỉ thắc mắc, khi trình diễn thơ, nhà thơ Licille sẽ làm thế nào để diễn tả đôi mông mình. Người giới thiệu nói rõ, tác giả bài thơ có thân hình "đẫy đà". Chắc bà ấy trình diễn thơ hay lắm.

1 nhận xét:

  1. Nặc danh20:10 7/3/14

    Đề nghị dịch giả Trần Đông Phong cho ý kiến, có thể mấy thi sĩ dốt thơ và dốt cả ngoại ngữ của ta dịch bừa rồi bảo đó là cách tân thì sao? Truyện Kiều có thể sống được 1000 năm nữa và lâu hơn, Thơ Tố Hữu sau 50 năm đã chết ngóm, không biết thơ cách tân thọ được bao nhiêu tuổi?

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.