Nhân một hôm dọn tủ, trong gói đồ của mẹ tôi, thấy rơi ra mấy giấy tờ vàng cũ. Từ ngày bà cụ qua đời (2009) thì tôi không muốn xem kỹ mấy thứ đó. Nhưng hôm nay tôi thấy mấy thứ rất thú vị. Không hiểu sao những thứ rất quan trọng, to tát thì không còn dấu vết, mà có những thứ "vớ vẩn" lại còn. Ví dụ như cái biên lai thu học phí này. Đó là hồi tôi học lớp 7. Hồi đó, bố mẹ thường đưa tiền cho con mang đi đóng học phí, sau đó đưa biên lai lại cho bố mẹ. (Bây giờ phụ huynh thường đến lớp, gặp cô đóng tiền luôn)
Hoặc như cái Thẻ xã viên...
Các bác có còn nhớ cái thẻ xã viên thế nào không?
Tôi nảy ra ý định phát động các bác công bố những kỷ vật cũ. Có thể là liên quan đến mình, có tên mình, hoặc không có tên mình. Sang năm, có thể làm 1 triển lãm trưng bày, hoặc đóng tập bộ sưu tập ảnh, chia sẻ, ngắm nghía lúc tổ chức họp lớp. Như thế chẳng hay hơn chuyện chỉ đến ăn uống một bữa, ôn kỷ niệm suông hay sao.
Kỷ vật có thể là giấy tờ "vớ vẩn", ảnh cũ, thư từ gửi cho nhau, (như thơ ông NCT làm mà ông TQH vẫn giữ), hoặc hiện vật ngày nay không có cái tương tự...
Mở đầu, xin chiêm ngưỡng tờ "Biên lai thu học phí" của tôi. (Chữ ký này nhìn lại tôi mới nhớ ra, đó là chữ ký thày Lê Chí, chủ nhiệm lớp 7 của tôi)
Nhất trí với nhà văn NXH. Ông nào còn giữ được vớ nháp toán mà Thầy Toán thường chấm bài giải nhanh trên lớp, hay công bố cuốn sách ăn cắp được hôm dọn thư viện Trường cấp 3 thị xã Hưng Yên thì tuyệt vời . Chúng ta sẽ lại có dịp kể cho nhau những câu chuyện từ kỷ vật này.
Trả lờiXóaHồi xưa học phí cả năm con học lớp 7 là 9 đồng. Kỹ sư mới ra trường là 63 đồng. Học phí cả năm cho con là 1/7 tháng lương. Bây giờ không biết học phí cả năm trường công là bao nhiêu, con tôi học lớp 7 trường tư, học phí chưa kể tiền ăn là 2 triệu đồng, 1 năm 24 triệu. Mà kỹ sư mới ra trường thì sao? Hệ số 2,15 nhân với lương cơ bản 1,05 triệu đồng. Một tháng lương đi làm, đóng tiền cho con học, còn lại mấy đồng uống nước trà vặt, khi có bạn bè vẫn phải xin tiền vợ. Nhìn vào kỷ vật, thấy nó "kể" nhiều điều.
Trả lờiXóa