Lên đồng
Tất cả cùng quay cuồng cùng nhảy nhót
Cùng vỗ tay và cùng tung hô
Kẻ lên đồng đã vào mê lộ
Mọi kẻ hầu đồng mê sâu say xa…
Người hát văn phiêu bồng trong tiếng lạ
Tập thể đảo điên đồng mộng dị sàng…
Có người từ dân tộc khác
Lạc vào chỗ đang lên đồng
Trố mắt ngạc nhiên
Mê khác mê
Say khác say
Người chẳng giống người…
(NXH)
Thơ của NXH thường là rất sâu sắc, mang nhiều tâm tư về thế sự, đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy được ý của tác giả. Tuy nhiên thơ anh ít vần điệu nên rất khó nhớ. Tôi cảm thấy nó gần với văn xuôi hơn. Với tính triết lý trong thơ cao, nếu anh chuyển thành thơ đường luật thì người đọc sẽ dễ hòa nhập và dễ nhớ thơ anh hơn. Đôi lới tâm sự chân thành với tác giả.
Trả lờiXóaCám ơn bạn thichdoctho (NXH)
XóaEm lại thấy thơ anh NXH nên chuyển thành truyện ngắn là thích hợp nhất.
Trả lờiXóa"Lên đồng" được cũng không dễ, đúng không anh NXH? Bởi không phải ai cũng "mê sâu say xa" được. Còn "người dân tộc khác" lạc vào thì "ngạc nhiên" là "phải đạo" rồi. Lắng nghe, sẽ thấy điều gì thú vị chăng?
Trả lờiXóaBạn bình thế thì bài thơ này tầm thường quá. Cái chính yếu ở đoạn thơ này là "người chẳng giống người", nói về những người lên đồng tập thể ấy, bạn N 22.54 ạ.
XóaVâng,cái chữ "người chẳng giống người" ấy viết bằng tiếng Việt, là người Việt, sao lại không hiểu chứ? Cứ gì lúc "lên đồng", rất nhiều lúc khác nữa, con người ta vẫn "người chẳng giống người" còn khủng khiếp hơn cả lúc "lên đồng" (ND 22:54)
XóaTa cứ nhận ta "người" hơn người khác
XóaNhưng có người lại bảo họ "người" lắm hơn ta ...
Đây là một bài thơ đúng nghĩa của nó, ý tại ngôn ngoại, tu từ quện với xúc cảm. Các bạn có nghĩ đến lý do tồn tại của thơ tự do không vần không? Đôi khi thơ vần vèo khiến cho thơ chỉ còn là cái vỏ ngôn từ, câu chữ trơn lỳ đi theo vần. Bài thơ trên đây của NXH cố ý mô tả một cảnh lên đồng, nhưng ngẫm cho cùng, đó là cuộc đời và thế sự. Có bao giờ hội chứng lên đồng tập thể khiến cho mọi người cùng mê đi không? Ví dụ như khi mọi người hân hoan với phong trào hợp tác hóa chẳng hạn. Chưa bao giờ chúng ta nghĩ xem, chúng ta sống có xứng đáng không, có ngày càng mê đi, xa dời tính người không? Trong blog này, có những bạn làm thơ rất vần, đọc lên nghe réo rắt, đó cũng là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm, chắc thơ đó khó thuyết phục các nhà thơ khác. Còn NXH làm thơ không vần, đó là nhược điểm cũng là ưu điểm, nhưng lại có lớp độc giả khác. So với thơ hiện đại ngày nay, thơ NXH còn là một phía hiền lành và gần với vần điệu rất nhiều...
Trả lờiXóaHi, hôm nay tôi làm tí việc bị muộn, vào blog đọc lướt 1 phút, và đọc kỹ những nhận xét của các bạn. Xin cám ơn nhiều. Tôi thử nghe các bạn làm một bài thơ có vần điệu, với chủ đề lên đồng xem sao nhé. Có ngay đây:
Trả lờiXóaTất cả quay cuồng cùng nhảy nhót
Vỗ tay ầm ĩ với tung hô
Người đã lên đồng vào mê lộ
Chìm trong say đắm lạc bến bờ
Tất cả quay cuồng cùng sung sướng
Hầu đồng mê đắm đến sâu xa…
Người hát phiêu diêu tình đến lạ
Đảo điên tập thể mộng giao hòa…
Có một người xa du lịch tới
Lạc vào hội ấy loạn lên đồng
Ngạc nhiên với độ say mê ấy
Người đây sao lại chẳng như mình...
Hì, các bạn có thể thích loại thơ này, nhưng tôi bị hơi dở hơi, cứ làm thơ như đã làm thôi. (NXH)
iu hấp!
XóaHải Yến mấy ngày đi “bát ngát” giờ mới về và mở blog E. Bài cũng không nhiều lắm nhỉ? Các cây viết blog mình hình như đi tránh nắng hay sao?
XóaEm thấy mọi người tranh luận “Lên đồng” sôi nổi hơn cả (Nói về thơ, hình như vẫn có nhiều lời bàn nhất ở blog của các anh?). Em cũng muốn góp vài lời cũng các anh chị.
Nói đến thơ là nói đến hai phương diện: Ý và lời. Ý của thơ (nội dung) phải sâu xa, biểu hiện được những gì cô đúc nhất của cuộc sống, thông qua cảm xúc và suy ngẫm của thi sĩ, như ai đó đã từng nói “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống”. Còn lời thơ (hình thức) phải giàu hình ảnh và vang lên nhạc điệu. Cái gọi là “nhạc điệu trong thơ” được tạo bởi nhiều yếu tố: Âm điệu, thanh điệu, nhịp điệu và vần điệu.
Như vậy, khi nói đến “vần” trong thơ, thì cũng mới chỉ là nói đến một yếu tố về hình thức thơ ca. Khi không có vần (hoặc không thật rõ vần), cũng không có nghĩa là những dòng nào đó không phải là thơ. Ta phải xét cả những yếu tố khác nữa. Thơ tự do, ít hoặc không vần, vẫn có thể rất giàu hình ảnh, nhạc điệu và đích thực là thơ.
Nói dài dòng như vậy, để HY muốn khẳng định: “Lên đồng” của anh NXH đích thực là thơ. Và em vẫn thích bài viết bằng thể thơ tự do (ở trên) hơn là bài viết lại bằng thể thơ thất ngôn với những vần liền, vần cách đăng trong comment (phía dưới).
Nhưng HY lại muốn bàn thêm về một khía cạnh khác ở “Lên đồng”. Ai cũng có thể hiểu: Ý chính của bài thơ mà thi sĩ muốn nói không phải ở nghĩa thực của cảnh LÊN ĐỒNG. Nhà thơ muốn thông qua cảnh “Lên đồng” thực ấy, để nói đến những cảnh “lên đồng” khác. Tức là, giá trị tư tưởng của bài thơ này nằm trong lớp nghĩa biểu tượng. Thông qua cảnh “lên đồng” của đồng cô và những người hầu đồng cùng “mê sâu say xa” trong điệu nhạc, lời hát, thi sĩ muốn nói đến những cái “say” khác trong cuộc đời này. Những cái “say” ấy làm bao người “mê” đi, không còn tỉnh táo để nhận biết nhiều điều khác nữa trong cuộc sống…
Có điều, đọc bài thơ của anh NXH, em chưa thật rõ thái độ của thi sĩ. Trong hai khổ của bài thơ, thì khổ đầu tả cảnh lên đồng, khổ sau kể và tả là một sự việc mới: Một người chưa bao giờ biết về lên đồng, nhìn cảnh ấy thì “Trố mắt ngạc nhiên” vì cái “mê say” này không giống mình. Như thế thì chưa nói lên điều gì cả. Họ khác mình thôi, còn “mình” thế nào và “họ” ra sao? Phủ định gì và khẳng định gì? Những điều đó chưa được bày tỏ trong lời thơ nào cả. Điều này khác hoàn toàn với thơ ông Tú - Trần Tế Xương. Ông tả cảnh lên đồng trong sáu câu đầu và bộc lộ thái độ rất rõ trong hai câu kết.
Nếu thi sĩ chê cái “mê say” của họ, anh phải chỉ được cái cái đáng chê, không thể bỗng dưng dùng một từ “đảo điên” mà đánh giá được đâu. Và nếu anh khen cũng thế, phải có cái “cớ” của sự khen …
Nhưng theo em, chắc gì cái “mê say” của những người “đồng mộng dị sàng” ấy đã đáng chê? Gì thì gì, họ cũng đã tìm được cái “đồng mộng” để mà “say”. Họ có niềm tin về điều đó. Cái LÊN ĐỒNG ấy vẫn có ma lực đến đáng “ngạc nhiên”. Còn hơn chán những tư tưởng, những điều người nói cứ ra rả tung hô, người nghe cứ ra điều chăm chú, mà lại chẳng ai tin. Cả kẻ nói lẫn người nghe, chẳng còn cái “mộng” nào để mà “đồng” …
(Hải Yến)
Ngày học cấp 3 tình cờ tôi đọc tuyển tập thơ Trần Tế Xương có bài Lên Đồng. Không hiểu sao tôi vẫn nhớ đến bây giờ. Có lẽ bởi sự dí dỏm và vần điệu của nó. Bài thơ ra đời hơn trăm năm mà nhiều người vẫn nhớ, vẫn thuộc. Sức sống của một bài thơ trong nhân gian, theo tôi, chính là nhờ vần điệu của nó đã chuyển tải được tới người đọc ý tưởng của tác giả. Nếu không có vần, chắc tôi không thể chép lại bài thơ này sau nhiều năm không đọc nó để giới thiệu với các bạn.
Trả lờiXóaLÊN ĐỒNG
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông
Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm …gỗ,
Ra oai, bà giắt cái …khăn hồng.
Cô giương tay ấn, tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?
Hay là đồng sợ súng thần công ?
(TẾ XƯƠNG)
Truyền thống cứ truyền thống đi... thể Đường luật thất ngôn thì bài của ông Tú là đỉnh. Đặc tính sáng tạo cũng là quy luật sự sống, từ 1 đi đến nhiều, còn quy luật sự chết là từ nhiều về đến 1. Tôi thì cố gắng thấy kim cổ có cái hay và mình đi kiểu của mình. Đó là tập tư duy dân chủ. Trong thong tin và tiếp nhận mà tư duy duy nhất kiểu đảng lãnh đạo thì sẽ dẫn tới ra ngoài văn nghệ. Tôi chỉ nhân đây chia sẻ thế thôi...(nxh)
Xóa