Nguyễn Quang Lập
Nghĩ lại ngày xưa đi học đại học
sướng hơn bây giờ. Con cái vào được đại học, bố mẹ chỉ lo giấy bút và
tiền tiêu vặt thôi, còn lại Nhà nước lo tất. Mấy đứa con em miền Nam tập
kết còn được học bổng mỗi tháng 22 đồng, dân Quảng Bình- Vĩnh Linh tụi
mình cũng được 4 đồng một tháng. Vì thế mà
con nhà nghèo rớt mồng tơi như mình mới được học hành tử tế. Đặt hoàn
cảnh của mình rơi vào ngay nay thì tốt nghiệp phổ thông xong là chấm
hết, chẳng mơ chi đại học với đại heo, tiền đâu mà đi học?
Tiêu chuẩn sinh viên các trường
Đại học đều như nhau nhưng không hiểu vì sao sinh viên Bách Khoa ăn ở
vẫn tốt hơn, có lẽ công tác quản lý ở trường này tốt hơn. Sinh viên các
trường khác nhìn vào trường Bách Khoa đều lác mắt. Khu giảng đường do
Liên Xô xây dựng rất hoành tráng, bốn nhà ăn Bách Khoa thuộc loại sạch
đẹp nhất Bộ đại học. Sinh viên Bách Khoa được ăn ngày ba bữa. Buổi sáng
được phát một cái bánh mì ngọt, hai bữa trưa chiều chỉ việc xách miệng
đi ăn, không phải mang theo bát đũa gì. Đến nhà ăn cứ bốn thằng một mâm,
chìa phiếu ra lấy cơm ăn, ăn xong cứ thả mâm bát đấy ra về, mọi việc có
nhân viên nhà ăn lo hết. Giống y chang sinh viên Liên Xô hi hi.
Mình đã đi chơi các trường khác
rồi, chỉ có trường Kinh Tế là kha khá một chút, còn lại đều rất tệ, tệ
nhất là trường Xây Dựng, sinh viên kêu la rầm trời. Trường Sư Phạm khu
nội trú còn ở nhà lá, có năm chập điện cháy trụi cả khu nội trú. Trường
Tổng Hợp bị nạn thiếu nước trầm trọng, các vòi nước ở các khu nội trú
chảy như nước đái thằn lằn, rất khổ. Vì thế nên các anh chị ở các trường
khác khi làm tốt nghiệp thường sang cư trú ở Bách Khoa để có chỗ ăn ở
tốt hơn, thư viện, phòng thí nghiệm cũng tốt hơn.
Các chị phục vụ nhà ăn Bách Khoa
đối đãi với sinh viên rất vui vẻ, thân thiện, ngược hẳn với các đồng
chí mậu dịch viên ở các cửa hàng ăn uống Nhà nước. Các đồng chí mậu dịch
viên này thì kinh lắm, cứ làm như khách hàng đến ăn không của nhà họ,
mặt mày ai nấy như đâm lê, đố thấy có nụ cười trên môi họ. Bảo đảm khi
họ mỉm cười với khách hàng thì trời sập cái đoàng ngay tức khắc, thật
đấy.
Bữa cơm Bách Khoa hồi đó chẳng
có gì, mỗi bữa chỉ được hai bát cơm một nửa cái bánh mì, một hai miếng
thịt hoặc đậu phụ và vài ba muỗng canh, thế thôi. Chỉ có điều sạch sẽ và
ngon chứ không như các trường khác, cơm khi khê khi cháy, canh khi mặn
khi nhạt, dở òm. Cũng lạ cái thời cả nước phải ăn độn sắn ngô khoai bo
bo thì sinh viên Bách Khoa vẫn được ăn cơm không độn. Mình không biết có
trường nào phải ăn độn không chứ Bách Khoa thì hoàn toàn không. Thời kì
đau khổ nhất là người ta thay hai ổ bánh mì nưóng bằng hai nắm bánh mì
hấp, chứ không hề độn khoai sắn hay bo bo như dân ăn gạo đong cả nước.
Chỉ vậy thôi mà sinh viên Bách Khoa đã kêu ca như cha chết, có đứa còn
làm Văn tế mì ổ rất vui.: Nhớ linh xưa… mì ổ nóng dòn, thịt kho đậu phụ, canh cá mè nấu chua ngon thật là ngon… lâu ngày quá không nhớ nữa.
Mình ở quê quanh năm ăn đói, bữa
cơm Bách Khoa đối với mình như thế là no đủ lắm rồi. Nhưng nhiều đứa
khoẻ ăn thì đói lắm. Ngồi cùng mâm với mấy thằng khoẻ ăn, ăn tham được
coi như một đại hoạ. Thấy nó xới cơm mới kinh, xới lên môi nào là dặt
dặt nén nén môi đó, cố ních cho chặt bát cơm, một bát cơm của nó bằng
hai bát người khác. Đã thế nó còn ăn nhanh kinh hoàng, mình vừa ăn dăm
ba miếng nó đã lùa sạch bát cơm. Lại xới bát khác, lại dặt dặt nén nén…
sợ kinh.
Tụi mình gọi mấy đứa ăn khoẻ ăn
tham này là bè lũ Đế quốc thực dân, gặp một lần là khiếp đến già, chẳng
bao giờ dám ngồi chung mâm với chúng nó. Gặp khi nó gọi góp phiếu ăn
chung mâm đều tìm cách chối, nói cậu ăn trước đi, mình còn chờ mấy đứa
bạn. Nói rồi lặn mất tăm, không để nó cầm tay kéo vào. Mình đã làm Hịch chọn bạn cùng mâm đọc oang oang giữa nhà ăn: Hỡi
đồng bào! Giờ ăn muộn có thể kéo dài năm phút mười phút hoặc lâu hơn
nữa. Nhà ăn số 1, nhà ăn số 2 và một số nhà ăn khác có thể bị đóng cửa.
Nhưng nhân dân ta quyết không sợ, quyết không chịu làm nô lệ cho bè lũ
Đế quốc thực dân, dù chết cũng không chung mâm đụng đũa với chúng. He he.
Nhớ Cơm Bách Khoa thì
trăm thằng nhớ đến việc sửa phiếu ăn cả trăm, chẳng đứa nào quên, vì
tuồng như đứa nào cũng ít nhất một lần làm việc này. Phiếu ăn in ronéo,
đóng dấu đỏ, trong đó đề bữa ăn ngày ăn. Sửa chữ khó, dễ lộ, chỉ sửa
ngày ăn là dễ nhất. Đứa nào làm mất phiếu ăn hoặc có bạn đến chơi muốn
mời nó đi ăn đều phải lấy phiếu cũ hoặc phiếu ăn ngày sau sửa lại cho
đúng ngày đó. Chỉ cần lấy lưỡi lam cạo con số đi rồi lấy mực nho hoặc
bút chì kĩ thuật viết đè lên thế là xong. Mấy đứa khoa Chế tạo Máy, khoa
Đông Lực sửa phiếu ăn kì tài. Chúng nó đa phần khéo tay, lại vẽ kĩ
thuật thường xuyên nên làm mấy cái trò này dễ như trở bàn tay. Chẳng
những sửa số, chữ nghĩa trên đó nếu cần chúng nó cũng làm bay. Mình vốn
tay chân hậu đậu, khi nào cần sửa phiếu ăn đều phải chạy sang nhờ thằng
Nghĩa khoa Chế Tạo Máy hay thằng Đức khoa Đông Lực nhờ chúng nó sửa cho.
Cơm Bách Khoa rất nổi
tiếng trong giới sinh viên Hà Nội, bạn bè đến chơi nếu mời đi ăn là
chúng nó đi liền. Mình có vài thằng bạn ở các trường khác chiều thứ bảy
nào cũng đến “thăm” mình để kiếm bữa cơm Bách Khoa, thành thử thứ bảy
nào mình cũng phải lo một vài ba phiếu dỏm. Cho chúng nó ăn uống no nê,
chẳng được khen lại còn bị ghen tị, nói è he, tao mà được ăn cơm Bách
Khoa thì tao học giỏi bằng mười mày. He he có lý. (NQL)
ÔI, câu chuyện của NQL làm mình nhớ thời sinh viên bách khoa quá đi mất. Ngày ấy, nhiều đêm mình phải trực phòng thí nghiệm ở tầng 3 nhà C1. Hồi đó mình cũng viết một bài thơ, hình như đầu đề là NGẮM TRĂNG thì phải, mình chỉ nhớ có mấy câu (có lẽ là do bài thơ không hay):
Trả lờiXóaTừ trên tầng 3 tòa nhà C1
Anh ngắm trăng và chợt nhớ đến em
Bầu không gian lặng lẽ êm đềm
Làm tâm hồn anh thêm ngây ngất
Anh cứ ngỡ đây là lần thứ nhất
Được ngắm trăng từ mặt đất này...
(NCT)
Đây lượt truy cập xem trang thứ 104.000 do LPT, cựu học sinh lớp E, cựu sinh viên K20 bách khao thực hiện lúc 21h30 ngày 28/9/2013. Thông báo với NCT và TĐP biết (LPT)
Trả lờiXóaXin chúc mừng LPT. Đề nghị NCT xác nhận để tôi tặng thơ. TĐP
Trả lờiXóaRất ngưỡng mộ anh Trần Đông Phong, cựu sinh viên Bách khoa. Anh rất xứng đáng có chân trong Hội nhà văn Việt Nam với tư cách dịch giả. Tôi đánh giá cao đóng góp của anh cho blogE của chúng tôi. Rất vui được anh tặng sách thơ, nhưng rất tiếc là không thể uống cà phê với anh sáng mai, vì tôi sống ở thành phố HCM. Tôi rất muốn được anh tặng cuốn "Đường thi ngẫu tập" mà anh vừa xuất bản và giới thiệu trên blogE. Địa chỉ của tôi là: Lê Phúc Thắng, số nhà 53/22 đường Vườn Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố HCM. Mong sớm nhận được sách anh tặng và chúc anh dồi dào sức khỏe, có thêm nhiều tác phẩm mới làm đẹp cho đời. Hẹn có dịp gặp anh trong thành phố HCM (LPT)
XóaThế ra LPT sống ở TP HCM. Sáng mai tôi sẽ ra bưu điện Tràng Tiền gửi chuyển phát nhanh thơ tặng anh. Nhân tiện mời đọc giả của BlogE uống cà phê ở Giang Sơn, CLB Thiếu nhi, góc Lê Lai cắt Lý Thái Tổ, nhìn ra Quảng trường Ngân hàng nhà nước. 0985826069. TĐP
XóaBBT xin xác nhận LPT đã truy cập lượt xem trang thứ 104.000 lúc 21:32 và sẽ được anh Trần Đông Phong tặng sách thơ. Xin chúc mừng bạn LPT (NCT)
Trả lờiXóaXin chúc mừng LPT. Một cuốn Cảm Diêm Thần xin tặng anh. Sáng mai cà phê ở đâu đó, mời NCT và các bạn quan tâm. TĐP, 0985826069
Trả lờiXóaAnh TĐP dạo này đang lên ngôi , có bài đăng được nhiều độc quan tâm; còn thi sĩ NCT tuần này không thấy thơ , hình như thi sĩ đang bị thiếu cảm hứng thì phải?
XóaTôi có một ý kiến đề xuất với anh TĐP tặng quà lưu niệm cho đọc giả nào truy cập xem lần thứ 500 với bài CẢNH AO THU TRONG THƠ SAINT EXUPERY; đọc giả truy cập lượt thứ 105.000 và đọc giả truy cập lượt thứ 110.000 trên blogE. Như thế sẽ tạo một làn sóng tuy cập blogE và những bài viết của TĐP. Ý kiến này có xứng đáng được tặng Đường thi ngẫu tập không anh? (LPT)
XóaOK. Tôi sẽ đưa sách cho NCT để chuyển tặng độc giả (Cảm Diêm Thần). Không biết ý kiến NCT thành thế nào?
XóaTôi thấy mọi người có vẻ thích được tặng Đường thi ngẫu tập hơn. Anh TĐP có thể chuyển sách tới BBT blogE (sách đã có lời đề tặng), chúng tôi sẽ gửi bưu điện tới tận tay các độc giả ở xa (NCT)
XóaNhân đọc bài của NQL, cùng là SV Bách Khoa những năm 75-80, tôi xin góp đôi chút về cái vé ăn của SV Bách Khoa khi đó (Bài đã đăng trên Blog K20 Hóa).
Trả lờiXóaNội dung:
Phiếm bàn về cái vé ăn
Như đã đăng tải từ trước, SV nội trú hàng tháng mỗi người được phát một tờ phiếu ăn có ghi rõ từng bữa, từng ngày. Nếu có kế hoạch từ trước, khi không ăn cơm sẽ xuống quản lý (tên là Chuốt) để cắt. Khi cắt cơm, quản lý đánh dấu cắt cơm vào chính vé đó. Sinh viên giữ lại để hết tháng thanh toán - được nhận lại cả tiền và tem gạo.
Những khi có khách, báo thêm cơm v.v. thì mang những vé đã cắt xuống quản lý (ngày nào cũng được- miễn là trong tháng đó ) để báo cơm. Quản lý nhà ăn lại ghi vào vé: Báo bữa nào, ngày nào để người phát cơm kiểm tra phiếu và phát cơm cho SV. Chặt chẽ và cẩn thận lắm lắm!?
Thế nhưng, chính vì chữ “ NHƯNG” này mà kèm thêm bao chuyện rắc rối khác đã xảy ra. Ví dụ:
Bạn đi chơi đâu đó - như sang trường Y; Sư phạm; KTKH; Giao thông; Tổng hợp; Thủy lợi…. ư?. Được mời ăn cơm ở đó ư? Nếu đã nhận lời mời thì có khi đến 10 giờ tối mới về. Vé cơm hôm đó không dùng? Cắt không được. Thôi thì để lại với mục đích khác ???
Bạn để mất vé hoặc quên vé ư? - xuống nói khó với nhà bếp. Nhiều khi nhân viên phát cơm dễ tính vẫn phát - Sau lại tìm thấy, thế là bỗng dưng có vé thừa. Làm gì bây giờ?
Bạn đi chơi, nếu chắc chắn không về. Gửi lại vé bữa đó cho ai ở cùng phòng. Khi đi ăn, người này có trách nhiệm thông báo với mâm đội 3 người: “Chúng ta ăn cơm thôi, còn bánh mỳ tôi mang về cho thằng ở nhà”. Hầu hết các mâm đội đều nhất trí, vừa được ăn cơm, dùng cả thức ăn.
Nếu bạn có khách đến chơi đột xuất, vì lòng mến khách, cố mời khách ở lại ăn một bữa cơm SVBK. Đầu tiên là phải “tự liên hệ” với các bạn cùng phòng để xin vé thừa, để 5 người ăn 4 hoặc cử 1 bạn nào nào đó ăn ké mâm khác, để mâm mình vẫn có 4 người, miễn sao khách khỏi áy náy là được?
Đôi khi, việc tự liên hệ không xong đành tìm giải pháp chữa vé. Phải tìm trong số vé cũ số nào dễ chữa như: số 3 chữa thành số 8; số 1 chữa thành số 4 v.v.. Phải hì hục cạo, tẩy, sửa. Sửa số khéo léo, tinh vi lắm. Nếu nhìn qua thì rất khó phát hiện. Khi ấy lại phải để 1 vé thật dự trữ. Nếu bị nhà bếp phát hiện sẽ thay thế ngay để khách khỏi phát hiện ra chủ nhà ăn gian?. Cả bọn đứng tim chờ. Khi người phát cơm kiểm tra xong, cắm vào cọc vé là cả bọn thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó, sẽ cử một người cầm tấm vé dự trữ đó đi nhập mâm khác. Lấy bánh mỳ về ăn cùng. Nói tóm lại là lôi thôi, rắc rối, phiền phức lắm. Những tình huống nghẹt thở diễn ra thường xuyên. Điệp khúc: Cô ơi, cháu …cháu … liên tục tái diễn.
Sau này, đôi lúc phải nói về tính trung thực, thật thà …trước lớp trẻ, nhớ về những việc đã làm ngày xưa, tôi vẫn thoáng qua cảm giác xấu hổ. Nói dại, lúc đó có đứa nào mà hỏi: Thưa chú (anh), khi còn trẻ, chú (anh) đã lừa, nói dối ai chưa? Chắc chỉ có nước chui xuống đất….
Hỡi ơi, những quan chức, những quý ông, quý ngài “đáng kính” hiện nay, khi rao giảng đạo đức cho những người khác, có nhớ về những việc ngày xưa???. Có để lại một góc tâm hồn mà sám hối không?. Hãy liệu hồn???. “Bọ” mà bảo cho bọn trẻ biết những việc ngày xưa là “ CHẾT ” đó nghe!?