Đang đắm chìm với Đường thi, chợt tìm thấy một bài viết hay của nhà ngôn ngữ học Viên Như trên trang: viennhư.vnnewblogspot.com. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc (BBT)
Trước hết xin bàn qua chuyện RỒNG. Theo truyền thuyết con Rồng cháu Tiên
thì Lạc Long Quân nói với Âu Cơ “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên…
không ở với nhau được” Vậy giống Rồng là giống gì? Từ đâu mà có giống
này? Tất nhiên là không phải con Rồng trong thần thoại rồi. Căn cứ vào
câu chuyện thì ta biết rằng Lạc Long Quân là người Đồng bằng còn Âu cơ
là người miền Núi. Chữ Rồng được hình thành theo cách sau : Lạc Long
Quân là dân lúa nước, những mảnh đất nhỏ trồng lúa gọi là RUỘNG, miền
trung gọi là rọn, còn tất cả những mảnh đất trồng lúa gộp lại thì gọi là
ĐỒNG.
Hằng năm những cơn mưa đến, nước từ trên trời trút xuống, trên nguồn đổ về dâng lên bao phủ cả bốn bề. Thậm chí người ta chẳng thấy mưa đâu, vì mưa nơi khác, nhưng bổng dưng họ chứng kiến những con nước cứ từ từ dâng lên, bò lên những cánh đồng, vượt qua những bờ đê, leo lên cả mái nhà, nó di chuyến khắp nơi, mà đã di chuyển được, bò đi được thì nhất định thuộc loài gì đó, con gì đó, nhưng không biết con gì, chỉ thấy nó trườn qua Ruộng qua Đồng nên người xưa mỗi lần thấy nước lên thì thông tin cho nhau là có con Ruộng Đồng tới, lâu ngày thành con Rồng theo quy luật giản lượt tự nhiên của ngôn ngữ khi đã nói nhiều, nói nhanh – lướt thành RUỘNG + ĐỒNG = RỒNG. Chính vì vậy trong tâm thức người Việt, con rồng hết sức to lớn, luôn luôn gắn liền với nước, nên khi nước trên trời trút xuống thì họ nghĩ là có con rồng ở trên ấy, ngày ấy không có gì mạnh mẽ hơn sức mạnh của nước hay của rồng . Ngày nay khi nước lên ta vẫn gọi là nước ròng.
Hằng năm những cơn mưa đến, nước từ trên trời trút xuống, trên nguồn đổ về dâng lên bao phủ cả bốn bề. Thậm chí người ta chẳng thấy mưa đâu, vì mưa nơi khác, nhưng bổng dưng họ chứng kiến những con nước cứ từ từ dâng lên, bò lên những cánh đồng, vượt qua những bờ đê, leo lên cả mái nhà, nó di chuyến khắp nơi, mà đã di chuyển được, bò đi được thì nhất định thuộc loài gì đó, con gì đó, nhưng không biết con gì, chỉ thấy nó trườn qua Ruộng qua Đồng nên người xưa mỗi lần thấy nước lên thì thông tin cho nhau là có con Ruộng Đồng tới, lâu ngày thành con Rồng theo quy luật giản lượt tự nhiên của ngôn ngữ khi đã nói nhiều, nói nhanh – lướt thành RUỘNG + ĐỒNG = RỒNG. Chính vì vậy trong tâm thức người Việt, con rồng hết sức to lớn, luôn luôn gắn liền với nước, nên khi nước trên trời trút xuống thì họ nghĩ là có con rồng ở trên ấy, ngày ấy không có gì mạnh mẽ hơn sức mạnh của nước hay của rồng . Ngày nay khi nước lên ta vẫn gọi là nước ròng.
Từ một con nước không có hình hài
cụ thể nhưng do nhu cầu hiện thực, đã là con vật thì phải có hình tướng,
nên về sau con rồng đã được mang một thân hình cụ thể với những chi
tiết khác nhau, tùy theo mức tưởng tượng của mỗi dân tộc qua các thời
đại, chỉ cái bản chất duy nhất của nó là không thay đổi mà thôi. Đó là
sức mạnh.
Cũng như chữ RỒNG, trước khi tạo ra trống đồng, chắc chưa có từ TRỐNG,
từ này chỉ xuất hiện sau khi trống đồng đã được sử dụng theo dòng chảy
sau đây:
Như ta biết người Lạc Việt xưa là cộng đồng cư dân lúa nước, các vuông
đất trồng lúa được gọi là ĐỒNG, từ này được thành lập bởi đọc lướt từ
ĐẤT + TRỒNG = ĐỒNG 同. Vì vậy khi làm ra khí cụ mà ta gọi là trống đồng
người ta đặt tên là CÁI ĐỒNG, khi đánh CÁI ĐỒNG nó phát ra một âm thanh
mạnh mẽ như con Rồng gọi là “ RỐNG” từ xa khi nghe thấy người ta bảo
nhau rằng : ĐỒNG RỐNG, lướt thành ĐRỐNG rồi thành TRỐNG từ đó người ta
gọi khí cụ ấy là TRỐNG ĐỒNG. Tất nhiên người Việt xưa đã có triết lý
nòng nọc – âm dương rồi nên đã có CÁI ĐỒNG = dương, thì phải có cái âm
nên họ làm tiếp cái khác để biểu trưng cho tượng này, cái đó gọi là CỒNG
共, Từ CỒNG, do đọc lướt từ CÁI + ĐỒNG = CỒNG. Về sau gọi một tập thể
người gồm nam nữ là CỒNG ĐỒNG rồi thành CỘNG ĐỒNG 共 同 theo nguyên tắc
âm dương như biểu í của con chữ.
Trống đồng là thành quả cao nhất của của cư dân Lạc Việt lúc bấy giờ,
những gì được thể hiện trên trống đồng đã thể hiện điều đó, rỏ ràng tư
tưởng, kỉ thuật và nghệ thuật đúc đồng lúc bấy giờ đã đạt đến trình độ
uyên áo và tinh xảo. Tất nhiên để có được một thành quả như vậy đòi hỏi
phải qua một quá trình lâu dài, không những chỉ là vấn đề kỉ thuật mà
còn đòi hỏi người Việt phải làm việc tích cực cả cộng đồng để thống nhất
tư tưởng, từ đó mới chọn ra được những ngôn ngữ nào thông qua hình ảnh,
hoa văn để viết thành một cuốn sử bằng tranh trên trống đồng. Chắc chắn
rằng tất cả những gì được đưa vào trống đồng đều có tiếng nói riêng của
nó, chính vì vậy từ trước tới giờ đã có rất nhiều người nghiên cứu nhằm
giải thích cái thông điệp mà tổ tiên người Việt gởi gắm trong đó. Giải
thích thì nhiều nhưng dường như chưa có một lí giải nào có tính hệ thống
đầy đủ hay nói khác hơn người ta chưa xâu chuổi được các thông tin
thông qua hình ảnh trên trống đồng thành một câu chuyện hợp lí, thuyết
phục, từ đó cung cấp cho hậu thế một cái nhìn tương đối về cuộc sống của
ông cha ta lúc bấy giờ. Đây là một vấn đề lớn và chắc chắn các nhà
nghiên cứu tâm huyết với cội nguồn dân tộc đã bỏ ra rất nhiều thời gian
và công sức nhưng kết quả vẫn chưa làm thỏa mãn được nhu cầu của dân
tộc. Điều ấy là chuyện bình thường, vì những gì ghi lại trên trống đồng
cách chúng ta cả mấy ngàn năm, chừng ấy thời gian thì mọi thông tin đã
sai lạc, biến thái, nhưng chúng ta chỉ có thế, chỉ biết lần theo dấu vết
của các thông tin từ các truyền thuyết và lịch sử mà tìm về cội nguồn,
mà lịch sử thì biến động không ngừng nên đôi khi những gì ghi lại nó lại
là bảng chỉ đường sai lạc dẩn ta về những kết quả không như mong đợi.
Với hiểu biết nhỏ bé của mình tôi cũng xin đưa ra đây vài giải thích về
trống đồng. Tất nhiên là phải chọn loại xưa nhất theo xếp loại của các
nhà nghiên cứu trống đồng, cụ thể ở đây là trống đồng Đông Sơn.
http://www.vietnamvanhien.net
Mặt trống đồng Đông Sơn : Ngoài các hoa văn hình học, mặt trống có bốn vòng chính như sau :
1- Vòng tròn hình ngôi sao hay mặt trời 14 tia, có cái 12, 10, 8,
chuyện này ai cũng biết rồi, sống mà thiếu mặt trời thì làm sao sống
được, cư dân lúa nước Lạc Việt cũng thế thôi. Vì có sự khác nhau đáng kể
như vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đề nghị để chỉ thành phần bộ lạc tham
gia đúc trống. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu sâu thêm. Riêng đối với các
tam giác bên trong có biểu tượng mà theo tôi là cóc hướng về mặt trời,
vì nhiều trống khác cụ thể bằng con cóc lên bề mặt. Tựu trung thì người
Việt xưa thờ mặt trời. Vũ trụ quan và nhân sinh quan đều dựa trên khái
niệm nòng nọc, âm dương hay cóc.
2- Vòng có người, tả cảnh sinh hoạt của cộng đồng khi xong mùa. Ta
thấy cảnh giả gạo, nhảy múa, thổi khèn, đâm trống, đánh cồng, có lẽ để
cúng tế , vì có người đứng trước âu cầu mùa đang dang tay nói gì đó.
(hình người ngưỡng mặt lên trên có con gà). Việc cúng tế nơi nào cũng
giống nhau, nên hai âu cầu mùa đều giống nhau, còn hình người ngồi trong
nhà như đang ăn uống, tuy nhiên số lượng người trong nhà và chim trên
mái nhà khác nhau, điều này có thể nói lên là có nhiều gia đình đang vui
chơi buổi xong mùa và có nhà thì một người hát, hò hay kể chuyện (một
con chim), nhà khác thì mọi người cùng hát, hò (hai con chim). Con chim
trên mái nhà theo tôi là biểu tượng cho âm nhạc vì vậy trên âu cầu mùa –
chổ đánh cồng- của trống Hoành Hạ, cũng có hai con chim.
Cầu nguyện Tổ tiên Tấu cồng Nhảy múa Hát đồng dao
3- Vòng có hình các con gà và hươu. Đây là thú văn chỉ cho thấy rằng người Việt đã bắt đầu có ngôn ngữ hình tượng.
Theo tôi câu “ Nôm na là cha mách qué” là để chỉ về hình ảnh này. Câu
này có thể giải thích như sau : 喃Nôm = chữ Việt,那Na = ấy (Hán) Nôm là Nớ
= ấy, Cha = người làm ra = tác giả, Mách = Con hươu, ngày nay vẫn gọi
hươu nai là con mang. Qué = con gà. Viết thành câu = Nôm nớ là cha mách
qué. = Nôm ấy là người làm ra hươu gà. Ta có thể viết ngược lại “Chữ
hươu gà ấy là chữ Nôm.
A- Chữ Qué - Ngày trước khi muốn làm việc gì quan trọng, người ta
thường làm gà để cúng tổ tiên sau đó đem cặp giò đến ông thầy xem tổ
tiên nhắn gửi thế nào, gọi là bói giò gà. Sở dĩ có tục bói gà là vì ngày
xưa người Việt thấy con gà khi bới đất tìm thức ăn, để lại trên đất
những vạch ngang dọc nên người ta đặt tên nó là quái 卦 nhưng để tránh
trùng với các quái người ta gọi trại ra thành qué về sau thành quẻ.
Người xưa nghĩ rằng con gà có khả năng biết về dịch lý nên đã vẽ ra
những quẻ, nhằm nói lên những điều gì đó, vì vậy sau khi chết, cặp giò
của nó là là nơi chứa các thông tin của các quẻ, qua các đường gân máu
hiện ra nơi giò tượng trưng cho các quẻ hay những lời nói của tổ tiên.
Thầy đoán căn cứ vào đó mà nói. Vì vậy ở vòng tròn nói về sinh hoạt của
con người ta thấy có người đang ngưỡng mặt lên trời nói gì đó với qué
(tổ tiên). Về sau người phương Bắc chiếm lấy đọc là kê 鷄. Biểu ý của chữ
này cho thấy kê là loài chim – Điểu 鳥 biết đặt vấn đề - Hề 奚 = sao mà,
sao thế.
B - Chữ Mách – Ngày xưa có lẽ trong các loài hoang dã có sừng, hươu là
động vật người ta thường thấy nhất, vì nó hiền, không làm hại đến con
người và dĩ nhiên là đối tượng bị con người săn bắn nhiều nhất lúc bấy
giờ. Trong quá trình săn bắn người ta quan sát thấy con hươu hay cọ sừng
vào gốc cây làm thành những vạch ngang, từ đó họ tin rằng con hươu cũng
có khả năng vẽ ra những quẻ như con gà. Vì vậy sau khi ăn thịt họ tin
rằng xương hươu có chứa thông tin các quẻ nên lấy một cái que nóng chọc
vào xương cho nức ra -卜 Nôm = Bói, Hán = Bốc- , những đường nức đó xem
như là lời nói của các quái, thầy bói tùy theo đường nức đó mà đoán,
(biểu í của chữ quái 卦 đã cho thấy điều này). Trong hướng suy nghĩ này,
về sau, khi đã phát triển chữ viết khá hoàn hảo, người Việt viết các lời
đoán lên xương hươu. Cũng chính hình ảnh con hươu cọ sừng vào gốc cây
này mà người Việt vẽ thành một chữ tượng hình 角 đọc là GỐC, như trong
“gốc cây” có nghĩa là phần dưới của cây. Như vậy chữ 角 tuy là tượng
sừng, nhưng nó là đại diện cho xương hươu, chính vì vậy người Việt đã
phát triển tiếp í tưởng này vẽ thành một chữ khác đó là chữ 觚CỌ, như
trong “cọ xác 觚殼”(cọ lên cái cỏ ngoài) Hán đọc là CÔ, nghĩa hiện nay
trong chữ Hán là cái thẻ tre để viết chữ, nhưng chiết tự ra ta thấy là
dùng móng nhọn để cọ chữ lên xương hươu, cái mà ngày nay ta gọi là giáp
cốt. Điều này đã được minh chứng qua giáp cốt văn mà các nhà khảo cổ,
năm 1964, đã tìm thấy thành Ân Khư đời Thương (khoảng 1700 – 1064 TCN).
Về sau người phương Bắc chiếm lấy rồi đọc là GIÁC với nghĩa là SỪNG, tuy
nhiên âm GIỐC và GÓC đến nay vẫn còn, nhưng để chỉ góc cạnh. Tất nhiên
họ thừa biết nghĩa của chữ ấy là gốc cây, nhưng họ chỉ lấy phần tượng
hình con chữ là sừng, bỏ đi phần nguyên nhân ra đời của chữ tượng hình
đó – từ nguyên- nhằm xóa bỏ nguồn gốc con chữ của người Việt, nhưng vẫn
còn đó chữ cọ = 觚 . Vậy là người phương Bắc dấu đầu mà lại lòi đuôi.
Như thế ta thấy rằng chữ gốc 角, qué 鷄 là chữ Nôm như câu “Nôm na là cha
mách qué” đã cho biết. Điều nay chứng minh rằng chữ vuông là chữ Nôm và
nó có từ khi bình minh của con chữ tượng hình chứ không phải từ thế kỉ
thứ 10 như ta biết; như vậy chắc chắn rằng chữ vuông mà người phương Bắc
đã và đang dùng căn bản là chữ Nôm.
4 – Vòng có những con chim. Đây là điểu văn. Con chim lớn là con chim
thuộc họ hạc như cò, vạc, diệc. Trên trống đồng có thể là con chim diệc,
về cơ bản người Việt xưa cũng thấy khi cò, diệc ăn trên đồng, để lại
những dấu chân trên những thảm bùn, do di chuyển qua lại nên các dấu
chân chồng lên nhau, tạo ra nhiều quẻ khác nhau, người ta nghĩ rằng cũng
như gà, hươu, diệc cũng biết quẻ, không những dưới đất mà loài cò
diệc, khi làm tổ trên cây thường tha những cái đoạn cây nhỏ, ta gọi là
que, xếp ngang dọc để làm tổ nên người xưa cũng nghĩ loài này, nói
chung, đều biết quẻ nên lấy tên con diệc để làm biểu tượng cho loại ngôn
ngữ siêu hình của họ, vì con diệc ngoài bản thân nó, nó còn có đủ yếu
tố của cả hai con hươu, gà– trên trời, trung gian, dưới đất. Có thể từ
đó mà có BA GẠCH ☰. Về sau người phương Bắc lấy làm của
họ đọc trại đi từ DIỆC thành DỊCH trong KINH DỊCH. Từ hình ảnh của con
chim diệc người ta vẽ ra có chữ tượng hình 易 Diệc hay Dịch = thay đổi.
Vì vậy cứ hình ảnh trên trống đồng, ta thấy những con chim diệc dang
cánh bay, tất cả đều không thay đổi, nhưng bên dưới mỗi con thì có những
con chim nhỏ cứ thay đổi dần theo hướng di chuyển của con chim lớn. Tất
nhiên đó là nguồn gốc ban đầu chứ không phải là tất cả như Kinh dịch
hiện nay, vì Kinh dịch hiện nay là thành quả của biết bao bộ óc minh
triết qua mấy ngàn năm, nhưng nếu không có nguồn thì làm gì có sông.
Tất cả những hình ảnh trên trống đồng đều ngược vòng kim đồng hồ, có
nghĩa là quay về. Ở đây là quay về hướng thần mặt trời, nghĩa bóng là
quay về với cội nguồn. Trong nghĩa đó, chữ nghĩa cũng để nói những
chuyện trong quá khứ nên chữ vuông ngày xưa viết từ phải sang trái, trên
xuống dưới là vậy.
Thân trống đồng : Chủ yếu hình thuyền, qua hình ảnh cho thấy người Việt
cổ đã có kỉ thuật đóng thuyền khá cao. Hầu hết các thuyền trên trống
đồng đều diễn tả sự chiến đấu gồm có các loại như sau :
1 – Loại nhỏ . Có lẽ để đi câu hay tập kích.
2- Loại vừa. Chắc để tiếp vận lương thực.
3 - Loại lớn.
A - Đang chiến đấu. Bắt tù binh.
B – Rút lui có tù binh
Đặc biệt trên thạp Đào Thịnh có hình thủy chiến trực diện, quân Lạc Việt
trên thuyền lớn đang hò reo chiến thắng. Chim ca reo mừng. Phe địch rút
lui.
Các hình thú quanh thân các loại trống đồng, cá sấu, chồn, nai v.v. theo
tôi chỉ để khắc họa các con vật quen thuộc với cư dân lúa nước thời ấy
mà thôi.
Trống đồng Đông Sơn là báu vật quốc gia đúng như từ mà xưa kia ông cha
ta đã nói – Bửu bối- Tư tưởng của những người làm ra nó rỏ ràng đã vươn
tới tầm cao huyền diệu. Toàn bộ trống đồng được xây dựng với một bố cục
hết sức chặc chẽ. Không những tổ tiên ta hết sức tài tình trong cách
chọn lựa ngôn ngữ hình ảnh để chuyển tải í tưởng của mình, chim biểu
tượng cho âm nhạc, gà biểu tượng cho ngôn ngữ tâm linh – hươu cho ngôn
ngữ viết, diệc cho ngôn ngữ triết học siêu hình, mà còn tính toán xếp
đặt làm sao có thể gợi í cho người đời sau có thể nhận biết được, ví dụ :
Bằng cách lập lại nhiều lần, như chim trên nhà sàn, âu cầu mùa, đặc
biệt là trong tình huống có tính xung đột như hình những con chim trên
thuyền của người lạc Việt. Hai chiến thuyền sát nhau, vậy mà người xưa
chỉ khắc họa cả bầy chim trên thuyền chiến thắng, với hình ảnh này dù
trong im lặng nhưng ta có thể nghe thấy tiếng reo hò. Thêm vào đó nhận
thức của họ về ngôn ngữ phương hướng trong không gian phải nói là vô
cùng kinh ngạc - Cách mà người xưa sắp đặt hình ảnh ngược chiều kim đồng
hồ để chỉ sự hướng tâm cho thấy là họ đã có sức cảm thụ ngôn ngữ hình
ảnh 2 D một cách chính xác. Nhưng quan trọng trên hết đó là cùng một
hình ảnh, nhưng qua cách sắp đặc trí tuệ, nó vừa kể cho ta câu chuyện
cuộc sống hơn 4000 năm trước, lại vừa kể cho ta một câu chuyện khác về
lý âm dương tối quan trọng của nước Việt và chắc là của cả loài người.
Cũng với hình ảnh ấy trước hết với cái nhìn tổng thể thì ta thấy người
xưa đã xây dựng một trật tự của vũ trụ hết sức khái quát, với một vòng
tròn đồng tâm lớn tượng trưng cho vô cực, vì vô cực nên nó bao trùm hết
tất cả vạn hửu. Trong vòng tròn lớn này có vòng trong nhỏ ở trung tâm,
cái này người ta có thể thấy được, cảm nhận được như mặt trời, đó là
thái cực, từ thái cực này mà sinh ra âm dương, nhị nghi - các hình tượng
cóc phân hai trong tam giác hướng về thái cực - Rồi từ trong vòng quay
mênh mông của vũ trụ, trùng trùng điệp điệp – các hoa văn hình học khác
nhau, từng vòng đồng dạng nối tiếp nhau vận hành quanh thái cực và nhị
nghi từ đó sinh ra tứ tượng – Bốn ngôi nhà, biểu tượng cho Thiếu dương –
thái dương – thiếu âm - thái âm - cái úp xuống, cái ngược lên, theo
hình chày cối, trên ngôi nhà, chim cũng có chẳn lẽ, chỉ rỏ hai tượng âm
dương, từ đây mà sinh ra bát quái- (hình con qué) - Hai nhóm đâm trống,
mỗi nhóm bốn người. Như vậy là đủ cả vô cực– thái cực- nhị nghi- tứ
tượng – bát quái. Tiếp tới nhiên giới cũng thế, từng đàn hươu qué theo
nhau quấn quít, âm dương, dương âm, cứ thế mà quay mãi, nhưng có đổi
thay bao nhiêu chăng nữa cũng không ngoài vòng vô cực, cái lớn lao huyền
ảo đó được người xưa khắc họa bởi một vòng tròn bao trùm mọi thứ, với
những hoa văn hình học khác nhau, nhưng đồng dạng nối nhau bao trùm thế
giới.
Đó là cách nhìn trống đồng theo trật tự từ trong ra ngoài, giờ đây chúng
ta xét trống đồng theo mặt phẳng với cái nhìn toàn bộ mặt trống đồng là
thái cực, trong đó chia hai, nữa âm, nữa dương đối lập nhau, chúng ta
mới thấy hết cái trí tuệ của tổ tiên nước Việt. Kẻ một vạch thẳng chia
hai vòng tròn tại điểm đầu của đoàn người nhảy múa, ta thấy rỏ một nửa
là dương, bảy người – số lẻ, nửa kia là âm, sáu người – số chẳn. Đây
chính là hướng Nam, Bắc, Càn, Khôn. Căn cứ vào hướng bắc số 6, hướng nam
số 7 ta tính theo hướng ngược chiều kim đồng hồ theo sự chỉ dẩn của
trống đồng, ta có 8 ở phương đông, 9 ở phương tây , rồi Bắc 1, nam 2,
đông 3, tây 4 từ đây ta biết đây là con số của Hà đồ. Mà như ngày nay ta
biết trật tự đếm theo Hà đồ là ngược chiều kim đồng hồ. Trong dãy số
này ta thấy không có số 5, từ đó ta biết biến số của nó là 5, vì nó ở
giữa của số đếm từ 1-9 (cửu cung), Hai số âm dương -nhị nghi – tuy bắt
đầu phân hóa nhưng vẫn còn đang quyến luyến trong tứ tượng 2 +4 = 6 (sáu
con gà), nhưng rồi cũng phải tiếp tục con đường phân hóa làm ra tám
quẻ, (tám con gà nữa). Đến đây xem như vương quốc vũ trụ của ông vua
thái cực, cùng với quần thần 6+8 = 14 đã đầy đủ, như đã thể hiện tại
trung tâm trống đồng (14 tia sáng). Như đã nói trước số 5 thuộc trung
ương, dĩ nhiên đã là trung ương (cung) thì 4 phương chổ nào nó cũng can
dự được : 6-1=5, 7-2=5, 8-3=5, 9-4= 5 từ đó ta có 20 con hươu chạy vòng
ngoài. Tuy nhiên chạy lui, chạy tới tính ngược, tính xuôi thì cũng nằm
trong 9 cung, một âm, một dương làm thành 18 thao túng cả càn khôn, vũ
trụ, ấy là 18 con chim diệc. Mấy ngàn năm qua người ta gọi là Tiên thiên
bát quái. Khi người Việt di cư lên đến sông Hoàng hà chắc có lẽ thấy
nước chảy từ trên ấy xuống phía nam nên mới đổi khảm vào phương bắc, tạo
nên một cuộc cách mạng tri thức rúng động mấy ngàn năm qua, gọi là hậu
thiên bát quái. Đó là chuyện con người, còn vũ trụ vẫn thế, cũng với số
20 âm dương quấn quít ấy (tổng của chẳn và lẽ trong cửu cung), làm nên
cái Lạc thư.
Đến đây có lẽ phiên tòa “Cóc kiện trê” đã kết thúc, phần thắng thuộc về
Cóc, một phiên tòa kéo dài chưa từng có trong lịch sử loài người, ít
nhất cũng trên 5000 ngàn năm, với biết bao luật sư và luận sư, cùng quá
nhiều nhân chứng, vật chứng giả vô cùng tinh vi, bên nguyên tưởng chừng
như vô vọng, nhưng cuối cùng luật sư Nhái đã hoàn toàn có lý, một kết
thúc có hậu cho công lí loài người. Có điều phiên tòa đã kết thúc, bản
án đã có, nhưng để giải quyết được hậu quả mà vụ án này gây ra là không
dễ. Biết được nỗi lo của Cóc. Luật sư nhái liền nói- “Thôi anh ạ, đây là
phiên tòa danh dự, mà mình đã thắng kiện là được rồi. Từ nay anh hãy
lấy bản án này làm đạo bùa chữa bệnh cho những người bị bệnh khom lưng,
cúi đầu truyền kiếp, như thế là có ích lắm rồi, chứ anh nên nhớ Trê là
loài có ngạnh, dây vào nó mệt lắm”. Cóc nghe nói. Ngước mắt nhìn trời,
im lặng.
Với kiến thức giới hạn, tôi xin lí giải một phần của trống đồng. Tôi tin
rằng chắc chắn còn nhiều tầng nghĩa nữa sau chiếc trống đồng im lặng
ấy, mong những ai có học thức và chuyên môn hãy cùng chung sức đáp lời
tiên tổ, đánh thức những âm thanh của bức thông điệp mà tổ tiên nước
Việt đã gửi lại trong vô tự tâm thư – TRỐNG ĐỒNG, để giải oan cho ông
cha ta, dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua mang tiếng cái gì cũng học của
người phương Bắc.
(Viên Như)
(Viên Như)
Các hình ảnh minh họa lấy từ trang http://chimviet.free.fr
Lý giải nghe chi tiết, nhưng mình hơi nghi ngại, liệu những thời xa xưa ấy đã có tiếng việt, chữ Việt chưa nhỉ? và còn nhiều vấn đề nữa.
Trả lờiXóaKhông thể gán chữ Hán cho các từ Việt như ở bài viết này. Từ đồng trong chữ đồng ruộng hoàn khác chữ 同 nghĩa là cùng là chữ Hán và các chữ tương tự ở bài này. Chữ cộng đồng 共同 là chữ Hán. Chữ Hán định dạng từ thời Hán khoảng 200 năm trước công nguyên. Sau này đến thế kỷ 11, 12 chữ nôm bắt đầu hình thành dựa trên bộ chữ của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt gọi là chữ nôm. Hàn Thuyên đời nhà Trần được coi là người khởi xướng chữ nôm.
Xóa