Báo
chí ta thường nói đến nhập siêu như là một bất lợi và xuất siêu như là
một thành tích đáng tự hào. Thực tế đời sống đa số quần chúng lại không
phải như vậy, mà có thể ngược lại.
Sự sung túc của mọi tầng lớp nhân dân được thể hiện bằng chi tiêu của
họ. Thông thường, những gì "thừa" thì được xuất khẩu và nhập khẩu những
hàng hóa thiếu hoặc chưa sản xuất được hoặc vì giá trong nước cao hơn
giá nhập khẩu.
Xuất khẩu là bán hàng hóa trong nước thu được ngoại tệ để tiết kiệm. Còn
nhập khẩu là ta bỏ ngoại tệ ra để mua hàng hóa về tiêu thụ trong nước.
Để thúc đẩy tăng trưởng các nhà nước đều thống nhất dùng các biện pháp sau:
1. hoặc tăng thuế hay thu NSNN
2. hoặc tăng mức đầu tư
3. hoặc tăng tiêu dùng
4. hoặc tăng xuất khẩu
hoặc kết hợp các biện pháp trên
Nhà nước Việt Nam chủ trương tăng trưởng bằng tổng hợp các biện pháp (1), (2) và (4). Cụ thể là
- Thuế năm sau tăng hơn năm trước, bình quân tăng trưởng thu NSNN khoảng 20%
Tăng trưởng thu ngân sách so với tăng trưởng GDP |
- Cố gắng đầu tư bằng mọi giá thí dụ khuyến khích đầu tư BĐS trong những
năm qua; bóc đường nhựa làm đường bê tông xi măng; bóc vỉa hè đang còn tốt làm lại...
Tăng trưởng đầu tư so với tăng trưởng GDP |
- Giảm nhập siêu và tiến tới xuất siêu
Giảm nhập siêu, lần đầu tiên xuất siêu 2012 |
Trong 4 động lực tăng trưởng, có 3 yếu tố tăng nhanh hơn sự tăng trưởng
GDP chung. Tất yếu, yếu tố tiêu dùng của toàn dân phải giảm xuống tương
ứng.
Đời sống sút kém cùng với thành tích phát triển kinh tế |
Đời sống của nhân dân thường đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước.
Những năm nào nhập siêu càng nhiều thì năm ấy đời sống dân ta càng sung
túc.
(Theo blog xacbacxangbang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.