7 tháng 1, 2013

22 năm về trước chúng tôi tôi đã đến thăm Lê Nin

Vào những ngày đông giá buốt như thế này 22 năm về trước, có hai cựu học sinh lớp E chuyên toán HH 72-75 đang công tác và học tập ở Matxcơva. Thời gian đó tôi được Bộ Công nghiệp nặng cử sang thực tập 6 tháng tại Nhà máy Dụng cụ cắt Phreze, còn Doãn Anh Tú mới trở lại làm nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Lomoloxop. Đúng vào ngày này năm 1991, trước khi tôi về nước, Tú sang rủ tôi đi chơi và đưa tôi đến thăm Đài tưởng niệm các chiến sĩ vô danh, Lăng Lê Nin ở Quảng trường Đỏ. Hai cựu học sinh lớp E chuyên toán HH72-75 đã chụp ảnh lưu niệm trước cửa Lăng.  Thời điểm đó, quan hệ Việt Nam- Liên Xô đã trở nên băng giá và cũng đã có nhiều dự báo rằng, chẳng bao lâu nữa Liên Xô sẽ tan rã. Các bạn hãy nhận xét xem bức ảnh có hợp với mấy câu thơ dưới đây không nhé:
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lê Nin mất rồi, Liên Xô cũng đang tan
Giữa giá lạnh Thủ đô Xô Viết
Chúng tôi hướng về đất mẹ Việt Nam.    (NCT)
Còn mấy chỗ nữa tôi không biết gọi chính xác là gì, nhờ Quang Hưng, Khải bảo giúp với (2 ảnh)

Còn mấy chỗ dưới đây tôi không biết gọi chính xác là gì, nhờ Quang Hưng, Khải, bảo giúp với (2 ảnh)


9 nhận xét:

  1. Hai ông này hồi ấy đã hẹn hò làm thông gia với nhau rồi hay sao? Tôi nhớ là khoảng hơn 5 năm sau thì em ông Tú cưới em ông Thành

    Trả lờiXóa
  2. Liên Xô đang tan, có hai ông Việt Nam đi chơi sênh sang
    Mùa đông Nga, hai ông sang trọng lạ...
    Xô Viết sắp vỡ rồi, kính chào bác Lê Nin đang nằm đấy
    Hai ông nhớ Việt Nam hay nhớ em bác Lê Nin là chú Lê Duẩn vậy?

    Trả lờiXóa
  3. Cũng là cảnh gặp tuyết, mà hình như do thời đại khác nhau, nên cảm nghĩ khác nhau. Năm 2010, tôi đến Bắc Kinh cũng dịp cuối năm như thế này, tuyết vừa ngừng rơi, băng phủ trắng các vòm cây và đường phố. Tôi đã làm 1 bài thơ, nhưng quyển sổ ấy bị quên ở khách sạn ở Bắc Kinh, chỉ còn nhớ 4 câu:
    Đã từng mơ em tuyết Mat-xcơ-va,
    Rồi lại gặp Bắc Kinh em băng giá
    Băng tuyết các em đẹp màu xa lạ
    Chợt ấm lòng nhớ em nắng Việt Nam.
    Tôi không định thành nhà thơ vì không chịu được cái ý nghĩ rất cải lương huyễn hoặc. Lạnh bỏ mẹ, chả có ma nào, nhưng khi làm thơ thì cứ em em như lắm em lắm. Nhưng có một sự thật là trong khí hậu xa lạ, mới thấy quý miền nhiệt đới quê mình. (NXH)

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh12:03 7/1/13

    Ông NCT bảo nhận xét ảnh và thơ của ông. Tôi thấy trong ảnh thì hai ông hớn hở, tươi vui, còn thơ thì lại khóc than Liên bang Xô Viết. Rõ ràng là thơ không phản ánh sự thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc đó ông Tú vừa nhận được tiền vợ gửi sang, còn tôi thì đã xong thủ tục về nước nên nét mặt nó thế. Ông Tú chỉ mải học hành, chẳng buôn bán gì, không như mấy thằng Trần Đăng Khoa, Hồ Bật Khuất và các đại gia ở Dôm 5 tôi ở nhờ. Nếu Quang Hưng sang sớm hơn thì tôi có lẽ đã ở lại và bây giờ chẳng còn là quan chức nữa. (NCT)

      Xóa
  5. Nặc danh14:12 10/1/13

    Sao chỗ có cây thì tuyết dày thế mà chỗ hai anh đứng chụp ảnh thì không thấy tuyết, có phải chỗ ấy đã được người ta quét dọn? Nếu hai anh đứng chụp ảnh trên tuyết thì hay biết bao, bởi nhiều độc giả blog 8e chưa biết tuyết nó thế nào?

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh17:07 11/1/13

    Tôi còn nghe kể lại: Cái đợt thực tập ở LX ấy ông Thành nhớ vợ con quá, suốt ngày chỉ chăm chăm viết thư gửi về nhà, thỉnh thoảng theo ông anh đồng hao ông Quang Hưng đi buôn kiếm được ít tiền không dám tiêu nhưng lại sợ không mang về được vì những 700,00 USD cơ mà; thế là ông ấy xoay sang hình thức trao đổi 2 chiều ... Cũng may Bộ Công nghiệp nặng chỉ cho ông Thành đi có 6 tháng chứ nếu đi lâu hơn thì không biết kiếm thêm được vài trăm USD nữa thì ông cựu học sinh chuyên toán lớp E mang tiền về làm sao được nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh17:11 11/1/13

      Thương ông Thành quá nhỉ, chăm chỉ lại còn chung thủy, phải đi kiếm tiền gửi về cho vợ trong lúc ông Tú lại được vợ gửi tiền cho tiêu.

      Xóa
  7. Mấy ông học Nga Ngố về vẫn chưa thấy ông nào chỉ được địa điểm 2 ông NCT và DAT chụp bức ảnh đen trắng? Hình như ở sau Lăng Lê Nin?

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.