10 tháng 1, 2013

Đây mới đúng là kỷ vật này (5)

Kỳ họp lớp tháng 10 vừa rồi, mình gặp lại Vũ Đức Tấn sau hơn 10 năm xa cách. Tấn giờ đây đã lên ông Ngoại, còn mình thì đang chờ lên ông Nội (chưa định được chính xác thời gian). Chợt nhớ hồi ở cấp 3 Hưng Yên mình nhỏ con hơn Tấn nhiều. Sau 40 năm, Tấn vẫn giữ nguyên được khổ người  ngày ấy, tuy tóc có bạc đi, còn mình thì đã phát phì ra, to con hơn Tấn nhiều, nhưng độ chắc khỏe thì vẫn chịu thua "Lục lộ". Hôm nay mình  gửi  Tấn bản lưu bút 38 năm trước, để bạn kiểm tra lại xem nét chữ bây giờ có thay đổi nhiều so với ngày ấy không nhé. Một điều cần lưu ý là  Vũ Đức Tấn cũng có tâm hồn thi sỹ lắm mà chưa thấy đăng đàn trên blog 8e9e10e. Đến tuổi này rồi, tóc bạc rồi, còn ngại ngần cái gì nữa? Hãy chia sẽ tâm tư và bảy tỏ tấm lòng của mình với các bạn đi, Tấn ơi.  (LPT)


8 nhận xét:

  1. Trong ngày họp lớp E tháng 10 vừa ròi, có mấy bạn có 3 thế hệ cùng dự, trong đó có Tấn, tôi nghĩ Vũ Đức Tấn là người rất H.P. Xin chúc mừng bạn !

    Trả lờiXóa
  2. Thơ ông Vũ Đức Tấn hay thật. Lại một nhà thơ nữa. mà hình như ông Tấn cũng có vợ quê đấy nhá

    Trả lờiXóa
  3. Không biết hai ông này dạo quanh trường làm gì? Rồi chữ "điều tiết" trong ngoặc kép là thế nào? May mặc là xí nghiệp may, không biết làm gì?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi hiểu "điều tiết" quanh trường của hai ông này tương tự như "bài tiết" có đúng không? Hy vọng được Đức tấn hay LPT giải thích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Điều tiết" là cái cống ĐIỀU TIẾT trên đường đi Phù Cừ, cạnh trường... Ngày ấy, vào mỗi buổi chiều, hai thằng thường đi dạo mát và truy bài trên con đường đó, nhớ không? Tấn ơi!

      Xóa
  5. Hồi xưa Trường Cấp 3 Hưng Yên có một thày giáo đẹp trai, viết chữ đẹp, nhưng đặc biệt là ông ấy đánh dấu sắc rất dài, dựng đứng, nhìn vào chữ viết ông ấy chỉ thấy hàng hàng dấu sắc như gươm dáo. Tôi quên ông ấy tên gì rồi. Hình như ông ấy có yêu một cô giáo trẻ cũng rất xinh ở trường. Ông Tấn hình như bị ảnh hưởng của ông giáo đó, đánh dấu sắc rất dài, mặc dù ông giáo đó không dạy lớp E nhé. (NXH)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là thầy giáo Bỉnh dạy toán lớp 10A, tôi rất mê kiểu trình bày trên bảng của thầy, nét chữ đứng đẹp vô cùng. Thầy đã có vợ và hai con ở quê (Tiên Lữ), vợ thầy là Phó chủ tịch xã. Thầy yêu cô Oanh dạy vật lý, người Hà Nội, về trường cấp 3 Hưng yên sau cô Tâm một năm. Cô mê thầy đến cuồng dại và thầy cũng say đắm cô không kém. Sau đó Sở giáo dục phải tách 2 người ra, Thầy về Tiên lữ, Cô lên Phố Nối cho gần nhà nhưng vẫn không ngăn được tình yêu của họ. Hình như sau này họ vẫn cưới nhau mặc dù cả hai đều bị kỷ luật. Tôi được người anh dạy toán cấp 3 ngày xưa (cùng lớp với thầy Đặng Tử Ân) kể lại chuyện này. Ôi, tình yêu thật kỳ lạ!

      Xóa
  6. Đúng rồi, người ta vẫn gọi là cống An Tảo. Có lần cả lớp mình ra đấy tắm và bơi.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.