30 tháng 1, 2013

Khủng và hoảng

Cùng với giọng điệu như bài "Tái cấu trúc...", ở đây, tác giả lý giải việc tại sao chúng ta thấy gần đây tiền rất thiếu, và nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Vậy tiền biến đi đâu? Với giọng văn còn khủng và tục tằn hơn bài trước. Đây cũng là một kiểu ngôn ngữ báng bổ mà mạng Internet dùng, phản ảnh văn hóa ngôn ngữ tục tĩu của thanh niên bây giờ (Tuy nhiên, tác giả đã viết chệch đi, hoặc cố ý sai chính tả). Khá nhiều bút mực đã mổ xẻ về việc tục bậy khi nói của lớp trẻ, nhưng ở đây không bàn đến khía cạnh văn hóa ấy. Dù sao chúng ta cũng phải đối mặt với nó.  (Bài lấy trên mạng pp). Nếu lược đi những từ tục, thì đây cũng là một bài giảng kinh tế rất giỏi (tôi để nguyên)

…Hôm nay anh rảnh, anh trả nhời cho chúng mài, những con bò đang ngơ ngác biết chuyện gì đang xảy ra trong nền kinh tế, ai đã móc túi tiền của các chú, nó sẽ xảy ra thế nào, và nó sẽ đi về đâu. Nhoen!

Bổ túc kiến thức: Kinh tế học
Thú thực, anh cũng đóe phải sinh viên giỏi kinh tế vĩ mô. Riêng môn Macroeconomics anh thi lại đến 4 bận còn chưa đỗ. Mà trường anh dù nó không bị bệnh thành tích như trường làng của các chú, dưng đã mang tiếng là Ivy League mà có sinh viên ngu thế, nên nó chán. Sau lần thi thứ 4, nó cho anh đỗ. Nói thế để các chú hiểu anh đóe phải loại giỏi giang gì về kinh tế [:D] nhưng anh khôn [:D] các thuật ngữ, các cấu trúc và phản ứng của nền kinh kế, cái gì đóe hiểu, anh sẽ mang về cái chuồng lợn nhà anh. Thế là hiểu hết.

Anh ví dụ nhóa! Trong Báo cáo Kinh tế Vĩ Mô năm 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu! Lịt mẹ thằng nào bẩu anh phản động tự vả vào mồm ba phát rõ đau cho anh. Báo cáo này của Ủy ban kinh tế Quốc hội hẳn hoi, anh chỉ mang ra bình và tóm tắt cho các con bò dễ hiểu thôi. Nếu các chú cắm mặt vào đọc 2 ngày liên tiếp 7 chương (cùng 2 chương tổng quan, dẫn nhập và phần Tài liệu tham khảo) thì.... vòng đầu các chú sẽ to ra như vòng đít con Ngọc Trinh, dưng hỏi có hiểu gì không, thì đa phần các chú sẽ lắc đầu quầy quậy và thẽ thọt: "Em đóe hiểu, đại ca ạ. Làm ơn tóm tắt trong 5 dòng cho em!"
Vậy để anh giải thích báo cáo này bằng kiến thức kinh tế nuôi lợn của anh, hay còn gọi cách khác là "Lợn hóa báo cáo". Trước khi Việt Nam mở cửa, nghề nghiệp chính của anh của các chú là: NUÔI LỢN! Rất chuyên tâm. Sáng cho lợn ăn, trưa cho lợn ngủ, chiều cho lợn tắm và tối ngủ với lợn, à nhầm, tối ngủ với vợ! May mà vợ anh nó không biết anh viết bài này, không là cứ gọi là tan a lô! Nó cho anh các chú nhịn một tuần thì... khóc.
Cuộc đời cứ thế trôi đi cho đến một ngày, anh vỡ òa sung sướng và hòa cùng vào dòng người trong làng anh nhảy múa hát ca từ đầu làng cho đến cuối bản, khi cái ra-đi-ô phò của làng nó nhoe nhóe nói Việt Nam chính thức mở cửa và gia nhập "đáp-bờ-liu-tê-ô". Thú thật, hồi đấy anh chỉ biết độc có lợn! Hỏi anh lợn nái là gì, lợn ỉ là gì, lợn giống là gì hay... tinh lợn là gì thì anh trả nhời được, chứ cái "đắp lờ tê ô" gì đó anh không biết. Chỉ biết rằng, sau khi ra nhập "đắp lờ tê ô" thì cái chuồng xí của làng anh có cái biển mới đề "WC" thay cho chữ "Chuồng xí" vẽ nghuệch ngoạc bằng than đen. Bà con cứ thắc mắc mãi cái WC là cái gì thì cụ tổ trưởng, bạn bố anh, trả nhời: "Chữ đấy là chữ "Vệ Sinh", dưng giờ Việt Nam mình mở cửa, phải viết là "WC - Vệ Cinh" cho nó hợp mốt". Vâng, hợp mốt nhưng chức năng nó không thay đổi. Cả làng anh vẫn dùng cái WC cho mục đích: ỉa! Ỉa xong lấy cứt đổ xuống ao nuôi cá. Cá lớn, cả làng bắt cá lên ăn. Ruột cá vẩy cá thì cho lợn. Lợn ăn, lợn lớn, cả làng ăn thịt lợn. Và tất nhiên, sau khi ăn no thịt lợn, thịt cá, đích đến lại là cái chuồng xí đầu làng.

Khủng hoảng bắt đầu từ đâu?
Một vòng tròng mới của cứt, cá và thịt lại bắt đầu. Vòng tròn này cũng giải thích cho việc tại sao dân gian có câu "muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo" là vậy.
Hệ thống tài chính cũng vậy thôi, các chú cứ coi mọi ngân hàng đều là cái chuồng xí với những cái tên gọi mỹ miều, những biển hiệu nhoang nhoáng khác nhau. Dưng căn bản, nó chỉ là cái chuồng xí. Chú nào thừa cứt, đến ỉa một bãi. Chú nào thiếu cứt đến vay một bãi, sau này, ăn cá, ăn thịt xong, đến kỳ trả nợ, mở cửa chuồng xí ỉa một bãi to hơn 20-25% bãi đầu, coi như hết nợ. Do vậy khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra khi nguồn cứt cạn kiệt! Đứng ở góc độ điều hành nền kinh tế, muốn gì thì gì, dưng nhất định phải có cứt để nuôi cá, phải có cá để nuôi heo, phải có heo để nuôi người và phải có người để có cứt!
Mà lý do không có cứt rất đơn giản, chỉ có 2 lý do thôi. 1/ em đóe thích ỉa và cái chuồng xí bẩn; em vào Vincom, Đai-mần em ỉa cho mát đít. Và 2/ em đóe có ăn, nên lấy đóe đâu ra cứt mà ỉa.
Với lý do thứ nhất, đứng ở góc độ quản lý nhà nước, việc anh đóe cho chú đầu tư ra nước ngoài, đóe cho các chú đầu tư vào vàng, chậm chạm trong việc cấp sổ đỏ để giao dịch BĐS trầm lắng cũng là để các chú tập trung ỉa nhanh, ỉa mạnh, ỉa quyết liệt vào một chuồng xí thôi. Do vậy chả ngạc nhiên gì trong suốt thời gian qua, chương trình... đi ỉa được khuyến mãi vàng hay khuyến mãi cứt được hầu hết các ngân hàng nhân rộng. Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới này có tồn tại một quốc gia mà toàn dân coi tiết kiệm là một kênh đầu tư như ở Việt Nam ta. Với lãi suất huy động lên tới trên 15% thì chả có thằng ngu nào đi lập công ty với công teo. Toàn dân tập trung ỉa với hi vọng, cuối mỗi kỳ lãi suất, bãi cứt mình nhận lại to hơn hẳn bãi cứt mình đã ỉa đi.
Sau khi các cụ chùi đít đi ra khỏi chuồng xí, thì những thằng chủ chuồng xí bắt đầu gọi những thằng chủ ao cá để để thương lượng. Và mọi vấn đề bắt đầu phát sinh từ đây. Đối với một nền tài chính minh bạch, thì lượng cứt từ chuồng xí sẽ được đổ hết xuống ao để nuôi cá. Dưng với một nền kinh tế tài chính mà câu cửa miệng của các đại gia là "lấy mỡ nó rán nó" thì chúng ta làm như sau.
Dùng toàn bộ số cứt đáng ra làm thức ăn cho cá, thì bọn nó sẽ lấy một phần cứt để mua cá, mua con giống và phần còn lại sẽ dùng làm thức ăn cho cá thôi. Cái này trong kinh doanh ngoài thuật ngữ "mỡ nó rán nó" bạn anh, những bạn đã đi tù còn gọi là "tài của mình, tiền của thiên hạ". Qua vài năm, cái số tiền mua cá đó lớn dần từ 1% lên 2% lên 5% và bây giờ nó là mấy phần trăm thì anh Lọ Ruồi, bạn anh, cũng đóe biết. Bọn phản động thối mồm thì bẩu khoảng 20%, anh thì anh đóe tin bọn phản động, dưng có một điều anh tin, đó là những khoản nợ xấu này đang lớn dần, sự thực kết quả là lượng cá mà thằng chủ chuồng xí thu về, đóe đủ để nuôi heo!
Bi kịch cả một nền kinh tế bắt đầu từ đây.
Với những “đại gia” đầm tôm và “trâm anh” ao cá, các chú đừng ngoạc mồm lên chửi họ, vì nếu anh đặt các chú vào vị trí đại gia đó, các chú cũng sẽ suy nghĩ và làm chính xác những gì họ làm. Cũng một ruộc thôi. Nền kinh tế nào, thì sinh ra doanh nhân ấy. Tại sao phải bỏ vốn (cứt) của mình đi nuôi cá, trong khi không ai bắt các chú? Tại sao phải lôi “cứt của nhà” ra mà tiêu khi chủ chuồng xí làng luôn vỗ vai chú mà thỏ thẻ: “Riêng cái gì em thiếu, chứ cứt thì anh cứ dùng vô tư. Hết bảo em! Bao no mẹ nó luôn!”
Do vậy, đừng nói đến lãi suất 15%, 20%, kể cả 30% anh cũng sẵn sàng tay bo luôn vì anh đóe ngu gì không chơi những cuộc chơi với rủi ro bằng 0 cho những thằng đi vay cứt.
Với một con tàu giá có 700 tấn cứt, anh sẵn sàng vỗ vai thằng chủ tàu để khai con tàu lên thành 1000 tấn cứt, anh bao thuế. Như vậy anh chả mất 300 tấn cứt vốn đối ứng mà vẫn sở hữu ngon lành con tàu 700 tấn cứt  Đây là nguyên lý, khi xem xét 100 bộ hồ sơ mua tàu, đóng tàu từ những VinaXin, VinaCho cho đến VinaMượn mua tàu cũ, họ hành động đúng như thế.
Với một tàu xăng A95 từ “đâu đó” về Sài Gòn trị giá 15 triệu tấn cứt. Từ một bộ hồ sơ mua bán, anh sẽ copy ra hai và từ điểm xuất phát, anh sẽ thả hai con tàu về Việt Nam và nếu thương vụ thành công, anh sẽ thu về 30 triệu tấn cứt từ một hợp đồng vay 15 triệu tấn cứt. Đóe phải anh mày quan hệ rộng hay có bắt tay với ai, mà quan trọng nhất, với 2 bộ hồ sơ “copy”, đóe ai có quyền chặn tàu anh lại vì cả tàu lẫn hàng trên tàu anh đều hợp pháp. Tất nhiên, trừ phi các chú bắt được cả 2, 3 tàu của anh. Mà anh khẳng định mẹ nó luôn, chuyện đấy đóe bao giờ xảy ra. Mission Impposible. Và đây chính là căn nguyên tại sao xăng của ta luôn thừa, nhưng luôn thiếu. Luôn đắt nhưng luôn rẻ. Luôn lỗ nhưng luôn lãi  Chỉ có dân là khổ, dân là đóe biết gì, và dân vẫn hàng ngày phải “nghe xăng kể chuyện, nghe điện trình bày” thôi.
Có chú đọc đến đây sẽ buột mồm chửi: “Lịt mẹ bọn con buôn”, nhưng anh nhắc chú nên suy nghĩ kỹ. Kinh doanh là vậy, kinh doanh là chú mở mắt dậy bước ra khỏi nhà với bọc cứt to bằng nắm đấm, nhưng khi bước chân về nhà, cái bọc cứt của chú phải bằng gói xôi, hoặc tốt hơn, là bằng cái bao tải. Mà phàm đã kiếm ra tiền, chú sẽ muốn khoe. Chú muốn khoe chú giàu với bà con chòm xóm, khoe mình giàu với những thằng bạn chú thích cũng như khoe mình giàu để rung những thằng chú đóe thích. Những tổ chức như hội doanh nghiệp này, hay hiệp hội công nghiệp nọ, hay tiệc này tiệc nọ, cũng để cho các chú khoe giàu. Dưng quan trọng hơn, đấy là chỗ các chú phát đi thông điệp với thằng chủ chuồng xí: “Lịt mẹ các chú, anh còn đầy tiền”. Và khi cái thông điệp đó được tiếp nhận phù hợp, những dòng cứt mới lại rót vào các tầng lớp đại gia mới nổi này nhằm che đi một thực tế 20% số cứt đã không cánh mà bay.
Như anh nói ở trên, đây mới chỉ là phần mở đầu của bi kịch! Khi 20% lượng cứt chỉ còn tồn tại trên giấy tờ, thì tổng số cứt còn lại chỉ nuôi được nổi 80% cá. 80% cá này phải nuôi 100% con lợn. Nghĩa là tồn tại hai giả thuyết, một là có 100 con lợn thì có đến 20 con chết đói hoặc 100 con lợn chỉ được ăn 80% khẩu phần ăn và vẫn phải hoạt động 100% sức lực và khả năng cho thịt. Đọc đến đoạn này, thế đóe nào cũng có thằng cười khẩy anh và nói: “Lịt mẹ lãnh tụ, toàn lo bò trắng răng. Lợn đói thì liên quan đóe gì đến em”. Thưa chú, hãy đọc đoạn sau để thấy nó liên quan rất nhiều đến chú, những con bò ngơ ngác đóe hiểu tương quan giữa nợ xấu và cuộc sống của những con bò.
Về mặt sinh học, khi 100 con lợn do chỉ được ăn 80% lượng thức ăn cần thiết nên sức khỏe sinh sản và khả năng cho thịt của đám lợn suy dinh dưỡng này sẽ giảm đi nhanh chóng. Và tất nhiên, khi những con lợn này đại diện cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp thứ cấp chỉ còn có nguồn dinh dưỡng bằng 80% mọi khi nhưng vẫn phải chạy căng sức và “giả vờ” là vẫn được ăn no thì lượng đạm, lượng thịt của lũ lợn này đóe bao giờ giúp các chú ỉa ra một bãi đầy đạm và đầy khoáng.
Các chú có bao giờ vắt tay lên trán mà nghĩ tại sao mình ỉa càng ngày càng ít đi không? Các chú có bao giờ nhìn thấy lượng thịt, lượng mỡ từ những con lợn của mình càng ngày càng ít, càng ngày càng khó kiếm đi không? Các chú có bao giờ tự hỏi tại sao những năm 2004 mình ỉa to, ỉa ngon, ỉa dễ, ỉa to thế mà đến năm 2012, khi tăng trưởng hàng năm vẫn được công bố đều đặn xấp xỉ 7-10% thì, số cứt các chú ỉa ra nó lại càng ngày càng nhỏ dần và cái gia tài xây trên cứt của các chú cứ cụt dần, cụt dần so với đô và vàng không?
Và nếu, không giải quyết được căn nguyên của việc thừa nhận chúng ta đã mất mẹ nó 20% cứt thì chúng ta sẽ vẫn tiếp tục sản sinh ra một thế hệ lợn suy dinh dưỡng và kéo theo một cộng đồng ỉa ít, ỉa nhỏ, và ỉa manh mún. Khi trong đầu chỉ có nghĩ đến làm sao có một bữa no, thì lúc đấy xã hội sẽ xảy ra cướp bóc, xảy ra đâm chém. Và sau khi đâm chém, cướp hiếp, số cứt sẽ tuồn vào ma túy, mại dâm để quên đời! Có thể điều này đã không còn là viễn cảnh. Nó đang xảy ra ngay quanh anh, và chú. Chỉ có điều nó chưa xảy đến với tầng lớp anh, và chú thôi. Anh nhắc lại, không phải nó KHÔNG xảy ra với anh và với chú, mà nó CHƯA xảy đến mà thôi!
Đến đây anh đã giúp các chú trả nhời cho câu hỏi, thực sự ta có cần 12 tỏi của đế cuốc hay là không (IMF tuyên bố sẵn sàng cho VN vay 12 tỏi đô để cứu nền kinh tế)? Anh biết, bạn Lọ Ruồi và đồng bọn, lũ đấy tuyền là bạn anh cả đấy, đang phải lên gân, đang phải làm giá để việc vay mượn này đóe ảnh hưởng gì đến thể diện cuốc da, và đóe bị rơi vào cảnh buộc phải vay với những điều kiện mà thế hệ con anh, con các chú sẽ oằn lưng ra trả bằng chủ quyền, bằng danh dự cũng như bằng sự can thiệp chính trị.
Cho đến lúc chưa nghĩ ra được cách nào thì các chú đừng bao giờ hi vọng có chuyện giảm giá điện, giảm giá xăng, giảm thuế doanh nghiệp, giảm thuế doanh thu. 20% cứt đã bốc hơi, đóe tận thu thì các chú cho anh ăn cứt, phỏng?!?!
Dưng đế cuốc cũng đóe phải loại vừa, vì vừa đã đóe phải đế cuốc! Các bạn cũng có các tính toán của các bạn. Và thòng lọng đang được đưa ra!
Thòng lọng là thòng lọng gì? Đưa ra là đưa ra cái gì? Tại sao chúng ta buộc phải đưa cổ vào thong lọng đó dù không hề muốn. Nếu các chú còn nhã hứng đọc, còn nhã hứng đốt thời gian cho những loạt bài bốc phét vô bổ của anh thì anh hẹn các chú mai một, khi anh rảnh, anh sẽ biên bài nữa trong loạt bài [Khủng – Hoảng – Cơ – Hội] để cho các chú ngẫm nghĩ và tung hô anh là lãnh tụ. (còn nữa...)  

10 nhận xét:

  1. Đúng thì đúng rồi. Nhưng sự thật có hơi tàn nhẫn, giống như ăn phải quả thuốc đắng. Vậy thì khủng hoảng ở Hy Lạp có giống như VN không? Tôi nghĩ không phải. Ai giỏi kinh tế, giải thích đi. Lớp E có 2 ông TS kinh tế (THK, NCT), có ông KS kinh tế (LPT), có ông cử nhân kinh tế (NXH), có ông đại gia đang đua trên thương trường (TQH)... Các ông giải thích đi...

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh16:31 30/1/13

    Tiến sĩ kinh tế chỉ thích làm thơ và thích được khen thơ mình, không dám nhìn thẳng vào sự thật là thơ của mình còn non lắm, nhiều sạn lắm. Đã không dám nhìn thẳng sự thật như thế thì làm sao dám nhìn vào sự thật nền kinh tế Việt Nam để mà giải thích? Con lợn chết thì vẫn bảo nó đang ngủ đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  3. TS phải đi làm thơ vì thằng y tá nó đóe cần nghe thằng TS kinh tế nói cái gì. Y tá chỉ cần biết thao tác bơm thụt hút phân. Tôi biết có ông TS Lê Thẩm Dương Trưởng khoa Quản trị kinh doanh- Đại học Ngân hàng thành phố HCM kiểu giảng bài tục tĩu, giới giáo sư lên án nhưng học trò rất thích, đã có hội những người phát cuồng vì TS Lê Thẩm Dương. Những bài viết kiểu này (liên quan đến tiền tệ)phải trình Lê Thẩm Dương mới viết được. (NCT)

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh23:01 30/1/13

    Đọc những bài như "Tái cấu trúc" hay bài "Khủng và hoảng" thế này sướng thật, các vấn đề vĩ mô được người viết rất "trí tuệ" dùng những ngôn từ hơi bậy tí nhưng lại dân dã khiến cho người đọc "bình dân" nhất cũng có thể hiểu được vấn đề. Đề nghị bác nào đã sưu tầm thì tiếp tục sưu tầm hoặc nêu những vấn đề mà ai cũng nghe nhiều nhưng thực ra chẳng hiểu gì cho độc giả chúng tôi được thưởng thức. Bài viết này có vẻ như rất bậy nhưng cũng là cách giải trí khá hay. Tôi thấy đọc sướng lắm mê lắm, chứ không "nhảm" như mấy bài thơ con cóc rồi bình luận cãi nhau om sòm cả lên, tung hê bốc thơm nhau hết cả lên thế này thì loạn quá. Mấy ông "nhà thơ" này cũng già già cả rồi (đầu hai thứ tóc)mà cũng toàn Tiến sĩ, cử nhân, kĩ sư...thế nhưng cũng chỉ thích được nghe những lời ru ngủ vỗ về thế này thôi ư?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi, tôi cũng làm báo khá lâu, nên tôi quan niệm tờ báo có một số trang với chủ đề khác nhau, như cỗ có nhiều món, cho các độc giả có gu khác nhau. Bác nào thích thơ cứ làm thơ và bình thơ, rồi bình bình thơ; bác nào thích xã hội, khoa học thì cứ thích những kiểu bài về kinh tế, xã hội, khoa học. Chỉ có điều bác thích thì bác thích, và đừng cấm các bác khác thích món khác. Tôi quan niệm đó là một cách học tập dân chủ. Nhưng cũng nói thật rằng, làm thơ và bình thơ thì dễ hơn là chọn bài, bình luận bài về chủ đề khoa học, kinh tế. Tôi sẽ cố gắng một tỷ lệ thích hợp các loại bài, để blog này sẽ là sân chơi đa dạng cho các bạn thân mến. Nhưng tôi lại tâm sự một lần nữa, chúng ta không nên duy trì tư duy độc tôn, học phiệt, mà nên cố gắng dân chủ, đa dạng. (NXH)

      Xóa
  5. Nặc danh23:34 30/1/13

    Đời cũng có lúc "sướng" vì "Tái cấu trúc", vì "Khủng và hoảng", cũng nhiều lúc cần "sướng lắm mê lắm" vì "thơ con cóc", vì "tung hê bốc thơm nhau lên" chứ ông 23:01! (Ông cứ một lần tự nói thật với lòng mình xem: Ông thích được tung hê hay ông thích khủng và hoảng?) Lúc nào cũng "Khủng và hoảng" thôi thì ... "loạn quá", rồi lại "Khủng và hoảng" mất thôi! Mà hình như ông cũng "khủng hoảng" cái gì hay sao ấy.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh23:51 30/1/13

    Dù có 1 triệu bài báo thế này cũng chẳng giải quyết được gì khi mà các vị tự sướng với nhau mà chẳng có quyền quyết định sẽ đi ỉa ở đâu và ỉa như thế nào? Lúc đó hãy làm thơ để quên đi cái sự buồn ỉa, rồi bốc thơm nhau lại tăng tuổi thọ và bớt đi bệnh tật đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một triệu bài báo, có nghĩa là có mấy triệu bác đi ỉa cùng một kiểu, thì không còn là "tự sướng" nữa, vì tự sướng là chỉ tự mình, đơn chiếc sướng thôi. Mấy triệu bác cùng ỉa, thì có lẽ sẽ khủng lắm, nó sẽ là mùa xuân mùa hạ gì ấy chứ. Còn 1 triệu bác cùng làm thơ, cùng khen nhau, thì liệu tuổi thọ các bác có tăng được không? Hay là ung đầu mà giảm thọ? Tốt nhất là các bác ỉa vừa đủ, rồi chùi đít, rồi làm thơ.

      Xóa
  7. Bài viết tốt nhưng tôi không thích bằng bài trước "tái cấu trúc".Có lẽ vì chỉ viết về một vấn đề, luận lý cũng đơn giản.
    Nếu có một triệu hoặc nhiều triệu bài báo thế này thì quá tốt (Không như Nặc danh 23:51 nói chẳng giải quyết đc gì). Nhiều bài báo tức là nhiều người viết báo, nhiều người đọc báo. Nhiều người có kiến thức sẽ bớt đi lối làm ăn theo phong trào, đánh quả. Sẽ không còn thảm cảnh đầu tư hết tiền vào bất động sản, cổ phiếu để bây giờ suốt ngày hò hét nợ xấu và giải cứu. Sẽ bớt đi số lượng doanh nhân du kích chỉ lo bám vào tài nguyên, đất đai để kiếm lời.
    Các bác thích thơ cứ làm thơ và bình thơ ( thoải mái bốc thơm nhau ). Nhưng có nên bớt chút thời gian quan tâm đến kinh tế,chính trị. Không đùa với thực tế này được đâu. Kính tế đi xuống là tội phạm, tội ác sẽ nhiều thêm đấy.(QH)

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh08:49 31/1/13

    Em nhất trí với anh QH, em cũng thoải mái đọc thơ và đọc bình thơ, em cũng vẫn bớt chút thời gian quan tâm đến kinh tế, chính trị. Nhưng em chẳng biết làm như anh để kinh tế khỏi đi xuống. Anh dạy em với được không?

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.