Ngày còn là sinh viên, mình cũng chép vào sổ tay bài thơ CÂY XẤU HỔ, mà chẳng biết tác giả là ai. Chỉ nhớ: "Bờ đường chín có lùm cây xấu hổ/ chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười". Bây giờ NXH giới thiệu mới biết tác giả bài thơ nổi tiếng đó là đại tá nhà thơ Anh Ngọc. Năm 1980 do ảnh hưởng của bài thơ này mình cũng viết một bài thơ về cây xấu hổ tặng cô gái mình si mê, nhưng không hiểu sao cô gái đó lại không thèm đoái hoài gì đến mình? Giờ đọc lại bài thơ viết từ 33 năm về trước mà thấy phục mình quá. Mời các bạn thưởng thức và cho ý kiến nhận xét nhé.(NCT)
TRINH NỮ
Em là hoa dại ven bờ
Ai tạo cho em dáng hình bé nhỏ?
Ai tô cho em màu hoa tím thủy chung?
Ai khéo đặt tên em TRINH NỮ?
Ai dạy em khép mắt lá thẹn thùng?
Chẳng đẹp như Hồng, chẳng thơm như Huệ
Chẳng được trồng nơi chậu cảnh bồn hoa
Giữa hoang dã vẫn dịu dàng e lệ
Mang hồn người, Em hơn mọi loài hoa!
(NCT- 7/1980)
Bốn câu đầu đúng là tả một em K20 Khoa Luyện kim, ĐHBK HN, hồi ấy cả trường đều biết
Trả lờiXóaGiá như em L. vào blog này, có phải là thấy rất vui không, vì nhờ có em mà có người có cảm hứng làm thơ. Tất nhiên em ấy hồi đó chả bao giờ thích hoặc yêu một thằng làm thơ. Có lẽ trong mắt em ấy, làm thơ là ấm ớ ngớ ngẩn. Hồi ấy em có đôi mắt buồn, trường BK thì đông đàn ông, thằng nào cũng nhìn em đưa tình liếc mắt. Nghĩ cũng lạ, 30 năm mà tiêu chí về cái đẹp thay đổi rồi. Bây giờ nhỏ nhắn, mảnh mai, mắt buồn, e lệ... không còn là tiêu chí ưa tích của đàn ông nữa. Hồi ấy tôi nhớ có 2 cô Thanh Hóa, sinh viên K22, ngược với tiêu chuẩn đẹp của em L. Đó là cao lớn, mạnh bạo, lúc nào cũng cười toe toe... thì anh nào cũng trêu, nhưng không ai dám yêu, chỉ nói xấu. Thế mới thấy thời thế thay đổi rồi. Không biết cây xấu hổ ngày xưa sau 33 năm như thế nào nhỉ? (nxh)
Trả lờiXóaĐây là một trong 60 bài thơ NCT viết tặng cô sinh viên K20 Luyện kim đó mà tôi đã được đọc (Lục thập đọc xong nay gấp lại/ mà lòng khoan khoái bởi vì sao?). Bài thơ thật cô đọng mà có tính triết lý cao. Ngày ấy NCT đã bộc lộ tài thi ca, tiếc rằng bạn đã không đi theo con đường mà NXH đã chọn. Có thể đất nước đã phải đổi một nhà thơ tài hoa để lấy một tiến sỹ kinh tế tầm tầm (LPT)
Trả lờiXóaBài thơ này hay quá mà đây lại chỉ là một trong 60 bài thơ để tặng một cô gái thì thật là quá sức tưởng tượng của em. 60 bài thơ này anh NCT làm trong bao lâu nhỉ? 30 ngày hay 60 ngày? Bài thơ này được làm tháng 7/1980 như vậy em đoán tầm này anh NCT cũng học khoảng năm thứ 5 đại học rồi, mà tháng 7 thì cũng là thời gian các sinh viên phải làm luận văn bảo vệ tốt nghiệp. Ơ thế cứ cho là 60 bài làm trong thời gian 60 ngày đi (em không dám đoán 60 bài/30 ngày vì như thế thì anh NCT siêu quá), tức là mất 2 tháng liên tục để làm thơ tặng bạn gái. 60 ngày nghĩ 60 bài thơ thì tâm hồn lúc nào cũng phải thả mình trong thơ thì mới lặn ra thơ được chứ nhỉ? Anh NCT ơi là anh NCT, thế anh không học bài à? không dành thời gian để nghiên cứu làm luận văn à? anh chỉ mải mê tán gái thôi ư? Anh mà là con em thì em đánh cho nhừ tử vì cái tội tương tư vớ vấn. Đấy!! ngày xưa mà không lười học, không mải làm thơ thì bây giờ có phải đã thành thứ trưởng, bộ trưởng rồi không? Hư quá đi mất!
XóaCó lẽ bài thơ này là thành công nhất trong các bài thơ tặng cô ấy chăng?
Trả lờiXóaBài này mà có N22 bình thì hay nhỉ!
Trả lờiXóaĐây là bài Cây xấu hổ của Anh Ngọc:
Trả lờiXóaBờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim
Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào
Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím
Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo
Phút lạ lùng trời đất trong veo
Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ
Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Ướp vào trong trang sổ của mình
Và chuyện này chỉ cây biết với anh.
Hôm trước tôi đọc, thấy ông nào lập hàm f,g về tđt và N22 đã thấy khá nhiều biến rồi. Bây giờ với NCT chắc trong ngoặc dài lắm (!)
Trả lờiXóaCây xấu hổ của Anh Ngọc là tâm trạng của người lính chưa có người yêu. Mới chỉ có "dáng điệu thoáng trong trí nhớ". Một thế hệ trẻ trong sáng đi vào cuộc chiến đấu. Cây TRINH NỮ của ông NCT là tâm trạng của một anh chàng đã yêu. Yêu mà không được đáp lại, nên cái nhìn vẫn xa cách, có so sánh. Thơ NCT vẫn có câu vụng, đó là câu "mang hồn người". Anh đã nhân hóa cây Trinh nữ ngay từ đầu rồi. Lại hạ một câu "mang hồn người" rất không nhã. Nếu anh sửa đi: "Anh yêu em, em hơn mọi loài hoa", thì bài thơ hay hơn và biết đâu cô kia đã đáp lại tình yêu của anh NCT rồi. Cho nên, sai một li đi một dặm. Và, bút sa gà chết là như vậy. Không phải gà là ai, mà ở đây gà chính là tác giả. Ông trời cho NCT một phút làm gà, nên mới có cuộc đời và sự nghiệp sau đó như chúng ta biết. (nxh)
Trả lờiXóaNếu cô kia yêu NCT, biết đâu ông NCT đang hì hục luyện sắt, nấu quặng ở đâu đó...
Trả lờiXóaCÂY XẤU HỔ của Anh Ngọc đúng là CÂY XẤU HỔ rồi (nó mọc bên đương 9), còn CÂY XẤU HỔ của NCT thì chúng ta nên xem xét lại xem có đúng là CÂY XẤU HỔ không ? Hay ông Thành tưởng tượng ra thôi ?
Trả lờiXóaMấy anh này yêu sớm ghê, cho dù có là tình cảm đơn phương thì cũng là oách. Thế mà bây giờ thấy các con thích hay yêu sớm là lại răn đe ngay.Ờ thì lúc rảnh rỗi các anh mới làm thơ cứ cho là không ảnh hưởng đến chuyện học tập đi, ngày trước không có trò gì chơi thì viết thư hay làm thơ tặng bạn gái cũng như bọn trẻ bây giờ chúng chơi game, bắn hafline, đi trượt patin...Cho nên các ông bố đừng có cấm bọn trẻ quá nhé. Lúc mắng trẻ con là phải sờ gáy mình cái đã.
Trả lờiXóaN22 em chào các anh chị lớp E và độc giả blog E. Mấy hôm đi vắng, trở lại blog, em thấy các anh chị vẫn vui vẻ thế, có khi lại sôi nổi hơn vì có anh thichdoctho. Nhưng em xa blog thì em lại buồn. Em khóc đủ rồi, nên em lại đến chơi với các anh chị đây ạ. Em đến, có một vài người không thích em lắm. Không thích những giọt nước mắt của em, không thích cách nói “sến” của em, không thích nhưng lời bình dài dòng của em … nhất là anh thichdoctho. Không sao đâu ạ. Em làm sao cho tất cả mọi người đều thích được! Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người vẫn thích em mà. Hay khóc, nói “sến” và dài dòng … đều là phong cách riêng của em, cũng như anh thichdoctho ấy, thẳng đến mức hơi … thô, em cũng rất không thích, nhưng có người lại thích. Đã là phong cách, thì phải tự hào, và không phải ép mình theo một vài ý kiến cá nhân, nếu mình không muốn.
Trả lờiXóaHôm nay, thấy có bài thơ của anh NCT hay quá, em lại muốn bình. Hôm trước, anh tdt và vài người cứ đoán em là người yêu cũ của anh NCT, rồi bảo em lẩn tránh không bình thơ anh ấy. Em là ai, thì vẫn quan trọng lắm à? Em nghĩ bình thơ mới là tư cách đáng kể nhất để N22 em xuất hiện ở blog E chứ ạ!
Và, giờ em sẽ bình thật dài bài TRINH NỮ nhé. Em sẽ lại nói rất “sến’ đấy! Nói nhỏ với tdt nhé: Cố mà đọc cho hết lời bình này. Có giỏi thì bình thi với “nữ văn sĩ nửa mùa” N22 này, xem mọi người khen ai hơn? Và đặc biệt là xem ai yêu thơ NCT hơn. Ai đúng là người yêu cũ hay người tình mới của NCT
Dạo này Em N22 tỏ ra tự tin và hiếu thắng quá, nhưng vì là Em nên các Anh, Chị độc giả không trách ...
XóaĐúng là không trách em ấy được chị ạ! Em ấy phải tự tin thế mới "đấu" được với tay họ "thích" kia chứ.
XóaLời bình của N22
Trả lờiXóaHỒN TRINH NỮ XAO XUYẾN LÒNG AI …
Ngay từ khi mới lớn, đôi mắt bắt đầu biết mơ màng nhìn xa xăm theo từng ngọn gió lang thang, trái tim bắt đầu rung lên những nhịp bất thường theo những lời nói vu vơ … tôi đã từng mê say những lời hát về hoa Trinh Nữ. Lời bài hát kể về chuyện tình của “người lính xa nhà, nhớ người yêu rất xa” khi ngắm nhìn và nâng trên tay một cành Trinh Nữ, rồi mơ thấy mình thành một quân vương, một quân vương trong vương quốc Tình Ái. Một câu chuyện tình lãng mạn, cảm động. Ca từ đã hay, giai điệu lại êm ái, đi vào lòng người … Bao năm, tôi đã cho rằng, viết về một loài hoa dại, cũng chỉ hay như thế là tuyệt đỉnh. Bao năm tôi đã khẳng định rằng, không thể có lời thơ nào hay hơn thế nữa viết về hoa Trinh Nữ.
Cho đến khi tôi đọc bài thơ TRINH NỮ - Bài thơ ra đời từ cảm hứng của một chàng trai trẻ - Khi đó, tôi mới biết lời khẳng định của mình đã nhầm. Cuộc đời này, chẳng có gì là “không thể”.
Đọc lần thứ nhất, tôi đã biết mình không hề ngộ nhận. Đọc lần thứ hai, tôi thấy rõ hơn những gì mình đã biết. Đúng là vẫn viết về loài hoa dại ấy, nhưng TRINH NỮ không bị che lấp dưới cái bóng của bài hát năm xưa, cả về nội dung cảm xúc lẫn nghệ thuật biểu đạt. TRINH NỮ không cần một chuyện tình dài có “tôi” và “giai nhân” hiển hiện từ đầu đến cuối, nhưng ý tứ của TRINH NỮ thì không chỉ dừng ở câu chuyện ái tình. Hơn nữa, TRINH NỮ lại có một cách thể hiện rất “lạ”, rất ấn tượng, mà không phải ngòi bút thơ ca điêu luyện nào cũng có được, nói gì một hồn thơ trai trẻ tuổi hai mươi …
Bài thơ không dài, chỉ có 8 câu, chia làm 2 khổ. Nhưng mỗi khổ thơ, là một ấn tượng. Mỗi khổ thơ, là một “tiếng lòng” làm xao xuyến lòng người.
Trước tiên, phải nói đến lớp nghĩa hiển hiện trong ngôn từ TRINH NỮ, nghĩa là, trước hết, bài thơ nói về một loài cây, loài hoa mang tên Trinh nữ.
Trong những câu hỏi của Tiếng Việt, có loại câu hỏi cần sự trả lời. Nhưng cũng có loại câu hỏi không cần sự trả lời. Người hỏi cứ hỏi, nhưng để bộc lộ những cảm xúc rất tế nhị của mình. Khổ đầu của bài thơ TRINH NỮ, là những câu hỏi như thế. Bốn câu thơ là bốn câu hỏi, liên tiếp, không dừng. Nhưng ở mỗi câu hỏi, thi sĩ đã chọn được một từ muốn hỏi thật chuẩn xác và không trùng lặp: “Ai tạo …/ Ai tô …/ Ai đặt …/ Ai dạy …”. Và mỗi lời hỏi, lại hướng về gợi tả một đặc điểm của loài hoa: “Dáng hình bé nhỏ/ màu hoa tím thủy chung/ tên … Trinh Nữ/ khép mắt lá thẹn thùng …” Như thế, nhân vật trữ tình (Hẳn là “anh” rồi, thì mới gọi “em” trìu mến đến thế mà!), đã thay lời thi sĩ, hỏi để ngắm em kĩ càng làm sao, thương mến làm sao! Biết rồi còn hỏi. Trời “tạo”, trời “tô”, trời “dạy” … chứ “ai”? Và dân gian “đặt tên em” đấy! Anh biết rồi mà vẫn hỏi để say ngắm “dáng hình nhỏ bé “ em. Anh biết rồi mà vẫn hỏi để mơ màng cùng “màu tím” hoa em. Biết rồi vẫn còn hỏi để khát khao TRINH NỮ tên em. Biết rồi lại hỏi để cứ muốn bị cuốn trôi trong đôi “mắt lá thẹn thùng” em. Và như thế, qua những lời hỏi “em”, qua những nét phác họa về “em”, nỗi xao xuyến trong lòng nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp rất riêng của loài cây Trinh Nữ đã được bộc lộ. Kín đáo thôi, mà khiến người đọc cũng ngẩn ngơ theo …
(N22 bình – Tiếp)
Trả lờiXóaKhổ thơ thứ hai lại có một cách diễn đạt mới. Hai dòng thơ đầu là những câu phủ định kèm theo so sánh:
“Chẳng đẹp như hồng, chẳng thơm như huệ.
Chẳng được trồng nơi chậu cảnh bồn hoa”.
So sánh loài hoa dại em, mà chọn hai nữ chúa sắc hương hồng – huệ thì em sánh làm sao! Đúng là em không rực rỡ thế, không ngát hương thế. Nên em không được chăm chút tỉa xén, tạo dáng, tạo hình “nơi chậu cảnh bồn hoa”. Em thua kém thật rồi! Em không được chú ý thật rồi! Sự so sánh ấy, sự phủ định ấy của thi sĩ, tưởng là những lời chê bai em. Nhưng thực ra, đó là cách diễn đạt “lùi một bước để tiến hai bước”. Bởi vì, ngạy sau đó là những hai lời khẳng định. Lời khẳng định thứ nhất, thật cụ thể, về vẻ đẹp của riêng em khi đặt em cạnh hồng, cạnh huệ: “Giữa hoang dã vẫn dịu dàng e lệ”
Nét đẹp của riêng em đấy: DỊU DÀNG E LỆ. Đó là vẻ NỮ TÍNH làm say lòng mỗi đấng mày râu. Và còn đáng yêu gấp bội phần bởi vẻ NỮ TÍNH ấy thật tự nhiên, thật nguyên sơ, bởi nơi em sống là “giữa hoang dã” … Không hề tô vẽ. Không hề chải chuốt. Không hề giả tạo.
Lời khẳng định thứ hai, khái quát hơn, khắc sâu hơn trong lòng người về vẻ đẹp của riêng em so với bất kì một loài hoa nào khác:
“Mang hồn người em hơn mọi loài hoa”
Lời khẳng định thật bất ngờ. Vẫn biết, từ đầu bài thơ, thi sĩ đã để cho nhân vật trữ tình đắm say, xao xuyến trước bao vẻ đẹp riêng của hoa TRINH NỮ, để rồi, nỗi xao xuyến ấy cũng theo vào lòng người đọc … Nhưng khẳng định: “Em hơn mọi loài hoa”, bởi tâm hồn em mang hồn của con người nhất, thì đúng là một cái kết không giống những lời kết ta vẫn đọc ở đó đây. Chỉ là một loài hoa dại thôi, nhưng em là chúa của muôn hoa. Em là chúa của muôn hoa, bởi em thật tự nhiên. Em là chúa của muôn hoa bởi em thật dịu dàng. Em là chúa của muôn hoa, bởi em đầy NỮ TÍNH … Chất triết lí của bài thơ đã thấm đẫm từ lời kết ấy.
Nhưng tính chất triết lí của bài thơ còn chất chứa ở nghĩa hàm ẩn của bài thơ: Thông qua vẻ đẹp rất riêng “hơn mọi loài hoa” của TRINH NỮ, thi sĩ muốn ngợi ca vẻ đẹp của một TRINH NỮ khác. Một TRINH NỮ bằng xương, bằng thịt. Một TRINH NỮ biết hát biết cười … TRINH NỮ ấy, cũng với vẻ đẹp tự nhiên đầy nữ tính của mình, đã làm say đắm lòng anh, đã làm xao xuyến hồn anh hơn cả. Hơn hẳn những cô gái chốn thị thành.
Như thế, trong bài thơ, hai lớp nghĩa hòa quyện, hồn TRINH NỮ giao hòa, đã làm ngơ ngẩn bao người, từ nhân vật trữ tình, đến mỗi người đọc. Và với bất kỳ ai …
Tuy nhiên, đọc TRINH NỮ, dù đã rất mê say, tôi vẫn thấy có một chút tiếc nuối. Thứ nhất là từ “đẹp” trong cụm từ “chẳng đẹp như hồng”. Tôi cho rằng nên thay bằng một từ khác. Vì, ý thi sĩ muốn so sánh Trinh nữ với Hồng, ở chỗ này, chỉ là về phương diện sắc màu. Trong khi đó, từ “đẹp” lại diễn tả vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức lẫn tâm hồn. Mà vẻ đẹp tâm hồn, thì TRINH NỮ đâu có kém thua ai! Nhưng điều tôi tiếc nhiều hơn là, thi sĩ đã bỏ qua, không nói đến cái “gai” TRINH NỮ. Có thể, những nét ấy của TRINH NỮ, mà thi sĩ nói, đã là quá đủ. Nhưng cái “gai” TRINH NỮ cũng thật lắm vấn vương! Cái gai nhọn sắc em, là thứ vũ khí để em gìn giữ hồn Trinh Nữ cho TÌNH QUÂN đấy! Những cái gai sắc nhọn em, cũng là những ngón tay để em níu áo TÌNH QUÂN không muốn xa rời, anh có biết hay không?
Có thể, rất khó viết thêm, cũng có thể, không cần phải viết thêm … Tám câu thơ, đủ để một hồn TRINH NỮ làm xao xuyến, đắm say bất kỳ ai trong mỗi chúng ta.
Cám ơn N22 đã trở lại blogE và có lời bình thật hay bài thơ của tôi. Bản thân tôi cũng không nghĩ rằng bài thơ của mình qua cảm nhạn của N22 lại hay đến vậy. Không rõ em có ưu ái tôi lần này không? Tôi rất muốn được anh thichdoctho chỉ ra những hạt sạn hay những chỗ anh không thích trong bài thơ này để tôi hoàn thiện thêm. (NCT)
Trả lờiXóaĐọc lời bình của cái nick tự xưng N 22 này, tôi thấy nhàm quá. Chả thấy cái hay thêm của bài thơ ở đâu, mà có cảm tưởng ăn phải dây chão.
Trả lờiXóaTôi lại thấy cái ông 23:25 này mê N22 quá đi mất, nếu không muốn đọc thì đừng đọc nữa. Nhưng rõ ràng là đọc kỹ lắm mới kết luận được (Còn kết luận có thật lòng không thì chính ông ấy mới biết). Rõ ràng là mê món "dây chão" nên mới "ăn" kỹ thế. Nhưng tôi khuyên ông (hay cô): Hãy bình thơ đi, đừng đi bình lời bình nữa. Người ta chỉ bình tác phẩm, chứ ai lại đi bình "lời bình". Lời bình không hay thì mình bình hay hơn. Không tin, cứ hỏi ông NXH mà xem.
XóaChắc 23:25 mới vào blog nên không biết N22 là tên NCT đã đặt cho người bình thơ thường xuất hiện lúc 22 giờ, nên mới gán cho N22 là "tự xưng". Thông cảm!
XóaChắc ND 23:25 là người ngoại quốc mới học Tiếng Việt. Lời bình khen, chê rõ ràng thế mà. Tôi thì rất khoái. Nhưng quan trọng NCT thích là được rồi.
Trả lờiXóaKiểu bình thơ của cô giáo dạy văn đây mà. Không phải kiểu bình của người thưởng thức, đồng cảm. Nghĩa là cứ phải làm nhiệm vụ bình thơ, có đầu bài rồi, kiểu như hãy tìm cái hay cái đẹp của bài thơ. Tôi ủng hộ N 23.25
Trả lờiXóaCãi nhau làm gì. Không thấy N22 nói về phong cách của mỗi người à? "Tìm cái hay cái đẹp của bài thơ" còn hơn chẳng tìm được gì ở bài thơ, toàn tán tỉnh thi sĩ, chẳng có phong cách gì, ấn tượng gì. N23:25 và N00:16 bình thơ đi cho chúng tôi xem hay thế nào. Không bình được thì hãy gọi N22 là "cô giáo" cũng chưa muộn đâu.
Trả lờiXóaHôm nay cơ quan họp tổng kết công tác năm, tôi đến phòng làm việc hơi sớm. Còn hơn 40 phút nữa mới đến giờ. Mở blog8e thì thấy NCT có bài thơ mới đăng trong vòng 24 tiềng đồng hồ mà đã có tới 20 nhận xét. Tôi rất mừng vì N22 đã trở lại blog, không hiểu có phải do lời xin lỗi của tôi hôm trước hay do lời mời của NCT? Đáng lẽ hôm nay tôi không định nhận xét gì, vì đã có nhận xét rất đẹp của N22 rồi, nhưng NCT đã mời, chứng tỏ anh không còn giận tôi nữa (tôi đã hiểu!), nên tôi nghĩ không nên bỏ qua cơ hội thuyết phục các cựu học sinh chuyên toán HH72-75 thay đổi cách nhìn nhận đối với tôi.
Trả lờiXóaBài thơ TRINH NỮ, được sáng tác từ năm 1980, lúc đó NCT chắc mới 22 tuổi và đang chuẩn bị ra trường. Ở tuổi đó yêu, mà lại là mối tình đầu thì cũng không còn là sớm. Bài thơ anh viết để tặng cô bạn gái anh si mê mà các bạn anh nói tên là L. gì đó học cùng lớp hay cùng khoa với anh. Cô gái bé nhỏ mà chàng trai BK nào cũng phải "ngước nhìn" thì chứng tỏ hồi đó cô ấy rất đẹp. NCT si mê cũng phải. Bài thơ của anh rất hay với những người biết cảm nhận thơ, như N22 đã viết. Theo suy đoán của tôi, thời điểm này anh đã qua giai đoạn đau khổ vì thất tình rồi thì phải (tôi thấy Bài thơ của một kẻ thất tình đã đăng blog, anh viết trước bài này), nên tình cảm đã được cô lại, không còn bột phát, trào dâng "sóng vỗ" nữa. Anh đã suy xét, nhìn nhận vấn đề một cách tự tin hơn và triết lý hơn.
Với trí tưởng tượng phong phú của “trẻ thơ”, NCT thấy cây trinh nữ có nhiều nét giống người phụ nữ Việt Nam: dáng nhỏ bé, thủy chung, coi trọng trinh tiết và hay e lệ ngượng ngùng. Miêu tả cây trinh nữ bằng 4 câu thơ cũng là 4 câu hỏi như thế có ý muôn so sánh hoa với người rồi. Vì thế, câu cuối cùng của bài thơ sau khi so sánh trinh nữ với các loài hoa đẹp khác, NCT khẳng định : do Trinh nữ mang hồn người nên nó hơn mọi loài hoa khác. Tôi không tán đồng với nhà văn NXH thay câu thơ này. Tôi thấy nếu thay "Mang hồn người, em hơn mọi loài hoa" bằng câu "Anh yêu em, em hơn mọi loài hoa" thì chỉ thay có ba chữ thôi mà giá trị của bài thơ bị giảm đi nhiều. NCT đang "si mê" cây TRINH NỮ nên thấy tất cả các loài hoa khác dù đẹp đến mấy, dù thơm đến mấy cũng đều vô hồn, chỉ có trinh nữ là có hồn người, biết cảm xúc, biết thủy chung và anh đánh giá loài hoa này hơn hẳn các loài hoa kia là do mang hồn người rất logic.
(Tiếp theo)
Trả lờiXóaBài thơ chỉ có tám câu lại tồn tại trên đời 33 rồi nên chắc hẳn trong thời gian dài đó, nó cũng đã được chỉnh sửa, được làm đẹp nếu có chỗ nào khiếm khuyết. Vì thế tôi không cố công đi tìm những "hạt sạn" trong bài này để khỏi phải cãi nhau với các nhà thơ và nhà phê bình. Tôi chỉ muốn tìm lời giải thích cho câu hỏi: tại sao cô gái nhận được bài thơ hầu như ai cũng khen hay, mà cô chẳng thèm đoái hoài đến người tặng thơ? Theo thiển nghĩ của tôi, lỗi ở đây chính là những câu hỏi. Anh hỏi nhiều quá, giống như một đứa trẻ đi học mẫu giáo vậy (NCT đã thừa nhận đến bây giờ anh vẫn còn trẻ con khi giải thích về bút danh Nắng Xuân, chắc ngày ấy anh phải trẻ con lắm!). Tôi thường phải trả lời thằng cháu ngoại 4 tuổi của tôi các câu hỏi đại loại: sao con chó lại có 4 chân mà ông chỉ có hai chân? sao bạn ấy không có chim như cháu?..., nhiều khi cũng thấy bực mình với nó. Có thể các câu hỏi mà NCT đặt ra đã làm cho cô gái kia nhìn NCT như một cậu bé đang ở tuổi ham tìm hiểu, chưa đủ độ chín chắn để cô ấy tin cậy dựa vào. Biết đâu khi đọc bài thơ TRINH NỮ cô ấy chẳng tưởng tượng ra cảnh khi đã chấp nhận yêu anh, cô ấy suốt ngày phải trả lời các câu hỏi của anh kiểu như: tại sao tóc em dài thế mà tóc anh lại ngắn? tại sao ngực em phồng mà ngực anh lép?, trinh tiết là gì?... trong khi người cô ấy cần là người có thể trả lời cho cô ấy các câu hỏi trước cuộc đời chứ không phải là người mà cô ấy luôn phải trả lời các câu hỏi của anh ta.
Dù sao thì tôi vẫn cho rằng, người ta có thể quên bài thơ CÂY XẤU HỔ của Anh Ngọc khi chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng bài thơ của TRINH NỮ của NCT sẽ còn được nhớ lâu khi mà loài cây dại này vẫn còn tồn tại, và thậm chí, khi nó không còn tồn tại trên đời này thì có người vẫn muốn tìm hiểu Trinh nữ là gì? Bây giờ NCT đã có tuổi, đã có kiến thức uyên thâm, thơ anh cũng không có nhiều câu hỏi nữa nên có thể có nhiều cô “máy bay” thầm yêu và muốn dựa vào vai anh đấy! Tất nhiên, tôi khuyên anh không nên đem tặng bài thơ này cho các em tuổi teen, những người quen với ngôn ngữ thời @, kiểu moa, phắn, chuối, khoai..., kẻo họ lại tưởng anh là người ngoài hành tinh đến trái đất này.
Tôi đã đọc một số bài bình của N22, tôi không đánh giá tốt những bài bình đó nhưng bài này thì kém nhất và thể hiện rất rõ năng lực của N22 thế nào. Cái kiểu bình luận này (lối bình kiểu giáo viên quê quê cũ cũ, xin lỗi vì tôi đoán bạn này có làm giáo viên thì cũng chắc không phải dạy ở thành phố) cũng chẳng thể gọi là "phong cách" riêng được, nó cứ nhờ nhờ dở dở thế nào, đọc không trôi được. Tôi chỉ đánh giá về văn phong, về nội dung bình thơ chứ tôi không bình luận về con người N22 thế nào nhé, có hay khóc, có sến sẩm cải lương gì gì đi chăng nữa thì cũng kệ bạn thôi. Ông NCT, VĐT hay ông LPT có thích thì cứ ném đá nhưng có ném thì phải ném thật chuẩn, các ông phải chỉ ra được chỗ nào N22 bình hay và sắc sảo chứ đừng có kiểu hậm hực bênh vực phụ nữ rồi lại khó chịu giống như khi bị ông tđt nói thẳng.
Trả lờiXóaN22 đúng là nên trở lại thi đàn của 8E như thế này mới phải chứ! Những hôm trước, anh thấy, chỉ có mấy anh được bình thơ lên tiếng nói chuyện với em sau khi nghe lời bình. Lần này, em trở lại, có biết bao người quan tâm đến lời bình của em. Thậm chí, họ không bình thơ nữa mà cứ đi bình lời bình thôi. Thế là em là trung tâm của sự chú ý rồi. Còn họ nói gì ư? Họ nói theo kiếu "Em bảo anh đi đi ..." đấy! Họ chê "kiểu giáo viên quê quê cũ cũ" là họ ao ước được ăn món "bình thơ" của em đấy! Cũng như những món ăn họ ao ước: "Cơm quê", "gà quê" ... có ai quảng cáo và ao ước "gà phố"... đâu!
XóaĐúng là "bốc thơm" nhau cả thôi!
XóaTheo tôi hiểu thì cùng một bài thơ TRINH NỮ, NCT được xem là "đại thi hào" nếu xét theo góc độ cảm nhận của N22. Còn nếu theo góc cảm nhận của thichdoctho thì đây chỉ là thơ của đứa trẻ con làm thơ hay mà thôi, nghĩa là giống như thơ Trần Đăng Khoa hồi 6-7 tuổi ấy có phải không các bạn? Thế mới biết để cảm nhận thơ cũng khó vô cùng, chẳng biết là ai đúng đây? Chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề NCT là "đại thi hào" trên blog8e hay chỉ là một đứa trẻ biết làm thơ?
Trả lờiXóaTôi có thấy N22 gọi NCT là "đại thi hào" bao giờ đâu! Còn "trẻ con làm thơ hay" thì cũng đáng nể lắm đấy. Thơ Trần Đằng Khoa lúc trẻ con chẳng hơn đứt nhiều lần Trần Đăng Khoa U60 đấy thôi!
XóaHơn nữa, cảm nhận thơ khác nhau cũng là thường mà!
"TRINH NỮ lại có một cách thể hiện rất “lạ”, rất ấn tượng, mà không phải ngòi bút thơ ca điêu luyện nào cũng có được"..."Bài thơ không dài, chỉ có 8 câu, chia làm 2 khổ. Nhưng mỗi khổ thơ, là một ấn tượng. Mỗi khổ thơ, là một “tiếng lòng” làm xao xuyến lòng người"..."Tám câu thơ, đủ để một hồn TRINH NỮ làm xao xuyến, đắm say bất kỳ ai trong mỗi chúng ta". Nhận xét như thế không phải bài thơ được sáng tác bởi một "đại thi hào"ư? (Nặc danh 15:02)
Xóa"lạ" và "ấn tượng", "không phải ngòi bút thơ ca điêu luyện nào cũng có được", "làm xao xuyến lòng người", thì có nghĩa là một ngòi bút nghiệp dư thôi nhưng cảm xúc dạt dào là viết được. Ông thichdoctho đã có lần nói rõ điều này rồi thôi! Có mấy lời bình đơn giản thế mà cũng không hiểu, cứ cãi nhau mãi.
Xóa"Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Trả lờiXóaEm có tuổi, hay em không có tuổi?..."
Là mụ tiên gần già, hỏi mãi rách việc.
Trả lờiXóaNặc danh 19:29 có vẻ ít đọc truyện cổ tích hay sao ấy nhỉ. Thường chỉ có cô tiên và bà tiên thôi. Họ đều là những người tốt và vô cùng sinh đẹp. Từ "mụ" chỉ dành cho phù thủy. Hay bạn chính là mụ phù thủy độc ác hay bắt nath trẻ em và ghét luôn cả cô tiên N22?
Trả lờiXóaTa là ngáo ộp đây, bắt hết cả em già N22 và 8e9e10e 20:54 nhốt vào một rọ nhá, goào goào...
Trả lờiXóaNgáo ộp thì đến trẻ con nó cũng ghét, và chỉ dọa được chúng một lúc thôi. dọa sao được "tiên N22" và mấy anh chuyên toán, em ngáo ộp ơi!
Trả lờiXóaNếu ngáo ộp bắt mấy anh lớp e và em N22 vào cùng một rọ thì sẽ xảy ra tình huống nào?
Xóa1. Các anh lớp e và N22 đều rất sung sướng
2. Xảy ra đánh nhau vì tranh chấp N22
3. Các chị dâu lớp e sẽ đánh ghen N22
Bạn có 2 sự trợ giúp sau:
1. Gọi điện thoại cho vợ hoặc người yêu (bồ)
2. Hỏi ý kiến độc giả
Cảnh báo ! Cảnh báo ! Quản trị blogE chú ý, đã có thích khách (ngáo ộp) xuất hiện, hãy ngăn chặn kịp gấp !
Trả lờiXóaNgáo ộp xuất hiện thì sao mà đã xoắn thế hả anh? ảo quá đi mất!
XóaĐể tóm ngáo ộp quẳng xuống 12 tầng địa ngục chứ sao nữa! Nhưng có lẽ thôi, vì lòng bao dung nhân hậu của các anh lớp E cũng là truyền thống của người Việt, các anh sẽ để ngáo ộp "tự xử". Hơn nữa, biết là có kẻ luôn "rình mò" mình, cũng thấy thú thú!
Xóa